Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Quốc phòng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Yên Thế anh hùng trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cập nhật: 09:50 ngày 06/05/2020
(BGĐT) - Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, người dân Yên Thế (Bắc Giang), đặc biệt là các xã có tuyến đường huyết mạch đi qua “cửa tử Đèo Cà” tới mặt trận Điện Biên Phủ không thể nào quên những năm tháng vô cùng ác liệt trong bom rơi, đạn nổ. 

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, nhân dân Yên Thế kiên cường cùng các đơn vị thanh niên xung phong C231, C232 tỉnh Bắc Giang giữ vững mạch máu giao thông thông suốt góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

{keywords}

Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh tư liệu TTXVN

Thực hiện kế hoạch của tướng NaVa, ngoài việc tập trung binh lính, thiết bị quân sự hiện đại, thực dân Pháp còn tập trung hỏa lực vào cứ điểm lòng chảo Điện Biên Phủ nhằm tạo chiến thắng dứt điểm trong âm mưu xâm lược của chúng. Biết được kế hoạch thâm độc của địch, Đông Xuân năm 1953 - 1954, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân dốc toàn lực lượng để bảo vệ Tổ quốc. 

Về phía địch, chỉ tính từ ngày 4/4 đến 7/5/1954, thực dân Pháp đã ném xuống khu vực thuộc địa phận xã Đồng Hưu, huyện Yên Thế- nơi có Đèo Cà là trọng điểm nằm trên tuyến đường huyết mạch ra mặt trận Điện Biên Phủ 1.750 quả bom. Trong đó có nhiều bom từ trường, bom nổ chậm. 

{keywords}

Các Cựu TNXP xã Đồng Hưu (Yên Thế) giáo dục truyền thống cho học sinh Trường THCS Đồng Hưu tại Di tích lịch sử-văn hóa Đèo Cà. Ảnh tư liệu

Không chỉ vậy, chúng còn dùng máy bay, đại bác từ Mỏ Thổ (Việt Yên) bắn lên, băm nát tuyến đường huyết mạch dài 20km qua “cửa tử Đèo Cà” nhằm ngăn chặn việc vận chuyển lương thực, vũ khí đạn dược của hậu phương và quốc tế chi viện cho mặt trận Điện Biên Phủ. Trong 30 ngày đêm từ 7/4 đến 7/5/1954 địch đã thả 282 quả bom trên toàn cung đường huyết mạch và bắn 6.000 quả đại bác làm hư hỏng mặt đường, làm cháy, hư hại nhiều nhà dân ở các xã Hương Vĩ, Đồng Hưu (Yên Thế).

Thực hiện chủ trương “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng”; “Địch phá ta lại làm, địch đánh ta cứ đi”, Yên Thế đã huy động hàng nghìn dân công cùng 615 xe đạp thồ chở lương thực, thực phẩm, thuốc men và vũ khí ra mặt trận. Chỉ trong một ngày, nhân dân các xã miền thượng Yên Thế đã ủng hộ Chính phủ 350 con trâu để cung cấp thực phẩm cho bộ đội tại mặt trận Điện Biên Phủ. 

Xã Đồng Hưu có trọng điểm Đèo Cà đã thành lập đoàn vận tải gồm 120 dân công gánh bộ, 30 xe trâu ngày đêm xuyên rừng, vượt dốc vận chuyển lương thực, vũ khí tiếp sức cho chiến trường. Nhân dân xã Hương Vĩ - nơi có tuyến đường huyết mạch đi qua, nhà nào cũng chuẩn bị sẵn hai sọt đá và hai bó cây để kịp thời ứng cứu xe tiếp viện cho mặt trận do lầy, thụt bởi bom địch bắn phá. Một số người dân ở thôn Cầu Tiến còn tự nguyện dỡ nhà lấy vật liệu lót đường, cứu xe chở lương thực, vũ khí chi viện cho tiền tuyến. 

Tại thị trấn Bố Hạ, nhiều lượt cán bộ, đảng viên và người dân đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến và ủng hộ trâu bò, quần áo, thóc gạo… Nhiều gia đình có xe đạp đã cùng nhau tập hợp thành tổ xe thồ do ông Phạm Huy Liễn (kiêm thợ sửa xe) phụ trách chở hàng tiếp tế cho chiến dịch. 

