Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phóng sự - Khám phá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tỷ phú bưởi trên đất cằn Trại Cả

Cập nhật: 07:00 ngày 02/11/2019
(BGĐT) - Những quả đồi trọc, đất trống cằn cỗi ở thôn Trại Cả, xã Đồng Lạc, huyện Yên Thế (Bắc Giang) năm xưa nay đã dần được thay thế bằng vườn bưởi xanh tươi cho bao trái ngọt. Để hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn ấy có công sức không nhỏ của chị Nguyễn Thị Hoài Anh, người được mệnh danh trồng bưởi giỏi nhất vùng đất này.

Vườn cây thu bạc tỷ

Tôi gặp chị Nguyễn Thị Hoài Anh trong tiết trời cuối thu se lạnh, khi bưởi bắt đầu vào vụ. Tại khoảng sân rộng, hàng trăm trái bưởi nằm la liệt tỏa hương thơm ngát. Người phụ nữ gần 50 tuổi dáng người cao lớn, khỏe mạnh với làn da bánh mật thoăn thoắt xếp bưởi vào thùng, sọt rồi nhẹ nhàng nhấc những sọt bưởi lớn lên xe. 

{keywords}

Chị Hoài Anh xếp bưởi vào thùng để giao cho khách.

Đón khách với nụ cười tươi rói, chị Anh xởi lởi chia sẻ về công việc trồng bưởi: “Tôi không có kinh nghiệm gì, chỉ biết học hỏi mỗi nơi một chút nên thành công thôi”. Sau chén trà nóng, chúng tôi theo chân chị đi thăm vườn. Khu vườn đồi rộng hơn 3 ha được thiết kế theo hình bậc thang, trồng khoảng 1,5 nghìn cây bưởi. Lối đi đều được đổ bê tông nên xe tô tô có thể chạy bon bon chở quả về nơi tập kết khi thu hoạch hoặc vận chuyển phân bón lúc chăm sóc. Dưới gốc cây đều có hệ thống ống dẫn nước, chỉ cần xoáy van là nước sẽ phun tưới đều khắp vườn.

Chúng tôi không khỏi trầm trồ khi thấy cây nào cây nấy trĩu trịt quả, phải dùng cây chống, buộc dây để tránh gãy cành. Năm nay, một số hộ cùng xã mất mùa bưởi da xanh nhưng bưởi nhà chị Anh vẫn dày quả, có cây gần 200 trái. Trong vườn trồng các loại như: Bưởi da xanh, bưởi đào chua thanh song nhiều nhất vẫn là bưởi đỏ. 

Chị Hoài Anh cho biết: “Mỗi giống bưởi đều có ưu điểm, lợi thế riêng. Ví như bưởi đào chua thu hoạch sớm, không bị cạnh tranh với giống khác; bưởi da xanh thu trước Tết còn bưởi đỏ chín đúng dịp Tết. Tôi trồng vài giống để được thu hoạch nhiều lứa, rải vụ”.

Từ đầu tháng 9 đến nay, gia đình chị Hoài Anh đã bán hơn một vạn quả bưởi chua, ước cả vụ sẽ thu khoảng 6 vạn quả các loại. Năm qua, tổng thu từ bưởi đạt hơn một tỷ đồng. Sản phẩm được thương nhân và người dân trong tỉnh và các địa phương như: Hà Nội, Thái Nguyên… về tận nơi thu mua, không đủ cung cấp theo nhu cầu của khách hàng.

Không có rừng thì đừng trồng cam

Dừng chân bên cây bưởi đỏ, chị Hoài Anh hồ hởi khoe: “Tết đến, giống bưởi này bán chạy lắm. Ngoài màu tôm đỏ thì vị rất ngọt, mát, không có vị đắng hay he; vỏ quả vàng, bắt mắt nên cũng rất phù hợp để thờ. Những khách từng mua hàng năm ngoái, năm nay đã đặt hàng để dùng dịp Tết rồi”.

