Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hướng tới đăng ký hồ sơ hộ tịch trực tuyến

Cập nhật: 11:19 ngày 09/08/2022
(BGĐT) - Thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), ngành Tư pháp Bắc Giang đã có nhiều cách làm hiệu quả. 

Liên thông các thủ tục

Theo Đề án, ngành Tư pháp triển khai 6/25 thủ tục hành chính (TTHC) thiết yếu được ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu với cổng dịch vụ công quốc gia và hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, tỉnh bao gồm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp; đăng ký khai sinh; khai tử; kết hôn; liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; liên thông đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí.

{keywords}

Thành viên Tổ xung kích xã Quế Nham (Tân Yên) hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công.

Bám sát hướng dẫn, Sở Tư pháp đã đẩy mạnh tuyên truyền, chủ động phối hợp với đơn vị liên quan thực hiện kết nối, tích hợp, liên thông, tái cấu trúc quy trình đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn trực tuyến theo đúng lộ trình.

Tại xã Quế Nham (Tân Yên), câu chuyện giữa chúng tôi và chị Giáp Thị Hệ, công chức Tư pháp – Hộ tịch xã bị ngắt quãng nhiều lần vì công dân đến thực hiện các thủ tục ở lĩnh vực hộ tịch mỗi lúc một đông. Anh Giáp Huy Thông (SN 1985) ở thôn Đông La đến đăng ký khai sinh cho con. 

Chị Hệ hướng dẫn anh truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh để đăng ký trực tuyến và giải thích: “Việc đăng ký tài khoản và tải các giấy tờ liên quan lên hệ thống khá giản đơn. Sau này, nếu anh thực hiện các dịch vụ công khác sẽ không tốn thời gian cung cấp các giấy tờ cá nhân vì tất cả đều được lưu trữ, tích hợp liên thông”. 

Hiểu được lợi ích đó, anh Thông đã đăng ký khai sinh cho con bằng hình thức trực tuyến. Công chức bộ phận một cửa kiểm tra nhận thấy hồ sơ chính xác, đầy đủ, hợp lệ nên đã chuyển cho công chức Tư pháp-Hộ tịch xử lý. Chị Hệ chia sẻ thêm: “Có thời điểm, chúng tôi tiếp nhận, chuyển xử lý liên thông từ hệ thống một cửa điện tử sang phần mềm đăng ký khai sinh chưa kịp thời, đầy đủ. 

Nguyên nhân do hệ thống dùng chung quá tải, đường truyền chậm nên có lúc việc cấp số định danh cho trẻ em chậm, muộn, ảnh hưởng đến kết quả giải quyết TTHC cho công dân. Khắc phục điều này, chúng tôi lùi việc nhập liên thông mà thực hiện đơn lẻ để tránh báo quá hạn, quá tải. 

Vừa qua, xã cũng thành lập “Tổ xung kích” tuyên truyền lưu động và hướng dẫn người dân đăng ký các dịch vụ công trực tuyến nói chung, lĩnh vực hộ tịch nói riêng tại Bộ phận tiếp nhận, trả kết quả hiện đại của xã”.

Theo đánh giá của Sở Tư pháp, kết quả chuyển liên thông đối với hồ sơ đăng ký khai sinh chiếm 46% (thống kê từ ngày 1/1/2022 đến ngày 15/7/2022); hồ sơ đăng ký khai tử chiếm 59% và hồ sơ đăng ký kết hôn chiếm 67% (thống kê từ ngày 10/5/2022 đến ngày 15/7/2022). Một số đơn vị thực hiện tốt như huyện Tân Yên, Lục Nam, Sơn Động, TP Bắc Giang. 

Ngoài ra, Sở Tư pháp đang phối hợp triển khai số hóa sổ hộ tịch và tái sử dụng kết quả số hóa tài liệu. Hiện toàn tỉnh đã số hóa được gần 900 nghìn sổ hộ tịch. Qua đó giúp thiết lập hệ thống thông tin hộ tịch điện tử thống nhất, đồng bộ, thúc đẩy quá trình xây dựng chính phủ điện tử.

