Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phóng sự - Khám phá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhiều cuộc đời khép lại bởi "tay lái rượu, bia"

Cập nhật: 09:14 ngày 11/01/2020
(BGĐT) - Chén rượu, cốc bia nâng lên những tưởng sẽ làm tăng thêm độ vui cho những bữa tiệc tùng, ăn uống, nhưng với nhiều người, rượu, bia lại trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng. Gia đình đang yên ấm, đủ đầy bỗng đau thương, tang tóc ập đến, không ít trường hợp phải sống thực vật suốt đời vì hành động thiếu ý thức của những tài xế say xỉn. 

Niềm vui hóa thương đau

Do uống rượu, bia không làm chủ được tay lái dẫn đến xử lý tình huống kém, nhiều người đã gieo án tử cho những người tham gia giao thông khác, thậm chí khép lại cuộc đời của chính bản thân mình. Mấy tháng nay, không khí buồn thương bao trùm lên ngôi nhà ông T - bà B ở khu Vườn Tùng, xã Tiền Phong, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) bởi cậu con trai Thân Văn T (SN 1997) không may bị tai nạn giao thông, nguyên nhân cũng chỉ vì rượu. Một ngày tháng 10, T đi dự sinh nhật người bạn, có uống vài chén rượu chúc vui. 

{keywords}

Thông điệp "Đã uống rượu bia, không lái xe" được Ban ATGT tỉnh tuyên truyền sâu rộng.

Trong người có hơi men nên khi đi xe máy, T bị ngã dẫn đến tử vong và không bao giờ còn cơ hội để nhận thức được hậu quả của việc uống rượu rồi lái xe của chính mình. Khi tôi đến nhà, người thân ai nấy đều rơm rớm nước mắt, xót thương khi T đã sớm phải ra đi, khép lại cuộc đời ở tuổi 22. 

Cũng tử vong do uống rượu khi điều khiển xe máy, anh Trần Quang T (SN 1990) ở thôn Tân Mỹ, xã Đồng Sơn (TP Bắc Giang) được người dân phát hiện tại một bãi đất và đưa đi cấp cứu vào tối 8-2 khi cơ thể vẫn còn nồng nặc mùi rượu, bia. Theo những người chứng kiến, tại thời điểm trên, anh T đi xe máy với tốc độ nhanh nên đến khúc cua không kịp xử lý dẫn đến cả người và phương tiện rơi cách mặt đường vài mét.

Tai nạn giao thông đã là nỗi ám ảnh, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Có người ra đi mãi mãi để lại khoảng trống không gì bù đắp nổi cho người thân, có người mang thương tật suốt đời. Cuối buổi chiều ngày 22-9-2019 định mệnh, nhiều người đã “chết lặng” khi hay tin trên Quốc lộ 18 qua địa bàn xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) xảy ra vụ tai nạn thảm khốc. 

Người chồng - người cha là anh Nguyễn Văn Thủy (25 tuổi) chở vợ là chị Trần Thị Tuyết (26 tuổi), cùng hai con là Nguyễn Gia Bảo (4 tuổi) và Nguyễn Gia Hân (1 tuổi) lưu thông trên Quốc lộ 18 theo hướng Bắc Ninh - Vĩnh Phúc. 

Đáng buồn là trước khi xảy ra tai nạn, anh Thuỷ đã uống rượu nhân dịp sinh nhật con trai 4 tuổi tại nhà ngoại ở Bắc Giang, sau đó điều khiển xe máy rồi tự lao vào hộ lan. Hậu quả đau lòng là vợ và hai con nhỏ tử vong, anh Thủy bị thương nặng.

Những ai đã từng theo dõi chương trình “Câu chuyện của tôi - Bài học của bạn” do Học viện Cảnh sát Nhân dân tổ chức hồi tháng 5-2018 đều rút ra cho mình bài học, cảnh tỉnh bất cứ ai khi tham gia giao thông là “hãy tránh xa rượu, bia”. 

Chàng trai trong chương trình - nhân vật Hà Anh Mến (SN 1987) ở xã miền núi Đồng Hưu (Yên Thế) chịu khó làm ăn, có công việc ổn định với bao ước mơ phía trước. Vào buổi tối giáp Tết năm 2010, sau khi uống rượu say khướt với bạn, Mến đi xe máy về nhà rồi tự ngã vào một vũng nước. Không thiệt mạng nhưng Mến bị hỏng đốt sống cổ, liệt hai chân, hai tay khi đang ở độ tuổi 23. 

