Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phóng sự - Khám phá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Ổi lê Tân Yên - quả ngon bốn mùa

Cập nhật: 07:00 ngày 04/07/2020
(BGĐT) - Đi qua những vườn ổi xanh mướt, chạy dài bát ngát trên những cánh đồng, men theo triền đồi, lại được tô điểm thêm màu trắng của vỏ xốp bao trái đã làm dịu đi cái nắng tháng Sáu oi nồng. Tuy mới đưa về trồng ở Tân Yên (Bắc Giang) chưa lâu nhưng giống ổi Đài Loan đã nhanh chóng bén rễ, xanh cây trên vùng đất này, cho trái ngọt cả bốn mùa trong năm. 

Thu hoạch quanh năm

Ở Tân Yên xã nào cũng trồng ổi nhưng nhiều nhất phải kể đến Phúc Hòa (50 ha), Hợp Đức (42 ha), thị trấn Cao Thượng (32 ha), Cao Xá (17 ha). Dạo qua một số vườn thấy những cây ổi chỉ cao hơn 1 mét ngang ngực người nhưng sai trĩu quả. Vợ chồng anh chị Nguyễn Quốc Cường-Trần Thị Hân ở tổ dân phố Hòa Sơn, thị trấn Cao Thượng dồn đổi một khu ruộng 8 sào để trồng ổi, họ cũng chính là người tiên phong ở địa phương đưa cây ổi Đài Loan về trồng.

{keywords}

Vườn ổi VietGAP của gia đình ông Trần Đình Long, thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa.

Vừa bứt những trái ngon trên cành, anh Cường vừa trò chuyện. “Năm 2013, tôi bị ốm nặng phải điều trị dài ngày ở bệnh viện ngoài Hà Nội. Nằm cùng phòng với một bệnh nhân quê Văn Giang (Hưng Yên), tình cờ được nếm miếng ổi của người nhà mang đến thấy ngon ngọt lạ. 

Tôi thầm nghĩ đang không phải mùa sao vẫn có ổi ăn. Tò mò hỏi về giống ổi cũng như cách chăm sóc loại cây này, ra viện tôi háo hức tìm về Văn Giang rồi “liều” mua tận 120 cây giống chiết ghép về trồng trên diện tích 4 sào. Lạ lắm, 8 tháng sau cây thấp lè tè mà đã bói quả, đến năm thứ hai thì sai trĩu rồi. Hào hứng với cây trồng mới, tôi tiếp tục nhân lên diện tích gấp đôi”.

Nói về kỹ thuật, anh Cường cho rằng cách làm của anh không quá cầu kỳ nhưng đòi hỏi phải có thực tiễn quan sát, nắm chắc từng gốc ổi, bao trái, từng loại phân bón, sâu bệnh (sâu, rệp sáp, ruồi vàng…) để chăm sóc, điều chỉnh cây sao cho vườn ổi lúc nào cũng có diện tích cho thu hoạch. 

Thu hoạch xong, anh lại tính toán và cắt tỉa cành để chu kỳ ra hoa, đậu quả theo ý muốn. Khó nhất là khâu bón phân, điều chỉnh độ ẩm đất, nếu bón không đúng hàm lượng không những quả nhạt mà cây dễ bị xót, thậm chí tái lá sẽ bị hỏng. Khi quả ổi bằng ngón chân cái, anh đã khéo léo bọc cẩn thận bằng nilon xốp trắng để bảo đảm mẫu mã, hạn chế sâu bệnh phá hoại. Do tính toán được mùa vụ và chủ động thu hoạch theo phương pháp “gối vụ quanh năm” nên chất lượng ổi luôn bảo đảm, được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Giờ đây, không cần phải theo mùa nào, quanh năm gia đình đều có ổi bán. Trung bình mỗi ngày hái 1 tạ quả, giá từ 12.000-15.000 đồng/kg, dịp cận Tết giá cao hơn gấp đôi, gấp rưỡi, chủ yếu giao cho khách hàng quen đặt. Chị Hân, vợ anh Cường còn chịu khó chở xuống TP Bắc Giang bán lẻ. 7 năm qua, trừ chi phí, những vườn ổi đã cho thu gần tỷ đồng. 

“Trồng ổi, gia đình tôi tuy bận rộn tối ngày nhưng ai cũng rất phấn khởi vì có thu nhập thường xuyên” - Chị Hân hào hứng kể. Nhận thấy giá trị kinh tế cao, gần 100 hộ dân ở tổ dân phố Hòa Sơn cũng học hỏi kinh nghiệm gia đình anh Cường để chuyển đổi sang trồng ổi, nhiều hộ còn dồn đổi ruộng lên đến cả mẫu và đang phát huy hiệu quả.

