Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 31 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chuyện nghề của thầy giáo mầm non

Cập nhật: 07:00 ngày 28/01/2019
(BGĐT) Ở Trường Mầm non Phượng Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang) có một lớp học đặc biệt. Người đứng lớp hằng ngày dạy trẻ học ăn, học nói, múa hát ấy không phải là cô giáo như thường thấy mà là thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Duy (SN 1995).

Thầy Duy về nhận công tác tại Trường Mầm non Phượng Sơn từ tháng 8-2015 với nhiều bỡ ngỡ. Nhưng từ những kiến thức được đào tạo ở trường, chịu khó học hỏi đồng nghiệp, nắm chắc tâm lý lứa tuổi và tình yêu thương với con trẻ giúp thầy nhanh chóng bắt nhịp với công việc.

{keywords}

Thầy Duy và các bé Trường Mầm non Phượng Sơn.

Nói về cơ duyên đến với nghề, thầy chia sẻ: “Ngày còn học ở Trường THPT Lục Ngạn số 3, tôi ước mơ sau này làm kỹ sư tin học, chưa bao giờ nghĩ sẽ làm nghề “gõ đầu trẻ”. Thế rồi bước vào giai đoạn nước rút phải làm hồ sơ xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, thầy cô, bạn bè khuyên tôi có năng khiếu ca hát, giọng nói truyền cảm sẽ phù hợp hơn nếu theo ngành sư phạm. Nghĩ đi nghĩ lại cũng đúng nên tôi chọn học hệ trung cấp sư phạm mầm non”. Ngày nhập học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, nhiều bạn cùng trang lứa bất ngờ khi trong số 360 chỉ tiêu trúng tuyển vào Khoa Mầm non chỉ có Duy là nam giới. Từ đó cho đến khi tốt nghiệp, nam sinh duy nhất của khoa luôn chăm chỉ học tập, được thầy cô, bạn bè yêu mến.

Dù quá trình học ở trường và giai đoạn thực tập, Duy đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đứng trước lớp nhưng khi trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dạy hơn 30 trẻ mới thấy công việc này không hề dễ dàng, nhất lại là với nam giới. Là giáo viên mới vào nghề, chưa có gia đình, thời gian đầu nhiều phụ huynh chưa tin tưởng, ngại gửi con vào lớp thầy phụ trách. Hay như mỗi khi đến bữa ăn, tập múa, tập hát, trẻ thường mè nheo, làm nũng hoặc hiếu động chạy nhảy là những thử thách với thầy giáo trẻ. Ngày đầu đi dạy đối với Duy là một kỷ niệm không bao giờ quên bởi chính hôm đó thầy “đứng hình” như muốn khóc. Trở lại lớp sau mấy tháng nghỉ hè, trẻ quấy khóc, đòi về rất nhiều, thầy cùng đồng nghiệp phải xoay như chong chóng, tìm mọi cách để em ngoan hơn. Một ngày làm việc của Duy bắt đầu từ 6 giờ 30 phút sáng. Trưa đến, các em bắt đầu ngồi vào bàn ăn, đây là lúc vất vả nhất bởi thầy phải chia cơm và thức ăn, rồi vừa cho ăn, vừa dỗ. Sau đó đến giờ cho các bé đi ngủ, Duy lại tiếp tục công việc bằng cách hát hoặc kể chuyện…

Khó khăn nhiều song niềm vui cũng không kể hết. Khi đã quen, các em gần gũi, coi thầy như người thân. Vui nhất là mỗi buổi sáng được đón học sinh đến lớp, được các em quấn quýt, kể những câu chuyện hồn nhiên của trẻ thơ. Có lần Phòng Giáo dục và Đào tạo Lục Ngạn tổ chức sinh hoạt chuyên môn cấp huyện, thầy Duy được nhà trường phân công giảng dạy về giáo dục âm nhạc. Nhiều các cô giáo từ các trường mầm non trên địa bàn dự giờ với ánh mắt tò mò xem “thầy giáo mầm non” dạy trẻ như thế nào. Buổi dạy kết thúc, thầy Duy nhận được nhiều lời ngợi khen và những ý kiến đóng góp bổ ích từ đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn về chuyên môn, kỹ năng. Trong giờ dạy, thầy khéo léo lồng ghép giáo dục kiến thức thông qua trò chơi giúp trẻ hào hứng và nhớ lâu. Tiêu biểu như các hoạt động trải nghiệm về nghề nghiệp (tập làm bác sĩ, công an, giáo viên, bộ đội); vẽ tranh, múa hát, làm bánh truyền thống, kỹ năng cơ bản tham gia giao thông...

Liên tục hai năm học 2016-2017, 2017-2018, thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Duy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tháng 12-2018, thầy đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Duy cho biết thêm, hiện nay ngoài thời gian ở trường, cuối tuần, thầy tranh thủ học liên thông bậc đại học với mong muốn nâng cao thêm kiến thức, kỹ năng để chăm sóc, dạy trẻ tốt hơn.

Nâng cao kỹ năng chuyên môn bậc học mầm non
(BGĐT)-Sáng 21-12, tại Trường Mầm non xã Lãng Sơn, Phòng Giáo dục & đào tạo huyện Yên Dũng (Bắc Giang) tổ chức hội nghị chuyên môn giáo dục mầm non với chủ đề "Sân chơi chiến sĩ tí hon" năm học 2018-2019.
 
Giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn tại cơ sở giáo dục mầm non
(BGĐT) - Bảo đảm an toàn là yêu cầu đặc biệt quan trọng trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Mặc dù Chính phủ, ngành giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác này song thời gian gần đây, ở một số cơ sở giáo dục trong tỉnh Bắc Giang liên tiếp xảy ra các vụ việc ảnh hưởng đến an toàn của trẻ. Cần làm gì để không tái diễn tình trạng này?
 
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung gần 27.000 biên chế giáo viên mầm non
Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung biên chế cho bậc mầm non đối với 17 tỉnh có tăng dân số cơ học là 20.973 giáo viên và 15 tỉnh Tây Nguyên là 5.735 giáo viên.
 
Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
(BGĐT)-Ngày 18-10, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Dũng (Bắc Giang) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán các trường mầm non trong huyện.
 
Giáo dục mầm non ngoài công lập: Khuyến khích đầu tư, tăng cường quản lý
(BGĐT)- Thời gian gần đây, nhiều cơ sở mầm non ngoài công lập tại TP Bắc Giang hình thành đã đáp ứng nhu cầu đưa trẻ ra lớp và giảm tải cho trường công lập. Tuy nhiên, để những cơ sở này phát huy hiệu quả cần tăng cường công tác quản lý.
 
Đến trường mầm non, phụ huynh bất ngờ được mời chào rửa ảnh con với giá cao
(BGĐT) - Mấy ngày nay, một số phụ huynh có con đang học tại Trường Mầm non Ngô Quyền (TP Bắc Giang) phản ánh về việc hai thợ ảnh đến trường chụp ảnh con em họ mà không xin ý kiến.
 
Vụ trẻ mầm non bị bạn 'đánh hội đồng': Đình chỉ 3 cô giáo
Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Ninh Bình đã kiểm tra và xác định 3 cô giáo để trẻ mầm non bị cả chục bạn cùng lớp “đánh hội đồng” đã vi phạm lỗi kỹ năng sư phạm.
 

Thu Trang

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...