{keywords}

Chị Hoài Anh tích cực vận động người dân cùng làm theo mình mà không giấu bí quyết; thường xuyên cập nhật kỹ thuật, kinh nghiệm từ nhiều nơi để ứng dụng vào thực tiễn và hướng dẫn mọi người làm theo. Nhờ vậy, xã Đồng Lạc đã hình thành vùng sản xuất bưởi tập trung. Đây là nhân tố đi đầu trong đổi mới tư duy làm nông nghiệp rất cần được nhân rộng”.

Ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thế

Qua trò chuyện, tôi không khỏi bất ngờ khi được biết người chủ vườn bưởi lớn này lại không phải là con nhà nông mà bố mẹ đều công tác ở một trường đại học tại Hà Nội. Quê ở xã Hương Vỹ (Yên Thế) nhưng từ nhỏ, gia đình chị đã sinh sống ở Thủ đô. Gần 20 tuổi, sau khi xây dựng gia đình, chị bắt đầu với việc buôn bán hoa quả. 

Khi lên Hòa Bình, lúc vào vựa trái cây miền Nam, cửa khẩu lấy hàng, chị được biết nhiều chủ vườn giàu có nhờ trồng cây ăn quả. Trong đó, chị ấn tượng nhất với loại cây có múi bởi đầu ra thuận lợi. Vào những năm 2000, cam Canh, cam Cao Phong đã có giá vài chục nghìn/kg. Mỗi chuyến đi, chị lãi hàng chục triệu đồng. Từ đó, chị nung nấu ý định sau này có vốn sẽ mua một quả đồi để làm vườn. Đến đâu, chị cũng hỏi, tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc cây trồng.

Năm 2014, chị bỏ nghề buôn bán, mua đất tại xã Đồng Lạc để trồng bưởi. “Sao phải đi đâu xa, quê mình không thiếu đất, hơn nữa Yên Thế từng nổi tiếng với vùng cam sành Bố Hạ, chắc sẽ hợp với cây có múi”- chị nghĩ. “Vậy tại sao chị không trồng cam mà lại chọn bưởi?”- tôi hỏi. Chị cười hiền giải thích: “Các cụ đã dạy, không có rừng thì đừng trồng cam, ý nói cam là cây khó tính. Tìm hiểu cặn kẽ tôi biết, cây bưởi ít rủi ro và chăm sóc đơn giản, bền cây hơn cam. Bưởi càng già thì càng ngon còn cam chỉ khai thác trong một chu kỳ nhất định”.

Đưa bưởi vào hệ thống bán lẻ

Đầu tư 3 tỷ đồng xây tường rào, cải tạo, san gạt đồi thành các đường đồng mức trồng cây, với niềm tin mình sẽ thành công, quả nhiên, năm 2017 vườn bưởi cho thu lứa quả đầu tiên, chị Hoài Anh lãi hơn 400 triệu đồng.

{keywords}

Vườn bưởi có lối bao quanh được cứng hóa, thuận lợi cho chăm sóc, thu hoạch sản phẩm.

Dù có các mối buôn hoa quả nhưng chị cho rằng mình sẽ không tự mang sản phẩm đi bán được mãi mà cần có người đến tận nơi mua. Muốn sản phẩm ổn định, phát triển bền vững, lâu dài thì chỉ còn cách vận động bà con trong thôn cùng trồng bưởi, hình thành vùng hàng hóa mới hút được khách. Bản thân từng đi buôn trái cây lâu năm, chị và những người trong nghề đều tìm đến những vùng sản xuất lớn để có nhiều sự lựa chọn chứ ít khi đến địa bàn mà sản phẩm nghèo nàn.

Với suy nghĩ làm giàu cho mình và bà con nơi sở tại, chị đến từng nhà trong thôn vận động bà con cùng trồng. Chị ứng tiền mua giống, phân bón, hướng dẫn tận tình kỹ thuật trồng bưởi và chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Vốn lâu nay chỉ trồng vải, keo chứ chưa từng nghĩ đến trồng bưởi nên thời gian đầu, bà con không mấy tin tưởng nhưng sự nhiệt tình, chân thành của chị Hoài Anh đã thuyết phục mọi người làm theo. Đến nay, tại vùng đất này, nhà nhà đều trồng bưởi đỏ với tổng diện tích hơn chục ha.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Triệu Văn Thư, người dân trong thôn bày tỏ sự khâm phục đối với người phụ nữ này: “Trước đây tôi để vườn tạp, có vài cây vải chỉ đủ ăn trong nhà và biếu người thân. Vậy mà nhờ chị Hoài Anh hướng dẫn cách trồng, chăm sóc, mua giống giúp mà gia đình tôi có gần 200 gốc bưởi. Năm ngoái thu về hơn 100 triệu đồng, năm nay ước cũng được bằng ngần ấy”.

