Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Quốc phòng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tận dụng mọi thông tin để tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Cập nhật: 10:51 ngày 15/08/2019
(BGĐT) - Đó là ý kiến của Đại tá Dương Quang Hùng - Chính ủy Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính, hài cốt liệt sĩ tỉnh Bắc giang (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 515  tỉnh) khi trả lời phỏng vấn Báo Bắc Giang. Theo Đại tá, đó không những là trách nhiệm mà còn là truyền thống, thể hiện sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.  

Còn hàng nghìn mộ liệt sĩ chưa có thông tin

Thưa đồng chí! Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được tỉnh khá quan tâm. Với tư cách là Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 515 tỉnh, đồng chí có thể đánh giá kết quả bước đầu công tác này?

{keywords}

Đại tá Dương Quang Hùng.

Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và có nhiều chủ trương, giải pháp về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, thể hiện sâu sắc đạo lý, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc đối với công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ; từng bước đáp ứng nguyện vọng của thân nhân, gia đình liệt sĩ và các tầng lớp nhân dân.

Ngay sau khi có Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 15-5-2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo”, từ tỉnh tới cơ sở đã xây dựng Kế hoạch, thành lập Ban chỉ đạo để triển khai thực hiện một cách đồng bộ. 

Các xã, phường, thị trấn kiện toàn Hội đồng chính sách; tổ chức tập huấn, tuyên truyền và phát phiếu thu thập thông tin nơi chôn cất ban đầu của liệt sĩ đến từng hộ gia đình. Cùng đó, các địa phương tiến hành lập biên bản kết luận địa bàn về lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; kiểm đếm danh sách mộ liệt sĩ tại các nghĩa trang địa phương…

{keywords}

Khi có thông tin về mộ liệt sĩ, dù là thông tin nhỏ nhất cũng cần phải điều tra, xác minh để làm rõ, không để sót thông tin. Khi có cơ sở, cần vẽ sơ đồ để phục vụ công tác lập bản đồ tìm kiếm”.

Đại tá Dương Quang Hùng

Qua rà soát, đến nay toàn tỉnh có 1.161/2.480 thôn; 102/230 xã, phường, thị trấn đã hoàn thành việc kết luận địa bàn; phát 153.039 phiếu thu thập thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ đến các gia đình. 

Thông qua kiểm đếm mộ trong nghĩa trang liệt sĩ, toàn tỉnh có 9.957 mộ liệt sĩ (mộ trong nghĩa trang liệt sĩ là 9.231, 726 mộ do gia đình quản lý); mộ có hài cốt liệt sĩ 4.778, mộ không có hài cốt 5.179; 4.803 mộ có đầy đủ thông tin; 1.031 mộ chưa rõ thông tin.

Có thể thấy dù các cơ quan, đơn vị, địa phương đã có nhiều cố gắng song kết quả chưa được như mong muốn. Vậy đâu là nguyên nhân, thưa đồng chí?

Có nhiều nguyên nhân nhưng tôi nghĩ nguyên nhân chính do số lượng hài cốt liệt sĩ cần tìm kiếm, quy tập trên địa bàn tỉnh chủ yếu là liệt sĩ chống Pháp, thời gian xảy ra chiến tranh đã lâu, địa hình có nhiều thay đổi, thông tin về mộ liệt sĩ ngày càng ít, hồ sơ lưu trữ cơ bản không còn. 

Bên cạnh đó, một số nhân chứng biết về thông tin mộ liệt sĩ cơ bản đã mất hoặc già yếu, trí nhớ giảm nên rất khó khăn cho việc thu thập thông tin. Chưa kể hoạt động của Ban Chỉ đạo 515 ở nhiều nơi còn chưa sâu sát, thiếu linh hoạt, phương pháp thu thập thông tin máy móc, chưa hiệu quả.

Như đồng chí vừa đề cập, thực tế nhiều địa phương phát ra hàng nghìn phiếu thu thập thông tin về mộ liệt sĩ song chỉ có ít phiếu có thông tin. Phải chăng chúng ta phát phiếu chưa chọn đúng đối tượng?

{keywords}

Ông Lương Xuân Chi, Trưởng Ban liên lạc CCB Đặc công TP Bắc Giang trao Chân dung Bộ đội Đặc công của liệt sĩ Vũ Nghĩa Thung cho thân nhân liệt sĩ. Ảnh: Mạc Yến

Đúng như vậy! Để không bị sót lọt thông tin, Ban Chỉ đạo Quốc gia hướng dẫn phát phiếu cung cấp thông tin về liệt sĩ tới 100% hộ gia đình nhưng trên thực tế, nhiều gia đình trẻ hầu như không có thông tin gì về liệt sĩ. Từ thực tiễn đó, chúng tôi đang chỉ đạo các địa phương phát phiếu có trọng tâm trọng điểm. 

Đơn cử như sẽ tập trung cao ở lớp người cao tuổi, các cựu chiến binh, quân nhân, dân quân, du kích; các đồng chí nguyên là lãnh đạo, xã đội trưởng, thôn đội trưởng của địa phương qua các thời kỳ, thân nhân các gia đình liệt sĩ... Đối với tập thể, phát phiếu tới Ban liên lạc cựu quân nhân của các đơn vị quân đội, thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến, chi hội người cao tuổi, cựu chiến binh ở các thôn, tổ dân phố.

Không nên tin vào ngoại cảm để tìm mộ liệt sĩ

Nhiều gia đình, thân nhân liệt sĩ phản ánh: Thông tin về nơi an táng của liệt sĩ rất “mờ”. Có cách nào để cung cấp thông tin cho gia đình họ một cách đầy đủ và kịp thời nhất không, thưa đồng chí?

