Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tiếp sức cho thanh niên khuyết tật

Cập nhật: 08:15 ngày 12/07/2019
(BGĐT) - Dù mới thành lập nhưng Câu lạc bộ (CLB) Thanh niên khuyết tật huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm, giúp hội viên, thanh niên khuyết tật tự lập, vươn lên trong cuộc sống.

Gieo ước mơ, hy vọng

Có mặt ở Tổ Nghề thủ công mỹ nghệ (thuộc CLB Thanh niên khuyết tật huyện Hiệp Hòa) tại thôn Trung, xã Bắc Lý vào buổi chiều cuối tuần, chúng tôi cảm nhận không khí lao động rất hăng say. 

{keywords}

Các thành viên Tổ Nghề thủ công mỹ nghệ thực hiện một công đoạn gia công, lắp ráp dây tai nghe điện thoại.

Được biết Tổ nghề hiện thu hút 12 lao động tham gia, đều là thanh niên khuyết tật trên địa bàn các huyện Hiệp Hòa, Sơn Động, Lục Ngạn cùng một số tỉnh lân cận: Vĩnh Phúc, Lạng Sơn…

Chị Hoàng Thị Miền (SN 1990) quê ở xã Dương Hưu (Sơn Động) tham gia sản xuất tại đây gần 2 tháng nay. Do bị teo cơ bẩm sinh nên chị phải dùng ghế nhựa để di chuyển. Đi xin việc ở nhiều nơi nhưng chị chỉ nhận được những cái lắc đầu.

Biết đến thông tin về tổ nghề, chị Miền xin vào làm việc. Vừa thoăn thoắt lắp ráp dây tai nghe, chị Miền vừa chia sẻ: “Làm việc tại đây, tôi cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Tôi sẽ cố gắng học hỏi, làm việc chăm chỉ để có thể tự lo cuộc sống bản thân và đỡ đần gia đình”.

Được biết, ngay sau khi CLB Thanh niên khuyết tật huyện Hiệp Hòa ra đời, anh Nguyễn Đức Anh (SN 1984), Phó Chủ nhiệm CLB tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của thị trường rồi đề xuất với Ban chủ nhiệm thành lập tổ nghề tạo việc làm cho hội viên. 

Thành viên tổ nghề đều là những thanh niên khuyết tật. Nhờ vào lợi nhuận thu được cùng với nguồn vận động xã hội hóa, hiện tổ nghề cơ bản trang trải đủ chi phí sinh hoạt cho các thành viên đồng thời tái sản xuất.

Bản thân anh Nguyễn Đức Anh cũng bị khuyết tật từ nhỏ nên anh hiểu hơn ai hết sự khó khăn của những người cùng cảnh ngộ. Để có địa điểm hoạt động, anh bàn với gia đình sử dụng căn nhà đang ở làm xưởng sản xuất, bố trí chỗ ở cho các thành viên và được gia đình ủng hộ. Ngoài ra, Ban Chủ nhiệm CLB vận động các mối quan hệ từ người thân, bạn bè để hỗ trợ kinh phí ban đầu cũng như giúp kết nối tìm nguồn hàng.

Vượt qua những khó khăn ban đầu, các thành viên dần quen việc, năng suất lao động tăng dần. Hiện các thành viên đã thành thạo việc gia công, lắp ráp dây tai nghe, làm vòng tay, gấp giấy vàng mã...

Tìm kiếm cơ hội, vượt lên hoàn cảnh

Theo anh Vũ Chí Công, Bí thư Huyện đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên huyện, việc thành lập Tổ Nghề thủ công mỹ nghệ không chỉ giúp người khuyết tật có nơi nương tựa mà còn là nơi trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp thanh niên khuyết tật tự lập hơn trong cuộc sống.