Người yêu cây, cây chẳng phụ công người, cây ổi đã và đang khẳng định vị thế trong tập đoàn cây ăn quả của Tân Yên. Qua bàn tay vun xới, chăm trồng, áp dụng kỹ thuật của bà con, trái ổi Đài Loan trồng trên đồng đất nơi đây có vỏ màu vàng xanh, thịt màu trắng, hình dáng giống quả lê, ít hạt, ăn giòn, ngọt, thơm dịu, quanh năm cho quả.

Ông Trần Đình Long, thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa là Giám đốc HTX ổi lê Tân Yên. Từ 600 cây ban đầu, đến nay gia đình ông đã có hơn 2.000 gốc trồng trên 3 mẫu ruộng quanh đồi, mỗi năm cho thu chừng 25 tấn quả. Theo ông Long, giống ổi lê Đài Loan không kén đất trồng, loại nào cũng thích ứng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là kỹ thuật. Không giống như gia đình anh Cường ở thị trấn Cao Thượng, sau khi thu hoạch ở cành nào, ông bấm ngọn và tỉa cành đó luôn để cây tập trung nuôi quả khác và đâm nhánh cho ra quả mới. 

Vì thế, vườn ổi nhà ông cây nào cây nấy thấp lè tè, có cây nhiều năm tuổi nhưng tán vẫn thông thoáng, cho năng suất cao. Đặc biệt, ông Long còn điều chỉnh cho ổi thu hoạch nhiều hơn vào dịp Tết Nguyên đán để tăng giá trị sản phẩm; không thu hoạch trùng với mùa vải thiều sớm Phúc Hòa.

Xây dựng thương hiệu “Ổi lê Tân Yên”

Cây ổi trồng trên đất Tân Yên hợp thổ nhưỡng, sai quả, cho thu 4 mùa trong năm (2 vụ chính, 2 vụ phụ). Hiện toàn huyện đã mở rộng diện tích lên 215 ha, trong đó có hơn 30 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Bình quân mỗi sào mang lại cho người dân thu nhập khoảng 30-35 triệu đồng/năm. Bà Đào Thu Phương, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên cho biết: Ổi đang được xem là cây trồng thế mạnh của một số địa phương trong huyện. 

{keywords}

Vợ chồng anh chị  Nguyễn Quốc Cường-Trần Thị Hân, tổ dân phố Hòa Sơn, thị trấn Cao Thượng thu hoạch ổi.

Đầu năm 2019, UBND huyện có đề án về phát triển vùng sản xuất ổi hàng hóa, khuyến khích hỗ trợ các mô hình trồng từ 10 ha trở lên. Theo đó, đến hết năm 2020 sẽ trồng mới thêm 90 ha ở các chân đất bờ bãi, chân vàn cao trồng cây khác kém hiệu quả; xây dựng 3 vùng ổi tập trung đạt tiêu chuẩn VietGAP ở các xã Phúc Hòa, Hợp Đức và thị trấn Cao Thượng.

Chia sẻ cùng chúng tôi, ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Phúc Hòa vui mừng: “Bên cạnh vải thiều sớm, địa phương cũng khuyến khích nông dân phát triển cây ổi. Trước mắt, HTX ổi lê Tân Yên đã được thành lập gồm 7 thành viên do ông Trần Đình Long, thôn Lân Thịnh làm Giám đốc.

Trong số 7 thành viên, gia đình nào cũng trồng từ 1 mẫu ổi trở lên, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Các thành viên trong HTX không chỉ thường xuyên trao đổi, giúp đỡ nhau về cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc mà còn chia sẻ kinh nghiệm nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến xây dựng thương hiệu ổi, từng bước tạo thị trường ổn định cho loại cây này”.

{keywords}

Ông Nguyễn Quốc Cường, tổ dân phố Hòa Sơn, thị trấn Cao Thượng thu hoạch ổi.

Với lợi thế về đất đai, thời tiết thuận lợi cho phát triển cây ăn quả, lại được tiếp sức từ Nghị quyết chuyên đề về “Phát triển, nâng cao chất lượng cây ăn quả (trong đó có cây ổi)” của Huyện ủy Tân Yên thông qua những cơ chế chính sách ưu đãi, sự quan tâm đầu tư về khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, xây dựng thương hiệu cũng như thay đổi tư duy trong sản xuất của nông dân, cây ăn quả nói chung và cây ổi nói riêng là điểm nhấn trong cơ cấu cây trồng của huyện. 