{keywords}

Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ tại huyện Tân Yên.  Ảnh: Tuyết Mai

Trong chiến tranh, do yếu tố bí mật nên các đơn vị thường được ghi bằng các ký hiệu. Sau khi chiến tranh kết thúc, các ký hiệu ghi trong các tài liệu không còn nữa nên quá trình cung cấp có nhiều thông tin mờ; đây cũng là khó khăn chung của cả nước. Hiện nay, các nhà khoa học quân sự đang giải mã các ký hiệu đơn vị. Khi nào có kết quả, cơ quan chức năng sẽ cung cấp cho các gia đình liệt sĩ.

Được biết, Bộ CHQS tỉnh là nơi lưu trữ hồ sơ quân nhân. Nhiều gia đình liệt sĩ muốn biết tình trạng hy sinh, nơi hy sinh và các thông tin liên quan tới con em mình thì có được cung cấp không và bao giờ được cung cấp?

Hiện nay Bộ CHQS tỉnh đang quản lý, khai thác Hồ sơ điện tử cung cấp thông tin về nơi hy sinh, chôn cất ban đầu của liệt sĩ cho thân nhân, gia đình liệt sĩ và các tổ chức hợp pháp trong việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. 

Đây là tài liệu mật nên việc quản lý, khai thác phải được tuân thủ theo quy định tài liệu mật của nhà nước. Việc thân nhân, gia đình liệt sĩ muốn biết nơi hy sinh, an táng ban đầu và các thông tin về liệt sĩ là nhu cầu chính đáng và chúng tôi sẵn sàng cung cấp theo nhu cầu khi có đề nghị và đủ thủ tục hướng dẫn.

Tới đây để việc lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ được triển khai có hiệu quả hơn nữa, Ban Chỉ đạo 515 của tỉnh sẽ tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể nào, thưa đồng chí?

Theo tôi nghĩ nhiệm vụ số một vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp uỷ Ðảng, chính quyền trong việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Các địa phương chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tiến hành đối chiếu, so sánh, thẩm định và xác minh thực địa, lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ theo hướng dẫn. 

Bộ CHQS tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng hướng dẫn các huyện, thành phố tổ chức triển khai hoàn thành thực hiện lập bản đồ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Chiến tranh đã lùi xa từ lâu, trong khi nhiều gia đình chưa tìm thấy hài cốt của con em mình. Không ít gia đình vô vọng nên đã tìm đến ngoại cảm. Đồng chí có ý kiến gì về việc này và liệu có nên không?

Chúng tôi rất chia sẻ với thân nhân gia đình các liệt sĩ nhưng để tìm hài cốt liệt sĩ bằng phương pháp ngoại cảm thì không nên bởi không có cơ sở khoa học. Thực tế đã có nhiều gia đình liệt sĩ theo con đường ngoại cảm đưa hài cốt liệt sĩ về quê nhưng thông qua di vật và các giấy tờ liên quan lại không đúng. 

Ban Chỉ đạo 515 của tỉnh đang đề nghị với Nhà nước xây dựng ngân hàng Gien. Như vậy việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ sẽ bảo đảm thận trọng, chính xác và khoa học hơn.

Xin trân trọng cám ơn đồng chí!

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Quảng Nam
Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, ngày 27-7, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Quảng Nam.
Lễ cầu siêu các Anh hùng liệt sĩ tại Tân Yên
(BGĐT)-Chiều 26-7, tại Đền thờ các Anh hùng liệt sĩ huyện Tân Yên, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Tân Yên tổ chức lễ cầu siêu các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. 
Xúc động chương trình “Cung đường bất tử” tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9
Nhân dịp kỷ niệm 72 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7 (1947-2019), tối 26-7, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình “Cung đường bất tử” tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9.
Trung tâm Giám định ADN hài cốt liệt sĩ chính thức đi vào hoạt động
Chiều 25-7, tại Hà Nội, Viện Công nghệ Sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã khai trương, đưa Trung tâm Giám định ADN hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin chính thức đi vào hoạt động.
Truy tặng Kỷ niệm chương Binh chủng Đặc công và chân dung bộ đội cho 8 liệt sĩ
(BGĐT) - Sáng 24-7, Ban liên lạc Cựu chiến binh Đặc công tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng Ban liên lạc Cựu chiến binh Đặc công TP Bắc Giang tổ chức lễ tri ân, truy tặng kỷ niệm chương Binh chủng Đặc công và chân dung bộ đội Đặc công cho 8 liệt sĩ quê ở xã Song Khê (TP Bắc Giang).
Bàn giao nhà tình nghĩa tặng vợ liệt sĩ tại xã Tân Mỹ
(BGĐT)- Bộ Tư lệnh Quân khu 1 vừa tổ chức trao tặng nhà cho bà Hoàng Thị Mai là vợ liệt sĩ tại thôn Mỹ Cầu, xã Tân Mỹ, TP Bắc Giang. Tham dự có thiếu tướng Nguyễn Đình Chiêu, Phó Chính ủy Quân khu 1; lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy Quân sự TP; đồng chí Nguyễn Hữu Đính, Phó Chủ tịch UBND TP cùng đông đảo cán bộ, nhân dân xã Tân Mỹ.
Nhiều hoạt động tri ân thân nhân liệt sĩ, người có công ở Hiệp Hoà
(BGĐT) - Nhân kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27-7, lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Bắc Giang cùng lãnh đạo huyện Hiệp Hòa đến thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng Vũ Ngọc Thanh, khu 4, thị trấn Thắng và Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Tự, thôn Bình Dương, xã Ngọc Sơn.

Thu Hương (thực hiện)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...