Nâng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến

Thực tế cho thấy, một bộ phận công dân chưa thực sự quan tâm, mặn mà với việc đăng ký các thủ tục lĩnh vực hộ tịch bằng hình thức trực tuyến. Chị Nguyễn Thị Nghĩa, cán bộ Tư pháp – Hộ tịch xã Nghĩa Phương (Lục Nam) dẫn chứng, ở địa phương phần lớn là ông bà đi khai sinh cho cháu vì bố mẹ làm ăn xa, ở các khu, cụm công nghiệp nên khó xin nghỉ. 

Theo đánh giá của Sở Tư pháp, kết quả chuyển liên thông đối với hồ sơ đăng ký khai sinh chiếm 46% (thống kê từ ngày 1/1/2022 đến ngày 15/7/2022); hồ sơ đăng ký khai tử chiếm 59% và hồ sơ đăng ký kết hôn chiếm 67% (thống kê từ ngày 10/5/2022 đến ngày 15/7/2022). Ngoài ra, Sở đang phối hợp triển khai số hóa được gần 900 nghìn sổ hộ tịch.

Mặt khác, không ít bạn trẻ đến trụ sở đăng ký các thủ tục thuộc lĩnh vực hộ tịch nhưng cũng từ chối đăng ký bằng hình thức mới dù được tuyên truyền. Đây cũng là tình trạng chung ở nhiều địa phương khác. 

Để nâng cao tỷ lệ hồ sơ đăng ký trực tuyến, Đảng ủy, UBND xã đã yêu cầu cán bộ tư pháp phối hợp với các đoàn thể, Ủy ban MTTQ, chính quyền thôn tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh, nhóm Zalo cộng đồng ở 21 thôn.

Theo bà Trương Ngọc Bích, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, để nâng tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến, Sở Tư pháp đã đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đối số, nhất là các nội dung liên quan đến ngành Tư pháp. 

Lãnh đạo Sở yêu cầu mỗi chuyên viên, công chức Tư pháp - Hộ tịch là một tuyên truyền viên tích cực, gương mẫu đi đầu trong công tác chuyển đổi số. Cơ sở vật chất, hạ tầng mạng cũng đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số, do đó đề nghị các cấp, ngành, địa phương quan tâm đầu tư, nâng cấp để tránh tình trạng quá tải, cán bộ thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ nhằm hỗ trợ người dân được thụ hưởng các dịch vụ tốt hơn.

Bài, ảnh: Mạc Yến

Bắc Giang: Chia sẻ thông tin đăng ký hộ tịch lên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
(BGĐT) - UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định số 644/QĐ-UBND về quy trình tiếp nhận, giải quyết các thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn bằng hình thức trực tuyến (mức độ 3).
Ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký, quản lý hộ tịch
(BGĐT) - Thời gian qua, Sở Tư pháp Bắc Giang đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào đăng ký, quản lý hộ tịch. Thông tin được đăng ký đầy đủ, kịp thời; quản lý khoa học, trích xuất nhanh chóng, tạo thuận tiện cho tổ chức, cá nhân, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ cải cách tư pháp.
Sẽ nâng cấp cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc
Bộ Tư pháp cho biết, từ tháng 10/2020 đến nay, tất cả các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch (11.000 UBND cấp xã, trên 700 phòng tư pháp cấp huyện và 63 sở tư pháp) với trên 18.000 tài khoản người dùng đã sử dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử.
Khẩn trương xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
Tại Thông báo số 163/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Tư pháp khẩn trương xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo đúng quy định của Luật Hộ tịch, bảo đảm kết nối, liên thông với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bắc Giang: Từ ngày 15/9, công dân có thể đăng ký hộ tịch trực tuyến
(BGĐT)-Từ ngày 15/9/2020, Nghị định số 87/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến chính thức có hiệu lực.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...