CLB Thanh niên khuyết tật huyện Hiệp Hòa khi mới ra đời (tháng 4-2019) có 15 thành viên, đến nay đã quy tụ được hơn 40 người. Nơi đây đã và đang trở thành mái nhà chung của thanh niên khuyết tật, chia sẻ vui buồn, hỗ trợ nhau trong công việc, cuộc sống.

Xuất phát từ điều này, thời gian qua, Huyện đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên huyện Hiệp Hòa, CLB Thanh niên khuyết tật tỉnh Bắc Giang vận động nhiều tổ chức, cá nhân đồng hành, ủng hộ CLB. Ví như Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hiệp Hòa ủng hộ 10 triệu đồng tiền mặt, 2 chiếc quạt; CLB Thanh niên khuyết tật tỉnh kêu gọi chị Nguyễn Thị Huyền, xã Hương Lâm giới thiệu đầu mối công việc. 

Đoàn xã Bắc Lý; Ban quản lý và người dân thôn Trung, xã Bắc Lý ủng hộ đồ dùng, nhu yếu phẩm cần thiết. Ngoài ra, các thành viên CLB còn được hướng dẫn, đào tạo nghề miễn phí, phổ biến một số kiến thức, kỹ năng giao tiếp xã hội.

Không chỉ năng động tìm kiếm công việc cho các hội viên, các thành viên CLB Thanh niên Khuyết tật huyện còn tích cực khởi nghiệp, tự tạo việc làm cho bản thân. Đơn cử như anh Nguyễn Văn Lâm (SN 1984), Chủ nhiệm CLB tự lập với mô hình kinh doanh hàng tạp hóa, may mặc tại nhà. Mỗi tháng anh thu nhập từ 3 đến 4 triệu đồng. Anh Nguyễn Minh Nhật, xã Đoan Bái dù bị liệt toàn thân nhưng vẫn thành công khi khởi nghiệp với việc thu mua tóc qua mạng xã hội.

Anh Lê Viết Thuận, Chủ nhiệm CLB Thanh niên khuyết tật tỉnh chia sẻ: "Trăn trở lớn nhất của Ban chủ nhiệm hiện nay là làm sao tìm kiếm công việc ổn định, phù hợp với sức khỏe đồng thời kết nối đầu ra cho sản phẩm. Từ đó nâng năng suất lao động, thu nhập, giúp người lao động khuyết tật ổn định cuộc sống. 

Mong rằng, tới đây, CLB tiếp tục nhận được sự đồng hành, ủng hộ của các doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm từ việc kết nối, giới thiệu việc làm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm".

Tặng quà trẻ khuyết tật, hoàn cảnh khó khăn tại Việt Yên
(BGĐT) - Hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2019, ngày 10-6, Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, Quỹ Vì trẻ em khuyết tật Việt Nam, Nhóm từ thiện Minh Đức (TP Hà Nội) phối hợp tổ chức chương trình trao quà cho trẻ em ở các xã: Hồng Thái, Tăng Tiến (Việt Yên).
Việt Nam - Hoa Kỳ ký biên bản hỗ trợ người khuyết tật
Ngày 20-4, tại tỉnh Đồng Nai, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Văn phòng Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng 701) đã ký biên bản ghi nhận ý định về quan hệ đối tác mới để hỗ trợ người khuyết tật.
Chàng trai khuyết tật Nguyễn Minh Nhật: Chỉ một ngón tay, thay đổi số phận
(BGĐT)- Vượt lên sự nghiệt ngã của số phận, chàng trai Nguyễn Minh Nhật (SN 1980) ở thôn Khánh Vân, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) khiến nhiều người cảm phục nghị lực khi anh chiến thắng thương tật, làm chủ cuộc sống.
Vượt lên khuyết tật làm chủ cuộc sống
(BGĐT) - Không trông chờ sự giúp đỡ, nhiều thanh niên khuyết tật vượt lên mọi khó khăn để học nghề, bồi dưỡng kỹ năng sống và tìm cho mình công việc phù hợp. 

Tuyết Mai

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...