Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Pháp luật
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cẩn trọng với 3 thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản ngân hàng ngày Tết

Cập nhật: 19:41 ngày 19/01/2020
Ngân hàng SHB vừa phát đi cảnh báo về 3 thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài khoản ngân hàng mà các khách hàng cần lưu ý.

Trong khuyến cáo vừa được Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) phát đi, thủ đoạn thứ nhất, đối tượng thường mạo danh nhân viên ngân hàng gọi điện thông báo cho khách hàng có khoản tiền chuyển vào tài khoản nhưng bị lỗi giao dịch. Để nhận tiền, khách hàng cần cung cấp user, mật khẩu đăng nhập và mã xác thực giao dịch (OTP; Smart OTP); hoặc mạo danh nhân viên ngân hàng thông báo tài khoản của khách hàng bị xâm nhập và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đăng nhập, mật khẩu giao dịch Internet Banking; mã xác thực giao dịch...

{keywords}

Cẩn trọng với 3 thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản ngân hàng ngày Tết.

Thủ đoạn thứ hai, tội phạm lừa đảo mạo danh người thân/người quen (do hack được facebook, zalo, viber, messenger của những người này…) nhờ mua thẻ điện thoại/thanh toán chuyển khoản tới tài khoản do kẻ gian chỉ định; hoặc mạo danh cơ quan công an đe dọa khách hàng có liên quan đến đường dây tội phạm, sau đó yêu cầu chuyển khoản gấp.

Thủ đoạn thứ ba, tội phạm lừa đảo gửi tin nhắn thông báo trúng thưởng theo chương trình của ngân hàng và yêu cầu khách hàng đăng nhập theo đường link giả mạo do đối tượng lừa đảo gửi, nhập user và mật khẩu InternetBanking; mã xác thực sau đó lấy cắp thông tin và thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

Một số trường hợp, đối tượng mạo danh người thân gửi đường link giả dịch vụ chuyển tiền quốc tế WesternUnion nhờ nhận hộ tiền. Khi khách hàng truy cập vào đường link giả này và nhập thông tin đăng nhập, mật khẩu Ebank và OTP kích hoạt dịch vụ, đối tượng lừa đảo sẽ nắm được toàn bộ thông tin của khách hàng và tự cài đặt Smart OTP để giao dịch chuyển tiền.

Đường link giả WesternUnion thường có dạng https://bank247quocte-westernunion.weebly.com hoặc https://westernunion.weebly.com…

Ngân hàng SHB nhấn mạnh, ngân hàng không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin đăng nhập, mã xác thực giao dịch và mật khẩu Internet Banking hoặc số PIN thẻ ATM, số CVV2/CVC2 (ba số bảo mật ở mặt sau của thẻ tín dụng) hoặc bất kỳ thông tin cá nhân của khách hàng qua email hay điện thoại.

Theo đó, khách hàng tuyệt đối không cung cấp cho bất cứ ai các thông tin về các dịch vụ ngân hàng gồm tài khoản đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực OTP ngay cả khi nhận được yêu cầu từ nhân viên ngân hàng.

Khách hàng không được thực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng bất cứ khi nào nhận được cuộc điện thoại, tin nhắn có nội dung lạ, liên quan đến giao dịch ngân hàng như nạp thẻ, rút tiền, chuyển tiền qua ngân hàng hay truy cập vào link lạ.

"Khách hàng không truy cập hoặc nhập thông tin tên truy cập, mật khẩu đăng nhập Internet Banking/Mobile Banking, mã xác thực OTP, số tài khoản của mình vào một trang web/liên kết khác với trang web của ngân hàng" - SHB khuyến cáo.

Trước đó, ngân hàng Vietcombank cũng khuyến cáo khách hàng về các thủ đoạn và rủi ro bị đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tiền trong tài khoản vào dịp lễ, Tết.

"Hai thủ đoạn phổ biến là lừa đảo lấy cắp thông tin dịch vụ ngân hàng và thủ đoạn lừa đảo tự chuyển tiền" - Vietcombank cảnh báo.

Bắc Giang: Mới ra tù lại tiếp tục tàng trữ hàng cấm
(BGĐT) - Mới ra tù về tội buôn bán hàng cấm, Nguyễn Văn Trọng (SN 1997) ở thôn Bùng, xã An Dương, huyện Tân Yên (Bắc Giang) tiếp tục bị lực lượng chức năng bắt giữ về hành vi tàng trữ hàng cấm (pháo nổ).
Nhân viên cây xăng quật ngã tên cướp
Nhân viên cây xăng Đặng Văn Hạnh quật ngã Thái Mạnh Giáp (26 tuổi) khi bị tên này dùng dao khống chế yêu cầu mở két sắt giao tiền.

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...