Chia sẻ với các bạn sinh viên, Mến vô cùng hối hận, chỉ bởi uống rượu mà cuộc đời mình đã hoàn toàn rẽ vào bước ngoặt tăm tối. 8 năm trôi qua sau đêm định mệnh đó, Mến gắn cuộc đời mình trên chiếc xe lăn, không thể tự phục vụ bản thân. Gia đình đã phải bán nhiều tài sản để chữa trị. Câu chuyện của Mến đã để lại bài học sâu sắc nhất là đối với các bạn trẻ.

{keywords}

Cảnh sát giao thông Công an TP Bắc Giang kiểm tra nồng độ cồn của lái xe ô tô.

Trên thực tế hàng ngày, hàng giờ chúng ta đã và đang phải chứng kiến những "tay lái rượu, bia" lưu thông trên đường. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Khuất Việt Hùng cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, trong thời gian gần đây, có tới 65 đến 70% vụ tai nạn giao thông mà người điều khiển phương tiện liên quan vi phạm nồng độ cồn. Những con số giật mình, đau lòng về số người chết và bị thương liên tục được công bố, trở thành nỗi ám ảnh trong mỗi người, nhức nhối cho xã hội.

Thay đổi thói quen trên bàn ăn

Những ngày qua, khi Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực thi hành, chuyện uống rượu, bia, người nào uống, uống như thế nào thì bị xử phạt được bàn tán râm ran ở mọi lúc, mọi nơi, từ trong công sở đến các quán ăn, quán nước vỉa hè và trên các diễn đàn, mạng xã hội facebook. 

Tại Việt Nam, rượu, bia từ lâu đã là thức uống truyền thống không thể thiếu. Thế nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng dường như nhiều người thay vì thưởng thức lại đang lạm dụng thứ đồ uống có cồn này. 

Ai không uống được, từ chối bị cho là không tôn trọng, chơi không hết mình, sợ bị mất lòng. Sau những cuộc vui, bàn ăn lại đầy rẫy vỏ chai rượu, lon bia. Việc mời mọc nhau theo kiểu ép buộc, uống đến mức say xỉn, không làm chủ được mình để lại hậu quả vô cùng thương tâm.

Nhiều lần cùng cán bộ cảnh sát giao thông xử lý lái xe vi phạm nồng độ cồn, chúng tôi nhận thấy đa số tài xế đều biết việc uống rượu, bia điều khiển phương tiện là vi phạm, là nguy hiểm đến tính mạng nhưng thói quen này với họ dường như khó bỏ. 

Ông Nguyễn Văn S (SN 1962), trú tại đường Lê Lý, phường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang) điều khiển xe mô tô có nồng độ cồn cao gần gấp hai lần mức xử phạt tối đa bị lực lượng chức năng lập biên bản vi phạm hành chính tối 5-1 vừa qua, khi được hỏi có biết luật mới quy định đã uống rượu, bia thì không điều khiển phương tiện? Ông nói rằng có biết nhưng vì “thói quen làm sao mà bỏ được ngay”. 

Đã có quá nhiều bài học đắt giá từ việc uống rượu, bia gây ra tai nạn thương tâm nhưng người ta vẫn tìm đủ lý do để tổ chức các cuộc bia, rượu, để nâng chén cạn ly. Tâm lý cả nể, ham vui khiến không ít gia đình lâm vào cảnh bi thương, mất cả người thân.

Thay đổi một thói quen từ xưa đến nay không hề dễ, nhưng không phải là không làm được. Trước kia, chuyện cấm đốt pháo, bắt buộc đội mũ bảo hiểm ban đầu cũng bị phản ứng nhưng rồi chúng ta cũng làm được. Chuyện rượu, bia cũng không ngoại lệ. Dù chén rượu đưa ra chúc nhau có thể được cho là "nét đẹp văn hóa" nhưng không ai có thể bắt ép mình nếu biết khéo léo từ chối. 

Anh Nguyễn Văn Quang, chủ một cơ sở kinh doanh sơn ở phường Lê Lợi (TP Bắc Giang) cho biết: “Làm việc với đối tác, họp lớp, tiệc cưới, tất niên… lúc nào cũng được mời bia, rượu. Từ chối nhiều thì bị coi là thiếu hòa đồng, kiểu cách, khó ký được hợp đồng. Giờ có luật mới này sẽ dễ dàng từ chối hơn”.

