Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phóng sự - Khám phá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Vóc dáng mới Lạng Giang

Cập nhật: 07:00 ngày 14/12/2019
(BGĐT) - Mới đây tôi có dịp trở lại huyện Lạng Giang (Bắc Giang), nơi trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ tôi từng đóng quân. Những ngày cuối năm, từ thị trấn Vôi đến các xã trong huyện, khí thế thật tưng bừng. Ở đâu tôi cũng thấy cờ đỏ bay trong nắng vàng hanh. Càng vui hơn khi được biết 100% đơn vị hành chính của huyện (gồm 2 thị trấn và 21 xã) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). 

Năng động trong phát triển kinh tế

Về thăm hai xã Nghĩa Hòa và Mỹ Thái, ghi nhận đầu tiên của chúng tôi là đường giao thông đã được cứng hóa khang trang dẫn vào các thôn xóm. Việc đi lại của người dân thuận lợi hơn. Việc vận chuyển vật tư, nông sản bớt đi nhiều phần vất vả, vừa góp phần tăng năng suất vừa đạt hiệu quả kinh tế cao. Thế mới thấy vai trò của những con đường quan trọng như thế nào đối với công cuộc đổi mới ở nông thôn.

{keywords}

Khu trung tâm huyện Lạng Giang.

Chúng tôi vào thăm gia đình ông Nguyễn Mạnh Thắng ở thôn Hạ, một trong những điển hình về sản xuất và kinh doanh cây giống ở xã Nghĩa Hòa mỗi năm cho thu nhập hàng trăm tỷ đồng. Gia đình ông Thắng sử dụng 4.200 m2 đất canh tác. 

Để có được cơ ngơi bề thế, gia đình ông đã đầu tư khoảng 2 tỷ đồng, xã hỗ trợ dồn điền đổi thửa, huyện hỗ trợ máy làm đất và 60 triệu đồng, tỉnh hỗ trợ 300 triệu đồng làm nhà lưới. Mô hình trồng cây giống của ông Thắng phát triển từ phong trào của các cựu chiến binh, nay thu hút khá nhiều nhân công luân phiên cùng tham gia. 

Từ mô hình này cho thấy, để vực một loại hình sản xuất, kinh doanh ở nông thôn lên thành một mô hình mẫu cần có sự vào cuộc sát thực của các cấp ủy, chính quyền về mọi mặt: Vận động, hỗ trợ, khuyến khích cụ thể và thường xuyên giám sát, kiểm tra.

Cũng ở thôn Hạ, gia đình ông Nguyễn Văn Mậu xây dựng mô hình trồng măng tây trên diện tích 1,5 ha, mỗi kg sản phẩm bán ra với giá 100 nghìn đồng, riêng cửa hàng ở Hội Vũ - Hà Nội mỗi ngày tiêu thụ 80 kg. Trồng măng tây để kinh doanh đòi hỏi kỹ thuật cao, mọi khâu phải đúng quy trình, quy phạm. 

Với lòng yêu nghề, yêu cây, ông Mậu đã vượt qua những khó khăn, chẳng hạn trả lãi vay ngân hàng mỗi ngày 6,4 triệu đồng, hay hằng ngày phải lo đủ tiền thuê từ 7 - 8 nhân công làm cỏ, hằng năm 6 tháng hầu như nghỉ sản xuất... Cây măng tây cho thu hoạch vào mùa xuân. Hai năm nay, vườn măng tây của ông Mậu cho doanh thu mỗi năm hơn 100 triệu đồng.

Ông Mậu dự kiến sang năm 2020 sẽ mở rộng diện tích trồng măng tây lên 2 nghìn m2, do đó tiền đầu tư phải chuẩn bị là 500 triệu đồng. Ông bày tỏ: Cái khó hiện nay là làm thế nào để mở rộng được diện tích, nếu không có chính sách cụ thể và sự hỗ trợ tích cực của chính quyền địa phương thì không thực hiện nổi.

