Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đưa pháp luật đến gần người dân

Cập nhật: 10:53 ngày 13/05/2022
(BGĐT) -  “Chuyến đi trợ giúp pháp lý (TGPL) lần này ý nghĩa hơn vì được thực hiện sau hơn hai năm gián đoạn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hơn nữa, ngày càng xuất hiện nhiều tranh chấp, mâu thuẫn, loại tội phạm, tội phạm ở tuổi vị thành niên nên chúng tôi mong muốn đưa pháp luật đến gần hơn với người dân”, Phó Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bắc Giang Hoàng Trọng Nghĩa chia sẻ.

Ngày 11/5, khi trời tang tảng sáng, chúng tôi cùng 5 trợ giúp viên, nhân viên Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh bắt đầu chuyến đi "cõng luật" lên non. Qua nhiều con đường uốn lượn, hai bên núi non điệp trùng, chúng tôi đã đến điểm hẹn là xã Tuấn Đạo (Sơn Động). 

{keywords}

Trợ giúp pháp lý cho người dân xã Vĩnh An (Sơn Động).

Phó Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Nam đón đoàn từ cổng và cho biết: “Người dân địa phương thường chưa hiểu rõ các quy định pháp luật về đất đai, thủ tục giải quyết các chế độ chính sách. Nắm được kế hoạch có đoàn trợ giúp viên pháp lý về, chúng tôi đã thông báo rộng rãi qua nhiều phương tiện để người dân đến nhờ tư vấn, trợ giúp miễn phí”.

Chị Phùng Thị Ng (SN 1990) ở thôn Đồng Xuân đến trụ sở từ sớm. Chị trình bày, mẹ chồng chị đang được hưởng chế độ tử tuất từ chồng (chế độ này không được hưởng bảo hiểm y tế). Bà thường xuyên phải đi viện điều trị vì bị tai biến. Chị Ng mong muốn nắm được các thủ tục chuyển từ chế độ hưởng tiền tuất sang chế độ dành cho người khuyết tật để giúp mẹ chồng được hưởng bảo hiểm y tế, tạo điều kiện cho người thân đi khám chữa bệnh thuận tiện, tiết kiệm.

Về vấn đề này, trợ giúp viên Nguyễn Hải Linh giải thích, theo quy định tại Luật Người khuyết tật thì người khuyết tật đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng thì không được hưởng chính sách trợ cấp hằng tháng. Theo đó, trường hợp của mẹ chồng chị Ng không được hưởng trợ cấp dành cho người khuyết tật.

Theo kế hoạch, đoàn công tác còn về các xã Vĩnh An, Giáo Liêm, Yên Định (cùng huyện), trước đó trợ giúp pháp lý miễn phí tại xã Hương Mai và Trung Sơn (Việt Yên) với tổng số gần 60 lượt người được tư vấn. Phần lớn người dân hỏi về chế độ chính sách cho người có công, tranh chấp đất đai. Thế nhưng, một số trường hợp thiếu giấy tờ, tài liệu nên khó khăn trong giải quyết. 

Ngoài tư vấn cần bổ sung đủ giấy tờ, xác nhận của cơ quan chức năng, các trợ giúp viên còn lồng ghép tuyên truyền một số quy định về Luật Đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan góp phần nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân, hạn chế, ngăn ngừa sai phạm.

Phó Giám đốc Trung tâm Hoàng Trọng Nghĩa cho biết thêm, các trợ giúp viên có trách nhiệm tư vấn, TGPL cho đối tượng chính sách, yếu thế, trẻ em. Tuy vậy, tất cả người dân không trong diện nói trên nhưng có nhu cầu tư vấn pháp lý đều được cán bộ Trung tâm giải thích nhiệt tình. Quá trình này, trợ giúp viên mới chỉ nghe một chiều (từ phía người dân) nên để tư vấn thấu đáo, thỏa đáng cần linh hoạt, gợi mở, định hướng để các cá nhân, tập thể có phương án giải quyết hợp lý, hợp tình.

Trung bình mỗi năm (trừ thời điểm dịch bệnh phức tạp), Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh tổ chức từ 70 đến 90 đợt TGPL tại thôn, bản, xã, phường, thị trấn; tiếp nhận, tư vấn, giải quyết hơn 500 yêu cầu trợ giúp. Nhiều trường hợp được hòa giải, xóa bỏ mâu thuẫn, hiềm khích; được hướng dẫn trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tượng thuộc diện được TGPL miễn phí. 

Nói rõ hơn về điều này, trợ giúp viên Nguyễn Văn Phương kể với chúng tôi một kỷ niệm đáng nhớ. Cách đây không lâu, bà Phan Thị H và Phan Thị T ở xã Chu Điện (Lục Nam) xảy ra mâu thuẫn. Bà T làm một rãnh nước lấn sang và làm hỏng một số cây cỏ voi của gia đình bà H trồng từ trước. Tuy nhiên, mảnh đất bà H trồng cỏ không thuộc quyền sở hữu của mình, dù đã hòa giải nhưng không thành. 

Trước khi TAND huyện Lục Nam ra quyết định xét xử, anh Phương phối hợp gặp gỡ, tuyên truyền, giải thích cho bà H hiểu rằng nếu vẫn quyết định khởi kiện, số tiền đền bù sẽ ít hơn nhiều so với số tiền bà yêu cầu, tốn kém thời gian, kinh phí, mất tình cảm láng giềng. Hiểu ra vấn đề, bà H đã rút đơn khởi kiện.

Ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh nhấn mạnh, dịch bệnh được kiểm soát, Trung tâm sẽ tăng cường phối hợp trợ giúp, tư vấn pháp lý nhằm đưa các quy định của pháp luật đến gần hơn với người dân, nhất là đối tượng chính sách, yếu thế, trẻ em. Thời gian tới, đơn vị tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, ngành dọc để kịp thời nắm thông tin an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trợ giúp kịp thời, đầy đủ, hiệu quả cho các đối tượng trong diện được TGPL miễn phí.

Bài, ảnh: Mạc Yến

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật
(BGĐT) -  Những năm qua, ngành Tư pháp tỉnh Bắc Giang đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). Qua đó, góp phần thúc đẩy cải cách tư pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ và nhân dân.
190 xã ở Bắc Giang đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
(BGĐT) - Theo thông tin từ Sở Tư pháp Bắc Giang, đến nay toàn tỉnh có 190/206 xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (TCPL).
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
(BGĐT) - Sáng 4/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến phát động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11; quán triệt hai chỉ thị của BTV Tỉnh ủy: Chỉ thị số 06 ngày 5/5/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật; Chỉ thị số 13 ngày 29/9/2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. 
Đa dạng hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong lực lượng vũ trang
(BGĐT) - Trong những năm qua, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). Qua đó cán bộ, chiến sĩ chấp hành nghiêm kỷ luật, góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.
Đổi mới tuyên truyền pháp luật cho thanh, thiếu niên
(BGĐT) - Nắm bắt tâm lý của thanh, thiếu niên, các cấp hội, đoàn thể đã tổ chức nhiều hoạt động tìm hiểu pháp luật sôi nổi, sáng tạo, hiệu quả. Qua đó, các em được trang bị kiến thức, kỹ năng, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật. 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...