Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhộn nhịp mùa vải thiều-2020
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang: Xin chủ trương cho phép thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh bằng visa du lịch

Cập nhật: 16:05 ngày 21/05/2020
(BGĐT)- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn vừa ký văn bản yêu cầu Sở Công Thương thực hiện các giải pháp xúc tiến, tiêu thụ vải thiều; thường xuyên nắm chắc tình hình thị trường, hằng ngày báo cáo tình hình, kết quả tiêu thụ và giá bán vải thiều với Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Thời gian thực hiện từ nay đến hết vụ vải thiều.
{keywords}

Người dân xã Phúc Hòa, huyện Tân Yên (Bắc Giang) thu hoạch vải thiều sớm.

Qua đây, giúp lãnh đạo tỉnh kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn nảy sinh từ thực tiễn khi vào vụ thu mua, tiêu thụ vải thiều.

Sở Công Thương chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng hai tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai và thị Bằng Tường, huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xuất khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc.

Công an tỉnh sớm báo cáo Bộ Công an về chủ trương cho phép thương nhân Trung Quốc được phép nhập cảnh vào Việt Nam, đến tỉnh Bắc Giang khảo sát, đàm phán, thu mua vải thiều bằng visa du lịch.

Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông; bảo đảm an ninh, trật tự cho người dân, thương nhân, doanh nghiệp thu mua vải thiều tại địa phương; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về các thủ tục hành chính cho thương nhân nước ngoài sang thu mua, tiêu thụ vải thiều; chỉ đạo thực hiện không để có hành vi sách nhiễu, bảo kê, thu các khoản phí ngoài quy định đối với các doanh nghiệp, thương nhân trên đến địa phương thu mua vải thiều.

Đối với một số sở, ngành liên quan và UBND các huyện, TP trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh yêu cầu chủ động thực hiện các biện pháp cụ thể, trong đó vừa bảo đảm xúc tiến, tiêu thụ vải thiều, vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19; kiểm soát tốt thị trường, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, thường xuyên kiểm tra, triển khai các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trừ lùi cân, trà trộn, gian lận trong mua bán vải thiều.

Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sản xuất, sử dụng các loại vật tư, thuốc bảo vệ thực vật đối với vải thiều; chủ động liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) để nắm bắt các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với việc xuất khẩu quả vải sang thị trường các nước…

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, năm 2020, dự kiến sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 160 nghìn tấn, tăng 10 nghìn tấn so với năm 2019; chất lượng quả vải cũng được bảo đảm; thời gian thu hoạch bắt đầu từ khoảng 20/5 đến 10/7, trong đó vải chín sớm bắt đầu thu hoạch từ 20/5 đến 10/6; vải thiều chính vụ từ 10/6 đến 10/7.

Thị trường xuất khẩu vải thiều của Bắc Giang vẫn chủ yếu là Trung Quốc qua các cửa khẩu hai tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai. Hiện đã có 250 thương nhân người Trung Quốc đăng ký đến Lục Ngạn thu mua vải thiều. Các trường hợp này sẽ được đón ngay từ cửa khẩu và đưa về cách ly đủ 14 ngày, bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định.

Tiêu thụ vải thiều năm 2020: Khai thác hiệu quả thị trường nội địa
(BGĐT) - Năm 2020 được nhận định là năm có nhiều khó khăn cho tiêu thụ nông sản nói chung, vải thiều của Bắc Giang nói riêng. Vì thế, một trong những giải pháp mà tỉnh đề ra để tiêu thụ nông sản này là khai thác tối đa thị trường trong nước.
Lục Ngạn: Cách ly tập trung đủ 14 ngày đối với người từ vùng dịch đến thu mua vải thiều
(BGĐT)- Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị bàn phương án cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nước ngoài và thương nhân đến xúc tiến, tiêu thụ vải thiều do UBND huyện Lục Ngạn vừa tổ chức. 
Tổ chức xúc tiến tiêu thụ vải thiều trực tuyến
(BGĐT) - Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hoạt động xúc tiến tiêu thụ vải thiều bằng hình thức hội nghị trực tuyến; truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, một số đài địa phương và fanpage trên mạng xã hội.

Thành Nam

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...