Đổi mới nếp nghĩ, cách làm

Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, lãnh đạo hai xã Nghĩa Hòa và Mỹ Thái đều khẳng định: Cái đích của phong trào xây dựng NTM là rất rõ ràng. Song, trong quá trình thực hiện, chính những cán bộ cơ sở trước hết phải tự đổi mới tư duy, đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, phải sát dân để nắm tâm tư, nguyện vọng và khả năng tiềm tàng trong dân, có như vậy mới thực sự củng cố được niềm tin của quần chúng. 

{keywords}

Cụm công nghiệp xã Nghĩa Hòa.

Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Hòa Trần Ngọc Phương và Phó Chủ tịch UBND xã Đồng Văn Thuấn cho biết: Với sự năng động, nhiệt tình, cán bộ xã tranh thủ được sự ủng hộ của các đoàn thể, từ đó khơi dậy khí thế quần chúng và từ đó nhân dân hiểu rõ lợi ích mà họ được thụ hưởng, rằng xây dựng NTM không chỉ cho trước mắt mà còn tương lai lâu dài của con cháu mình.

Nhân câu chuyện, chúng tôi đề cập những băn khoăn về công tác dồn điền đổi thửa (DĐĐT) ở địa phương khi cả cán bộ và nhân dân đều hiểu rõ lợi ích của việc này. 

Nhưng, bắt tay thực hiện thì thật là gian nan bởi vấp phải những cản trở, thường là vô hình, liên quan tới thói quen, quyền lợi mà sâu xa là tư tưởng tư hữu níu kéo, là tập tục đã ăn sâu vào nếp nghĩ, cách làm. 

Để giải quyết thấu đáo và có kết quả thực thụ vẫn phải chờ thời gian, không thể nóng vội. Về lâu dài, mục tiêu cũng như cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh trên những khu đất đã được DĐĐT một cách cụ thể cần sự hỗ trợ tích cực, đồng bộ từ các cấp, ngành.

Chúng tôi nhận thấy ở xã Mỹ Thái nổi lên bài học vận động nhân dân tự nguyện hiến đất, đổi ruộng, góp công để làm đường, làm trường học, nhà văn hóa thôn... Hơn 20 km đường bê tông trong xã có bề mặt rộng 3 - 4 m chỉ hoàn thành trong hai năm. Bất kỳ đoạn đường nào, đi qua đất ruộng hay khu dân cư, đều có sự đóng góp đồng loạt của nhân dân. 

Thực tế chuyến công tác về huyện Lạng Giang cho thấy, nghị quyết của Đảng thực sự đi vào cuộc sống khi mà lòng dân đồng thuận, tiềm năng trong dân được đánh thức, nhân dân biết rõ cái đích mà Đảng định hướng.

Thực hiện đề án xây dựng khu dân cư mới rộng 4 ha với trên 200 lô đất, xã đã quy hoạch chi tiết và công khai việc áp dụng phương thức đấu giá, được nhân dân ủng hộ, 28% số tiền thu được từ đấu giá được đưa vào xây dựng trụ sở mới của xã (đất trụ sở cũ dành cho hai trường tiểu học và trung học mở rộng) - một việc làm đạt cả hai mục tiêu. 

Xã Mỹ Thái có 8 thôn, thì mấy năm qua các hộ dân cùng đóng góp xây lại 7 nhà văn hóa với số tiền 150 triệu/nhà và góp đất làm 7 sân vận động, đồng thời mở rộng nhà văn hóa thôn Phú Cầu, đủ sức phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của 9.700 nhân khẩu thuộc hơn 2.200 hộ dân trong xã.

Đến thăm Trường Mầm non xã Mỹ Thái, công trình do toàn dân góp sức góp của, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng. Nằm trên khu đất rộng 1 ha, trường xây dựng theo mô hình công viên. 

Khuôn viên vườn hoa trồng rất nhiều loại hoa, đường đi lối lại phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo. Sân trường đặt nhiều phương tiện phục vụ trẻ em chơi đùa thoải mái và an toàn. 

Khu lớp học xây hai tầng, lớp học sáng sủa, đầy đủ thiết bị học tập và tiện nghi. Cô giáo Hiệu trưởng Tạ Thị Huế cho biết: Trường có 36 giáo viên đứng 7 lớp và 4 nhân viên, phục vụ 620 học sinh bán trú (100% số trẻ đến trường). 

