Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Phóng sự - Khám phá
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hành trình yêu thương

Cập nhật: 10:53 ngày 12/04/2019
(BGĐT) - Xuất phát từ tình yêu thương và sự đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh, hơn 20 năm qua, anh Nguyễn Trọng Thanh, tên thường gọi là Tuấn Anh (SN 1980), ở phường Đa Mai (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) đã rong ruổi từ Bắc vào Nam với những chương trình thiện nguyện. Ít ai biết anh là cha nuôi của 17 đứa trẻ mồ côi.

Đi xuyên Việt làm từ thiện

Nhiều người biết anh Tuấn Anh là Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Sen Việt nhưng trong vai “thủ lĩnh” của nhiều chương trình thiện nguyện khắp trong Nam, ngoài Bắc thì không phải ai cũng được nghe. Gương mặt rám nắng, đôi tay gân guốc, cách nói chuyện bộc lộ tính cách của người phong trần, từng trải nhưng lại chan hòa, tình cảm. Tại quán cà phê Bao cấp trên đường Hùng Vương, phường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang) do anh làm chủ, anh chia sẻ về cuộc sống, về những việc mình đã và đang làm cho cộng đồng.

{keywords}

Anh Nguyễn Tuấn Anh với các em nhỏ tại Cơ sở Bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh.

Nghiêm túc, quyết đoán, rành rẽ khi bàn việc kinh doanh nhưng nói về những đứa trẻ mồ côi, những chuyến thiện nguyện thì cảm xúc của anh lại rất khó tả. Anh chia sẻ: “Cũng chẳng thể đo đếm được tôi đã đi bao nhiêu lần nhưng hễ rỗi rãi, thấy nhớ là tôi lại lên đường. Đi để tận mắt chia sẻ với những cảnh đời bất hạnh, để thấy mình còn may mắn, hạnh phúc khi có sức khỏe, công việc. Lúc cần thiết tôi kêu gọi bạn bè, cộng đồng cùng đóng góp, tham gia vào những chuyến thiện nguyện”.

Chuyến đi đầu tiên vào năm 2006 với điểm khởi đầu là TP Móng Cái (Quảng Ninh), điểm cuối là Đất Mũi (Cà Mau) với mục đích gây quỹ “Trái tim cho em”. Chàng trai 26 tuổi khi ấy tràn đầy nhiệt huyết đã rong ruổi trên chiếc xe đạp Thống Nhất ròng rã 3 tháng trời. Trung bình mỗi ngày anh di chuyển khoảng 100 km, dừng ở chùa nào thì xin tá túc ở đó. Và cứ thế, trên hành trình ý nghĩa ấy anh đã quyên góp được 750 triệu đồng của các nhà hảo tâm trong cả nước. Toàn bộ số tiền được đưa vào nguồn quỹ của Bệnh viện Nhi T.Ư, dành mổ tim miễn phí cho các em nhỏ kém may mắn. “Nhớ nhất là trận ốm nằm bẹp tới 4 ngày khi đến TP Quy Nhơn. Lúc ấy quả thực đuối sức nhưng nghĩ đến rất nhiều em nhỏ đang cần được giúp đỡ thì tôi lại nỗ lực hết mình”, anh Tuấn Anh nói. Sau này, chiếc xe đạp sử dụng trên hành trình xuyên Việt được anh trưng bày tại quán cà phê Bao cấp.

- Cơ duyên hay động lực nào khiến anh say mê thiện nguyện đến vậy?, tôi hỏi.

- Mỗi chuyến đi, mỗi chương trình đều có ý nghĩa riêng nhưng ngoài việc muốn sẻ chia, giúp đỡ để cuộc sống của người nghèo, trẻ em mồ côi, đau ốm… bớt khó khăn, tôi muốn nhắn nhủ tới mọi người thông điệp: Hãy yêu thương vì mỗi người chỉ một lần được sống”, anh Tuấn Anh nói.

{keywords}

Chiếc xe đạp Thống nhất - kỷ vật gắn liền với hành trình xuyên Việt lần đầu đang được anh Tuấn Anh lưu giữ tại quán cà phê Bao cấp.