Mặt khác, tuy mới đưa về trồng nhưng người dân Tân Yên đã tiếp cận rất nhanh với kỹ thuật mới, điều chỉnh cây ra hoa đậu quả theo ý mình. Vào mùa đông khi quả nhỉnh bằng ngón tay cái người lớn (mùa hè thì quả to hơn một chút), bà con dùng ni lông và bao xốp để bọc, giúp cho quả đẹp, tránh bị rệp, ruồi vàng tấn công. Sau khi bọc khoảng 3 tháng thì có thể thu hoạch. Sản phẩm chủ yếu được thương lái đến tận vườn đặt mua.

Người yêu cây, cây chẳng phụ công người, cây ổi đã và đang khẳng định vị thế trong tập đoàn cây ăn quả của Tân Yên. Qua bàn tay vun xới, chăm trồng, áp dụng kỹ thuật của bà con, trái ổi Đài Loan trồng trên đồng đất nơi đây có vỏ màu vàng xanh, thịt màu trắng, hình dáng giống quả lê, ít hạt, ăn giòn, ngọt, thơm dịu, quanh năm cho quả. 

Hiện tại ổi lê Tân Yên đã có truy xuất nguồn gốc. Huyện đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Bà con nông dân đã cam kết cùng nhau xây dựng thương hiệu ổi sạch, kiên quyết loại bỏ các loại thuốc kích thích tăng trưởng, các loại hoá chất có hại mà cơ quan chức năng cấm sử dụng.

Doanh thu từ ổi lê Đài Loan ước đạt 110 triệu đồng/ha/năm
(BGĐT) - Hiện nay, toàn huyện Tân Yên (Bắc Giang) có gần 100 ha ổi, chủ yếu là giống ổi lê Đài Loan, tập trung ở xã: Hợp Đức, Cao Thượng, Cao Xá.
Ổi lê Đài Loan cho trái ngọt
(BGĐT) - Với ưu thế dễ trồng, dễ chăm sóc, tiêu thụ, giá bán ổn định, giống ổi lê Đài Loan  đang được các hộ dân thôn Hòa Sơn, xã Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) nhân rộng diện tích. 
Tân Yên ứng dụng khoa học và công nghệ vào trồng cây ăn quả: Nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm
(BGĐT) - Huyện Tân Yên (Bắc Giang) có nhiều lợi thế trong phát triển cây ăn quả song giống cây trồng mới không nhiều, năng suất, chất lượng thấp. Năm 2017, huyện xây dựng dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nhãn chín muộn, bưởi đỏ Hòa Bình và ổi lê Đài Loan”. Qua thực hiện, dự án thu được kết quả bước đầu, hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt.
Trang trại cây ăn quả bên hồ Suối Nứa
(BGĐT) - Có kinh nghiệm trồng cây có múi, gia đình chị Leo Thị Tư, thôn Phi Lễ, xã Quý Sơn (Lục Ngạn-Bắc Giang) thuê đất tại thôn Đồng Sung, xã Đông Hưng (Lục Nam-Bắc Giang) để trồng cam, bưởi. Năm nay trang trại này tiếp tục thu về tiền tỷ. 
Tân Yên ứng dụng công nghệ tiên tiến cho cây ăn quả
(BGĐT)- Sau 2 năm triển khai dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) sản xuất nhãn chín muộn PHM99-1.1, bưởi đỏ Hòa Bình và ổi OĐL1“, nông dân huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã tiếp nhận quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng giống cây ăn quả.
Làm giàu từ mô hình trồng cây ăn quả
(BGĐT)-Ở thôn Tân Ninh, xã Tư Mại, huyện Yên Dũng (Bắc Giang), anh Nguyễn Hoàng Anh (SN 1967) là tấm gương điển hình phát triển kinh tế. Mô hình trồng cây ăn quả tổng hợp của anh mỗi năm đem lại nguồn thu hàng trăm triệu đồng.
Tân Yên mở rộng vùng cây ăn quả chất lượng cao
(BGĐT) - Khai thác lợi thế về tiềm năng đất đai, lao động, những năm gần đây, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã thực hiện nhiều giải pháp mở rộng diện tích trồng cây ăn quả theo hướng hàng hóa, từng bước nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm. 

Thu Phong 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...