Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Anh muốn tăng cường quan hệ với ASEAN hậu Brexit

Cập nhật: 16:42 ngày 27/09/2018
Anh đã đề nghị Malaysia chuyển tải mong muốn của nước này được tiếp tục hợp tác với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sau khi Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

Đề nghị trên được Thủ tướng Anh Theresa May đưa ra trong cuộc gặp song phương ngày 26-9 với Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hợp quốc lần thứ 73 tại New York. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah, nước này sẽ thảo luận với các thành viên ASEAN trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào liên quan đến yêu cầu của Anh. 

{keywords}

Thủ tướng Anh Theresa May. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Tại cuộc gặp, hai lãnh đạo cũng thảo luận về việc tăng cường hợp tác song phương. Người đứng đầu Chính phủ Malaysia đề nghị Anh hỗ trợ trong vấn đề liên quan đến các quy định cản trở xuất khẩu dầu cọ của Malaysia sang EU.

Anh sẽ chính thức rời EU vào tháng 3-2019, nhưng cho tới nay, quá trình đàm phán để cho ra bản thỏa thuận "ly hôn" cuối cùng vẫn bế tắc. Tại hội nghị không chính thức tổ chức ở Salzburg (Áo) trong 2 ngày 19 và 20-9 vừa qua, 27 quốc gia thành viên EU đều bác bỏ kế hoạch Brexit mà Chính phủ Anh đề xuất. Động thái này cho thấy nhiều khả năng Anh sẽ rời khỏi EU mà không đạt được thỏa thuận.

Nền kinh tế Anh có thể bị thiệt hại nghiêm trọng và 10% số công ty tại "xứ sở sương mù" có nguy cơ phá sản nếu Brexit mà không có thỏa thuận. Đây là kết quả cuộc thăm dò do tổ chức cung ứng hàng đầu thế giới Chartered Institute of Procurement and Supply (CIPS) tiến hành đối với hơn 1.300 nhà quản lý chuỗi cung ứng ở Anh và EU từ ngày 21-8 đến 10-9 vừa qua. 

Theo báo cáo của CIPS, nếu Anh không đạt được thỏa thuận với EU trước tháng 3-2019, tình trạng này sẽ gây trì hoãn thủ tục tại các cửa khẩu do giấy tờ và thủ tục kiểm tra hải quan gia tăng. Cứ 1 trong 10 công ty Anh cho rằng sẽ đối mặt nguy cơ phá sản nếu hàng hóa bị tắc ở biên giới thêm 10-30 phút.

Một số công ty lớn của Anh có nguy cơ bị ảnh hưởng đáng kể do việc kiểm tra hải quan gắt gao hơn. Chuỗi cửa hàng bán lẻ Next (Anh) cảnh báo giá các mặt hàng tại những cửa hàng thuộc hệ thống này sẽ tăng cao hơn. Nhà sản xuất động cơ lớn nhất thế giới Honda (Nhật Bản) nhận định Brexit mà không có thỏa thuận có thể sẽ khiến hồ sơ hải quan tăng thêm 60.000 tờ, tiêu tốn hàng chục triệu bảng Anh.

Trong một bài phân tích được công bố hồi tháng 7 vừa qua, Công ty tư vấn Oxera cho rằng Brexit mà không có thỏa thuận sẽ dẫn đến các thủ tục kiểm tra gắt gao hơn tại cửa khẩu, thuế nhập khẩu và những rào cản thương mại tăng, đồng thời ước tính thiệt hại có thể vào khoảng 1 tỷ bảng Anh (1,3 tỷ USD)/năm.

Vấn đề Brexit: Đức yêu cầu Anh định hình rõ quan hệ với EU trong tương lai
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng Anh vẫn chưa thể hiện lập trường rõ ràng về quan hệ với Liên minh châu Âu (EU) sau khi rời khỏi khối khi chỉ còn 6 đến 8 tuần để đạt được thỏa thuận cuối cùng.
 
Vấn đề Brexit: Lãnh đạo EU đồng loạt bác đề xuất của Anh
Sau cuộc trao đổi với Thủ tướng Anh Theresa May ngày 20-9, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EU) Donald Tusk cảnh báo đề xuất của Anh về mối quan hệ thương mại với EU hậu Brexit sẽ không thể trở thành hiện thực.
 
Đàm phán Brexit có thể kéo dài đến giữa tháng 11-2018
Ông Michel Barnier tuyên bố điều Liên minh châu Âu cần không phải là thời gian, mà là các quyết định chính trị.
 

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...