Người cha của 17 đứa trẻ

Nhiều người bảo anh gàn dở nhưng anh vẫn làm theo những gì trái tim mách bảo. Mỗi khi nghe thông tin ở đâu có trẻ bị bỏ rơi, anh không nỡ để chúng đói khổ nên vội vàng tìm đến nhận nuôi. Và ở tuổi còn thanh niên, anh bắt đầu trở thành cha nuôi của nhiều đứa trẻ từ cách đây hơn chục năm.

Năm 2009, trong chuyến công tác tại Thái Nguyên, nghe thấy thông tin về trường hợp một em bé mới sinh bị gia đình bỏ rơi ở TP Hồ Chí Minh, anh vội vã đặt vé bay vào làm thủ tục nhận nuôi cháu bé. Tuy nhiên số phận thật trớ trêu, chỉ sau một năm thì đứa trẻ đã mất do mắc chứng bại não bẩm sinh. Nỗi đau mất con cứ day dứt. Sau đó, anh tiếp tục nhận nuôi nhiều trẻ mồ côi, cơ nhỡ khác. “Dù bằng cách này hay cách khác, tôi thương yêu, chăm sóc chúng nhưng nỗi lo các cháu có thể rời xa bất cứ lúc nào luôn ám ảnh trong tâm trí”, giọng anh trầm xuống.

Quả thực, theo lời anh kể, 21 đứa trẻ anh nhận làm con nuôi giờ đã mất 4 bởi hầu hết cháu nào cũng có bệnh trong người. Hiện nay, 17 đứa con nuôi tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Thái Nguyên đang được anh chu cấp kinh phí chăm sóc khoảng 3 triệu đồng/cháu mỗi tháng. Bé nhỏ tuổi nhất mới sinh năm 2017 bị tim bẩm sinh, hầu như tháng nào cũng phải đi bệnh viện. Dù ở xa song anh thường xuyên gọi điện hỏi thăm tình hình sức khỏe, học tập của các con; dặn dò những người được thuê trông nom chăm sóc chu đáo cho các cháu. Tính cách của từng đứa con thế nào, cha Tuấn Anh đều nắm rõ. Anh tâm niệm, bản thân còn sức khỏe thì còn làm việc để có thể lo lắng, bù đắp phần nào sự thiệt thòi cho những đứa con nuôi của mình.

Anh nghĩ rằng, trẻ bị bỏ rơi khi vừa sinh ra đã rất thiệt thòi. Song còn nhiều sinh linh chưa kịp làm người đã bị cha mẹ chối bỏ, rất đáng thương. Vì thế, không chỉ làm cha của 17 đứa trẻ mà gần chục năm nay, anh còn lặng lẽ đi tìm và chôn cất nhiều hài nhi bị vứt bỏ. Nghe tâm sự của anh, hai sống mũi tôi cay cay, phần vì xót xa cho những hài nhi xấu số, phần cảm phục trước những việc làm cao cả của anh.

Điều ước cho những số phận kém may mắn

Nhiều người bảo anh gàn dở nhưng anh vẫn làm theo những gì trái tim mách bảo. Mỗi khi nghe thông tin ở đâu có trẻ bị bỏ rơi, anh không nỡ để chúng đói khổ nên vội vàng tìm đến nhận nuôi. Và ở tuổi còn thanh niên, anh bắt đầu trở thành cha nuôi của nhiều đứa trẻ từ cách đây hơn chục năm.

Tôi quả quyết trong đầu rằng, chắc hẳn tuổi thơ phải gian khó lắm thì anh mới có sự cảm thông, tấm lòng yêu thương tới những số phận kém may mắn đến vậy. Để khẳng định điều đó, tôi cố ý hỏi anh tới 3 lần nhưng anh cũng khéo léo lảng tránh để không nhắc tới những tháng ngày thơ ấu của mình. Nhưng sau đó, anh có gửi những dòng tự sự: “Mỗi mùa vu lan về, con thấy mọi người khóc rất nhiều. Con cũng khóc nhưng không biết tại sao. Mọi người khóc vì nhớ hay vì đã mất cha mẹ. Còn con khóc vì ai đây?...” Vậy là chẳng cần anh nói ra hay khẳng định điều gì, tôi đã hiểu…