Hy vọng rằng, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống một cách thiết thực, tiếp tục lan tỏa Thông điệp “Đã uống rượu bia, không lái xe”. Để luật được thực thi, trước hết phải đẩy mạnh việc tuyên truyền, làm cho nhiều người biết đến quy định này là cần thiết và cấp thiết. 

Lực lượng cảnh sát giao thông cần thực hiện công tâm các quy định. Luật pháp nghiêm minh sẽ dần dần điều chỉnh được những hành vi, thói quen có hại. Đặc biệt, mỗi người hãy kiên quyết không mời, không ép bạn bè, người thân uống rượu, bia nếu biết rằng họ phải lái xe sau bữa ăn.

Sinh viên y khoa Nguyễn Thị Thu Thảo: Hành trình tìm lại gương mặt
(BGĐT) - Ăn uống khó khăn, nói cười cũng khó vì cơ mặt co cứng, tuổi thơ của Nguyễn Thị Thu Thảo ở xã Canh Nậu, huyện Yên Thế (Bắc Giang) trôi qua đầy buồn tủi với bao lần ôm mặt khóc chạy về nhà. Còn giờ đây, Thảo đã trở thành sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội năng động, tự tin, tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện.
Vóc dáng mới Lạng Giang
(BGĐT) - Mới đây tôi có dịp trở lại huyện Lạng Giang (Bắc Giang), nơi trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ tôi từng đóng quân. Những ngày cuối năm, từ thị trấn Vôi đến các xã trong huyện, khí thế thật tưng bừng. Ở đâu tôi cũng thấy cờ đỏ bay trong nắng vàng hanh. Càng vui hơn khi được biết 100% đơn vị hành chính của huyện (gồm 2 thị trấn và 21 xã) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). 
Bắc Hoa- Quê đẹp, người hiền
(BGĐT) - Tiếng gà gáy ở thôn Bắc Hoa, thuộc xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn nghe thấy. Đến nơi ấy đường xa nhưng dễ đi. Nơi ấy cảnh đẹp, người hiền... 
Những người tâm huyết việc làng
(BGĐT) - Năng động, nhiệt tình, không ngại vất vả, nhiều cán bộ thôn, bản vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang luôn tâm huyết lo việc chung, nêu cao trách nhiệm với tập thể. 
Bệnh nhân ung thư Trần Kim Oanh: Cho đi là còn mãi
(BGĐT) - Khi gặp chị Trần Kim Oanh (SN 1986), quê ở thôn Chớp, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang tại Bệnh viện K (Tân Triều - Hà Nội), chúng tôi không nghĩ mình đang trò chuyện với bệnh nhân ung thư đã trải qua nhiều lần điều trị hóa chất và phẫu thuật cắt bỏ khối u. Vui vẻ và lạc quan, chị kể về quá trình chống chọi căn bệnh này và những việc làm thiện nguyện. 
Vì những làng quê bình yên
(BGĐT) - Hằng ngày, họ cần mẫn với công việc, lo chuyện mưu sinh nhưng khi hay tin có tội phạm thì sẵn sàng cộng tác với lực lượng chức năng truy bắt, chẳng màng đến hiểm nguy. Bằng sự trách nhiệm với cộng đồng, họ tích cực tham gia bảo vệ sự bình yên cho gia đình và những người xung quanh.
Diện mạo mới Tân Hưng
(BGĐT) - Năm 2015, xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Nhìn đường sá thênh thang, sạch đẹp, lại được tô điểm bởi những tấm bích họa sinh động, những luống hoa tươi tắn bên đường; nhà cao tầng, biệt thự xanh đỏ, thấp thoáng ô tô tiền tỷ đậu trong sân, tôi hiểu được thành quả to lớn của chương trình xây dựng NTM.
Tỷ phú bưởi trên đất cằn Trại Cả
(BGĐT) - Những quả đồi trọc, đất trống cằn cỗi ở thôn Trại Cả, xã Đồng Lạc, huyện Yên Thế (Bắc Giang) năm xưa nay đã dần được thay thế bằng vườn bưởi xanh tươi cho bao trái ngọt. Để hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn ấy có công sức không nhỏ của chị Nguyễn Thị Hoài Anh, người được mệnh danh trồng bưởi giỏi nhất vùng đất này.

Tuấn Minh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...