Như vậy, trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo của toàn xã đều được đến trường công, ngoài mức học phí 60 nghìn đồng một tháng/cháu, các gia đình không phải nộp bất kỳ khoản nào khác.

Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi được biết, tất cả số hộ trong xã Mỹ Thái được dùng nước sạch với nguồn kinh phí tự túc từ khâu lắp đặt đường ống đến lắp đặt đồng hồ đo mức nước sử dụng. 

Trong sản xuất, mấy năm nay người dân trong xã tập trung trồng khoai tây, bí đỏ. Ngoài ra, nhiều hộ phát triển chăn nuôi lợn, nghề mộc. Thu nhập của người dân đạt bình quân 52 triệu đồng/năm.

Kết quả cán bộ và nhân dân hai xã Nghĩa Hòa và Mỹ Thái đạt được trong mười năm xây dựng nông thôn mới là rất to lớn, tạo sự chuyển biến tích cực cả về tư duy và hành động, góp phần vào thành quả chung của huyện. 

Kết quả này cũng đồng thời biểu thị sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành chuyên môn và đoàn thể từ tỉnh đến huyện.

Thực tế chuyến công tác về huyện Lạng Giang cho thấy, nghị quyết của Đảng thực sự đi vào cuộc sống khi mà lòng dân đồng thuận, tiềm năng trong dân được đánh thức, nhân dân biết rõ cái đích mà Đảng định hướng. 

Cũng từ thực tế, có thể khẳng định: Cuộc vận động xây dựng NTM đã và đang nuôi dưỡng cuộc cách mạng lớn trong nông thôn, nông nghiệp và tầng lớp nông dân nhằm đi tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. 

Con đường mà cuộc cách mạng này đang vận hành chắc chắn không bằng phẳng, song những kết quả ban đầu cho phép đặt niềm hy vọng vào thành công hoàn toàn trong tương lai không xa. Tôi có cơ sở để tin rằng, Bắc Giang sẽ sớm đạt chuẩn NTM cấp tỉnh.

Bắc Hoa- Quê đẹp, người hiền
(BGĐT) - Tiếng gà gáy ở thôn Bắc Hoa, thuộc xã Tân Sơn, huyện Lục Ngạn, hai tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn nghe thấy. Đến nơi ấy đường xa nhưng dễ đi. Nơi ấy cảnh đẹp, người hiền... 
Những người tâm huyết việc làng
(BGĐT) - Năng động, nhiệt tình, không ngại vất vả, nhiều cán bộ thôn, bản vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang luôn tâm huyết lo việc chung, nêu cao trách nhiệm với tập thể. 
Bệnh nhân ung thư Trần Kim Oanh: Cho đi là còn mãi
(BGĐT) - Khi gặp chị Trần Kim Oanh (SN 1986), quê ở thôn Chớp, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang tại Bệnh viện K (Tân Triều - Hà Nội), chúng tôi không nghĩ mình đang trò chuyện với bệnh nhân ung thư đã trải qua nhiều lần điều trị hóa chất và phẫu thuật cắt bỏ khối u. Vui vẻ và lạc quan, chị kể về quá trình chống chọi căn bệnh này và những việc làm thiện nguyện. 
Vì những làng quê bình yên
(BGĐT) - Hằng ngày, họ cần mẫn với công việc, lo chuyện mưu sinh nhưng khi hay tin có tội phạm thì sẵn sàng cộng tác với lực lượng chức năng truy bắt, chẳng màng đến hiểm nguy. Bằng sự trách nhiệm với cộng đồng, họ tích cực tham gia bảo vệ sự bình yên cho gia đình và những người xung quanh.
Diện mạo mới Tân Hưng
(BGĐT) - Năm 2015, xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Nhìn đường sá thênh thang, sạch đẹp, lại được tô điểm bởi những tấm bích họa sinh động, những luống hoa tươi tắn bên đường; nhà cao tầng, biệt thự xanh đỏ, thấp thoáng ô tô tiền tỷ đậu trong sân, tôi hiểu được thành quả to lớn của chương trình xây dựng NTM.

Cao Ngọc Thắng

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...