“Thiện nguyện từ tâm” là câu mà anh nhắc đi nhắc lại trong suốt cuộc trò chuyện. Giữa bộn bề cuộc sống, lo cho gia đình riêng, công việc, rồi rất nhiều vấn đề khác chi phối nhưng dường như với Nguyễn Tuấn Anh, ngọn lửa thiện nguyện không lúc nào tắt. Theo lời chị Trần Khánh Tùng, Trưởng phòng Công tác xã hội (Bệnh viện Sản - Nhi Bắc Giang): “Thỉnh thoảng tôi lại nhận được cuộc gọi từ Tuấn Anh. Anh nhờ tìm bệnh nhi khó khăn để tặng quà hay nhắc nhở tôi phải gọi ngay khi có trường hợp bị bỏ rơi. Và chẳng quản ngại điều gì, anh đến ngay để trao những phần quà ý nghĩa. Giá trị kinh tế có thể không đáng kể nhưng sự động viên về tinh thần thì rất lớn”.

Chưa dừng lại với những việc làm thiện nguyện, anh say sưa nói với tôi về dự định tương lai: “Tôi đang kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và có nhiều xe ô tô các loại. Những năm trước, vào dịp Tết tôi thường tổ chức 2 chuyến xe nghĩa tình, đưa công nhân, học sinh, sinh viên nghèo được về quê đón Tết cùng gia đình. Hiện tôi đang có ý tưởng liên kết với một đơn vị truyền thông để xây dựng, duy trì một chương trình có nội dung như “Điều ước thứ 7” của Đài Truyền hình Việt Nam. Những chuyến xe rong ruổi khắp nơi sẽ tìm và mang đến những phần quà ý nghĩa, giúp điều ước của những em nhỏ không may mắc bệnh hiểm nghèo trở thành hiện thực”.

Nhọc nhằn nơi đất khách
(BGĐT) - Từ năm 2007 đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 58 nghìn lượt lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, là tỉnh có số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tốp đầu cả nước. Nguồn kiều hối do lao động gửi về đã góp phần đáng kể giúp các gia đình cải thiện đời sống, xa hơn là bổ sung nguồn lực cho phát triển KT-XH. Tuy nhiên, phía sau những đồng ngoại tệ là bao nhọc nhằn, gian khó…
 
Tác giả “lạc bước Tây Yên Tử” Trương Ngọc Tuân: Khắc họa quê hương bằng âm nhạc
(BGĐT)- “Nhạc sĩ ngoại đạo” là biệt danh mà nhiều người đặt cho anh Trương Ngọc Tuân (SN 1967), Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Sơn Động. Anh vẫn khiêm tốn: "Xin đừng gọi tôi là nhạc sĩ hay tác giả gì đó, tôi chỉ là người say mê âm nhạc đơn thuần mà thôi".
 
Sâu nặng tình quân - dân
(BGĐT) - Lần này về mấy xã khó khăn của huyện vùng cao Sơn Động (Bắc Giang), tôi không còn ngán ngẩm với bước chân lầy lội, bánh xe trơn trượt khi gặp mưa lách nhách. Từ các nguồn vốn T.Ư và địa phương, những con đường bê tông uốn lượn qua chân đồi keo, bạch đàn, vải thiều xanh ngắt được xây dựng ngày càng nhiều. Trong đó có những tuyến đường mà bộ đội đóng vai trò quan trọng từ công tác giải phóng mặt bằng đến đào đắp, mở rộng.
 
Những lá đơn xin thoát nghèo: Làn gió mới từ Đồng Cốc
(BGĐT)- Thay vì trông chờ vào những cánh tay giúp đỡ, những gói quà thiện nguyện hay sự hỗ trợ dài hạn của Nhà nước, 20 hộ dân ở xã miền núi Đồng Cốc, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã đồng loạt làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo, nhường lại sự hỗ trợ cho những gia đình khó khăn hơn. Điều này tạo nên làn gió mới cho công cuộc giảm nghèo nơi đây.
 
Vẹn tròn việc riêng, chung
(BGĐT) - Dù công tác, lao động ở những lĩnh vực khác nhau nhưng những phụ nữ ấy đều năng nổ, sáng tạo trong công việc, chu toàn việc nhà. Các chị là những bông hoa tươi thắm góp phần mang lại điều tốt đẹp cho cuộc sống.
 

Tường Vi - Khôi Nguyên

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...