Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật / Pháp đình
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang được giảm án

Cập nhật: 09:14 ngày 27/02/2020
Bà Triệu Thị Chính, cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang được giảm hình phạt từ 24 xuống còn 15 tháng tù.

Ngày 26-2, TAND Cấp cao tại Hà Nội xét xử phúc thẩm lưu động tại Hà Giang vụ án gian lận thi THPT Quốc gia năm 2018 xảy ra tại địa phương này. Phiên tòa được mở theo đơn kháng cáo của bà Triệu Thị Chính (cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang).

{keywords}

Cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Triệu Thị Chính.

Bà Triệu Thị Chính bị cấp sơ thẩm là TAND tỉnh Hà Giang kết luận là người có chức vụ quyền hạn trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Trong khi kỳ thi diễn ra, bà đã đưa danh sách 13 thí sinh cho cựu Trưởng phòng Khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang Nguyễn Thanh Hoài để nhờ can thiệp sửa điểm môn Ngữ văn. Bà bị kết tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi, theo điều 358 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt 24 tháng tù.

Sau phiên sơ thẩm diễn ra vào cuối năm 2019, bà Triệu Thị Chính kháng cáo kêu oan, cho rằng mình không có tội. Cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang đề nghị tòa cấp phúc thẩm xem xét hành vi của mình không cấu thành tội nêu trên.

Tại phiên xử phúc thẩm, bà Chính giữ nguyên nội dung kháng cáo, nhưng nhận mình có lỗi thiếu sót.

TAND Cấp cao tại Hà Nội nhận định bà Chính đã có hành vi nhờ nâng điểm cho các thí sinh nên cấp sơ thẩm tuyên phạm tội là đúng. Tuy vậy, bị cáo này có tình tiết giảm nhẹ nên cấp phúc thẩm quyết định giảm án cho bà Triệu Thị Chính xuống còn 15 tháng tù.

Ngoài bà Chính, vụ án liên quan tới gian lận điểm thi tốt nghiệp THPT xảy ra tại tỉnh Hà Giang còn có 4 người khác cùng bị xét xử sơ thẩm cuối năm 2019 và tuyên các hình phạt khác nhau gồm: Ông Phạm Văn Khuông (cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo) 1 năm tù treo về tội lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, theo điều 366 Bộ luật Hình sự 2015.

Nguyễn Thanh Hoài nhận mức phạt cao nhất trong vụ án - 8 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo điều 356. Cùng tội danh, Vũ Trọng Lương (cựu phó phòng) bị phạt 7 năm tù.

Lê Thị Dung (cựu Phó đội trưởng đội giáo dục, Phòng An ninh Chính trị Nội bộ, Công an tỉnh) bị phạt 2 năm về tội lợi dụng sự ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi, theo điều 366.

Tuy nhiên, 4 người này không kháng cáo, tới phiên phúc thẩm với tư cách nhân chứng.

Đây là vụ án thứ hai trong ba vụ gian lận điểm thi THPT 2018 bị phát hiện và đưa ra xét xử. Hai vụ gian lận thi cử khác xảy ra tại hai tỉnh Sơn La, Hoà Bình.

Tuyên án sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi tại Hà Giang
Sau nhiều ngày nghị án, sáng 25-10-2019, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên án sơ thẩm vụ án gian lận điểm thi xảy ra tại Hội đồng thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang.
Vợ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang bị kỷ luật vì tin nhắn nâng điểm
Bà Nguyễn Thị Nga, chuyên viên Sở Tài chính - vợ Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn bị kỷ luật “Khiển trách” do nhắn tin nhờ nâng điểm cho cháu.

Theo VOV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...