Có điều kiện đi nhiều nơi, tiếp xúc với những nhà vườn giỏi, có nhiều kinh nghiệm giúp chị Hoài Anh nắm chắc kỹ thuật. Theo chị, muốn nuôi cây sống trước hết phải nuôi đất màu mỡ, phì nhiêu. Tận dụng địa bàn nuôi gà tập trung có nguồn phân dồi dào, chị liên hệ với các chủ trang trại rồi ủ phân bằng chế phẩm sinh học, bón cho cây. Một năm hai lần, bưởi còn được bón bằng cá mắm, đậu tương sau khi ủ kỹ. 

Đặc biệt, chị không dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, trong vườn lúc nào cũng có những thùng phuy ngâm ớt, tỏi để định kỳ phun trừ sâu bệnh cho bưởi. Đó là những bí quyết để bưởi vườn nhà chị luôn cho quả ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Đầu năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Hoài Anh được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì sản xuất, kinh doanh giỏi. Nghe những chia sẻ và đi giữa vườn cây xanh ngát cho bao trái ngọt, chúng tôi càng khâm phục người chủ vườn năng động. Chị vừa mua thêm một quả đồi hơn 2,7 ha mở rộng diện tích trồng bưởi.

Tiễn khách ra về, chị bộc bạch, thời gian tới sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm của gia đình và người dân trong vùng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định hơn. Trong đó, hướng tới đưa bưởi vào hệ thống các cửa hàng bán lẻ.

Lục Ngạn: Giá bưởi da xanh tăng cao
(BGĐT) - Theo một số nhà vườn trên địa bàn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), hiện giá bán bưởi da xanh tại vườn ngày 29-10 dao động từ 38 - 41 nghìn đồng/kg (quả  nặng  hơn 1,2 kg trở lên), tăng 15-17 nghìn đồng/kg so với đầu vụ,  5 - 7 nghìn đồng/kg so với một tuần trước.
Chỉ trồng bưởi da xanh ở vùng thâm canh cao
(BGĐT) - Mấy năm gần đây, tại một số địa bàn trong tỉnh Bắc Giang người dân trồng và mở rộng diện tích bưởi da xanh. Qua thực tế cho thấy, cây trồng này chỉ thích hợp ở chân đất giàu dinh dưỡng, được chăm sóc thâm canh cao.
Thu hoạch bưởi
Ảnh chụp gia đình cựu chiến binh Lê Tiến Đạt, thôn Đồng Thịnh, xã Nhã Nam, huyện Tân Yên (Bắc Giang).
Tiêu thụ hơn 200 tấn quả tại Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2018
(BGĐT) - Ngày 29-11, tại Quảng trường trung tâm huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), UBND huyện tổ chức bế mạc Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2018. Tới dự có đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, các đơn vị liên quan và đông đảo người dân trên địa bàn huyện.
Hỗ trợ hơn 340 triệu đồng trồng bưởi
(BGĐT)- Triển khai thực hiện Kế hoạch mở rộng vùng cây ăn quả có múi, năm 2018, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) sẽ trồng mới 30 ha diện tích bưởi Diễn, bưởi Da xanh. 
Thu nhập cao từ bưởi tiến vua
(BGĐT) - Nhờ mạnh dạn đưa bưởi tiến vua vào trồng, mỗi năm, gia đình chị Vi Thị Thông (SN 1969), thôn Đường Lội, xã An Lạc có thu nhập hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, gia đình chị còn nhân giống, hỗ trợ kỹ thuật góp phần giúp nhiều hộ dân khác cùng phát triển.

Trịnh Lan

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...