Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật / Pháp đình
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắt, giữ người trái pháp luật: Những bản án chờ sẵn

Cập nhật: 11:11 ngày 19/01/2021
(BGĐT) - Nhiều người chọn cách bắt, giữ người trái phép, khống chế, uy hiếp để đòi nợ, đòi lại tài sản bị mất cắp mà không hay biết rằng hành vi đó là phạm pháp, sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh.

Tìm hiểu ở TP Bắc Giang được biết, năm 2020, cơ quan chức năng truy tố 3 vụ, 18 bị can phạm tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”; trong khi đó năm 2019 không xảy ra trường hợp nào. Các đối tượng phạm tội thường liên quan đến việc đòi nợ. Vụ việc của Hoàng Văn Đại (SN 2000) ở xã Quý Sơn (Lục Ngạn) và đồng phạm là một ví dụ. 

Vào tháng 7/2020, Đại biết có một nhóm người lạ mặt đến nhà chị gái của mình ở phường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang) để đòi nợ nên đã rủ nhóm bạn gồm 7 người mang theo nhiều hung khí nguy hiểm đến giúp đỡ. Khi gặp nhau, nhóm của Đại đuổi đánh nhóm người kia và bắt được anh Cao Đức Hưng (ở TP Hải Phòng) rồi khống chế, đưa anh lên xe đi về hướng Lục Ngạn. 

{keywords}

Công an huyện Hiệp Hòa dẫn giải đối tượng Đỗ Văn Vân, trú tại xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa) để điều tra về tội "Bắt, giữ người trái pháp luật".

Sau khi thỏa thuận coi như hòa đôi bên, Đại cho anh Hưng xuống xe tại ngã tư Tân An (Yên Dũng). Trả giá cho việc làm phạm pháp của mình, Đại và đồng phạm phải ra hầu tòa vì tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”, chịu các khung hình phạt thích đáng.

“Bắt, giữ người trái pháp luật” còn là nguyên nhân dẫn tới nhiều tội danh khác như “Cưỡng đoạt tài sản”, “Cố ý gây thương tích”… Do thiếu hiểu biết pháp luật nên Lý Văn An (SN 1990) ở xã Quý Sơn (Lục Ngạn) đã vướng vào vòng lao lý. Theo hồ sơ điều tra, giữa năm 2020, An phát hiện hai thanh niên không nhìn rõ mặt vào nhà lấy trộm hai giỏ lan Phi Điệp thông qua camera của gia đình. Nghi ngờ anh Vi Văn Thực và Lý Ngọc Cường ở cùng huyện là thủ phạm, An đã rủ nhóm bạn đi tìm để đòi lại tài sản đã mất. 

Khi gặp anh Thực, nhóm của An lao vào, dùng chân, tay đấm đá liên tục và ép đi về nhà mình để làm rõ ngọn ngành. Ban đầu anh Thực không thừa nhận việc lấy trộm lan nhưng vì bị đánh đau nên thừa nhận và nói muốn trả bằng tiền là 14 triệu đồng. Không sẵn tiền mặt, không vay được tiền, anh Thực đã bị đối tượng An ép viết giấy vay nợ với số tiền 100 triệu đồng thì mới được về nhà. 

Bị đánh đập, bắt giữ cả ngày, anh Thực đồng ý theo yêu cầu của An. Hành vi của đối tượng An và đồng phạm đã bị cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Đối tượng Lý Văn An bị Viện KSND huyện Lục Ngạn truy tố hai tội danh là “Bắt, giữ người trái pháp luật” và “Cưỡng đoạt tài sản”; các đồng phạm khác bị truy tố về tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”.

Được biết, năm 2020, cơ quan chức năng toàn tỉnh đã khởi tố 3 vụ, 21 bị can; truy tố 5 vụ, 31 bị can; xét xử 4 vụ, 25 bị cáo phạm tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”. Viện trưởng Viện KSND TP Bắc Giang Nguyễn Trường Thọ cho hay, tội phạm này có xu hướng tăng, thường liên quan đến việc đòi nợ do ngày càng có nhiều trường hợp vay mượn có dấu hiệu của tín dụng đen, không thế chấp, đến ngày hẹn bên vay chưa trả nợ. 

Tội phạm loại này hoạt động theo nhóm, phần lớn là những đối tượng có tiền án, tiền sự, không có việc làm ổn định. Thủ đoạn chung là dùng bạo lực để khống chế người bị hại lên phương tiện (thường là ô tô) rồi di chuyển đến một địa điểm khác nhằm uy hiếp.

Năm 2020, cơ quan chức năng toàn tỉnh đã khởi tố 3 vụ, 21 bị can; truy tố 5 vụ, 31 bị can; xét xử 4 vụ, 25 bị cáo phạm tội “Bắt, giữ người trái pháp luật”. Tội phạm này có xu hướng tăng, thường liên quan đến việc đòi nợ do ngày càng có nhiều trường hợp vay mượn có dấu hiệu của tín dụng đen, không thế chấp, đến ngày hẹn bên vay chưa trả nợ.

Theo Phó Chánh án TAND huyện Lục Ngạn Lương Thị Ngọc Hà, khi vay mượn, người vay nên tìm đến các địa chỉ uy tín, bảo đảm đầy đủ các giấy tờ cần thiết, đến hẹn cần hoàn trả đúng giao ước, cân nhắc kỹ trước khi giao dịch. 

Xảy ra vấn đề gì, bên cho vay không nên dùng cách ép buộc, khống chế, bắt giữ người, thay vào đó có thể bình tĩnh thống nhất phương thức giải quyết hoặc dựa vào các cơ quan có thẩm quyền để đòi lại tài sản. 

Về phía bị hại, khi bị uy hiếp, bắt giữ trái phép nên kịp thời báo cho cơ quan chức năng để được bảo vệ, tránh bao che, không trình báo vì điều này vô tình gây khó khăn trong quá trình điều tra, dung túng cho hành vi phạm tội.

Để nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, ngăn ngừa loại tội phạm này, chính quyền cơ sở và các đoàn thể chính trị- xã hội cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan cho đoàn viên, hội viên của mình. Lực lượng công an thường xuyên rà soát, nắm địa bàn, vận động quần chúng nhân dân tham gia vào phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các đối tượng vi phạm. 

Mạc Yến

Bắc Giang: Chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm giết người
(BGĐT) - Nhằm triển khai, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng ngừa tội phạm giết người, ngày 5/1, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành kế hoạch Kế hoạch số 13/KH-UBND chỉ đạo thực hiện nội dung này.
Công an Bắc Giang tập trung trấn áp tội phạm
(BGĐT) - Quyết liệt triển khai, đồng loạt vào cuộc và huy động tối đa lực lượng, sau 2 tuần ra quân trấn áp tội phạm, Công an tỉnh Bắc Giang đã triệt phá nhiều ổ nhóm; qua đó bảo đảm an ninh trật tự địa bàn. 
Vụ nổ súng làm 4 người bị thương ở Berlin liên quan đến tội phạm có tổ chức
Văn phòng công tố liên bang Đức ngày 26/12 xác nhận vụ nổ súng xảy ra vào sáng sớm cùng ngày ở Berlin làm 4 người bị thương nặng có liên quan đến các nhóm tội phạm có tổ chức.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...