Ông Vũ Thọ là nghệ sĩ trong đoàn tuồng Kép Tốn, đã hăng hái tham gia dân công hỏa tuyến, sáng tác nhiều bài ca ngắn để động viên tinh thần bộ đội và dân công. Đặc biệt, trong quá trình bảo vệ trọng điểm Đèo Cà, thanh niên xung phong huyện Yên Thế đã đóng góp nhiều ngày công san lấp hố bom, rà phá bom mìn nổ chậm. Dù địch bắn phá ác liệt ở trọng điểm Đèo Cà nhưng vẫn có 2.500 lượt xe ô tô chở vũ khí, lương thực, thực phẩm an toàn ra tiền tuyến.

Trong quá trình bảo vệ Đèo Cà, tháng 4/1953, bộ đội và dân quân xã Đồng Hưu đã bắn cháy hai máy bay Pháp, một chiếc rơi tại bản Ao Gáo, một chiếc rơi tại Hữu Lũng (Lạng Sơn) và bắt sống phi công địch. 

Cũng thời điểm này, tại xã Đồng Hưu còn có xưởng sản xuất, sửa chữa vũ khí, đạn dược đặt ở bản Ao Gáo, kho lương thực ở Rừng Giang (Trại Vanh), bệnh viện dã chiến quân đội ở làng Lưu (Ba Lò) do quân đội quản lý, trực tiếp phục vụ cho mặt trận Điện Biên Phủ. Ông Trần Năng Đoán trong đoàn dân công hỏa tuyến của thị trấn Bố Hạ hy sinh khi mở đường.

Khi chiến dịch kết thúc, Điện Biên vang khúc khải hoàn, trong hội nghị tổng kết chiến dịch, Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Giang đã tặng cờ đơn vị xuất sắc nhất cho cán bộ, nhân dân xã Hương Vĩ. Một số cá nhân được tặng Bằng khen, Giấy khen của tỉnh. Ông Vũ Thọ (nghệ sĩ trong đoàn tuồng Kép Tốn) ở thị trấn Bố Hạ được tặng Huân chương Lao động hạng Ba. 

Ngày 12/7/2007, UBND tỉnh Bắc Giang ra quyết định xếp hạng Đèo Cà là Di tích lịch sử - văn hóa. Cuối năm 2007, bia di tích lịch sử - văn hóa thanh niên xung phong tỉnh Bắc Giang đã được dựng trên đỉnh Đèo Cà. Cán bộ, nhân dân các dân tộc huyện Yên Thế đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 - Sự kiện mang giá trị và tầm vóc thời đại
Năm 1954, quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đạp bằng mọi khó khăn thử thách, đập tan tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất Đông Dương của thực dân Pháp và can thiệp của đế quốc Mỹ, dựng lên mốc son chói lọi trong dòng chảy lịch sử dân tộc, đồng thời làm “chấn động địa cầu”, tác động mạnh đến phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Nói chuyện truyền thống về Chiến thắng Điện Biên Phủ
(BGĐT)- Chi Hội Cựu chiến binh (CCB) thôn Hà Thượng, xã Thượng Lan, nơi Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Chu Văn Mùi, người chiến sĩ Điện Biên năm xưa đang sống và sinh hoạt vừa tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5 (1954-2019).
Điện Biên Phủ trong ký ức người lính già
(BGĐT) - Ở tuổi 89, ông Khổng Đức Ngư, thôn Đồng Quan, xã Đồng Sơn (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) vẫn nhớ về một thời "khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt" cùng đồng đội chiến đấu ngoan cường trong chiến dịch Điện Biên.
Trọng thể Lễ kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Sáng 6-5, tại Sân vận động tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày thành lập tỉnh 28-6 (1909-2019); 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh 10-10 (1949-2019); 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5 (1954-2019) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng nhất của Chủ tịch nước trao tặng.
Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
Kỷ niệm 65 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7-5 (1954-2019), xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn cảnh diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ, mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc.
Sáng tạo độc đáo, phi thường của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Những sáng tạo độc đáo của bộ đội ta đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng vẻ vang trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang tặng quà các đối tượng chính sách nhân kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ
(BGĐT)-Ngày 29-4, lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang đến thăm, tặng quà các đối tượng chính sách trên địa bàn nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7-5 (1954-2019). 

Trần Thị Mây Lai 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...