Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nhóm sinh viên sáng chế ra máy cấy cho đồng bào dân tộc

Cập nhật: 10:08 ngày 12/01/2018
Đang là sinh viên năm thứ ba, thứ tư của Trường đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội, nhóm sinh viên gồm 5 bạn đã cho ra đời máy cấy cho đồng bào dân tộc có tính ứng dụng cao.
{keywords}

Các thành viên nhóm đạt giải ba với máy cấy 3 trong 1. Ảnh: Nghiêm Huê.

Nhóm gồm: Lê Công Huy, Nguyễn Phi Học, Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Văn Tiến, Chử Anh Tuấn đưa ra ý tưởng máy cấy phục vụ đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc. Lê Công Huy, trưởng nhóm cho biết, các thành viên trong nhóm đều xuất thân từ con cháu nông dân. Nhà bạn nào cũng có ruộng nên nhóm nảy ra ý tưởng tạo ra một loại máy cấy phục vụ bà con. “Trước khi thực hiện, nhóm cũng đã tham khảo máy cấy của Nhật, máy cấy do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Máy cấy của Nhật có nhiều tính năng tiện lợi nhưng lại cồng kềnh, giá thành cao so với thu nhập của người nông dân. Máy cấy sản xuất trong nước giá thành vừa phải nhưng vẫn phụ thuộc vào sức người. Từ những hạn chế của các loại máy này, nhóm em đưa ra mô hình máy cấy sử dụng động cơ honda GX100 với công suất 2,1 kW chạy bằng nguyên liệu xăng tương tự các máy cắt cỏ hay máy bơm trên thị trường với khối lượng nhỏ gọn. Đồng thời có thể tháo rời thành các mô đun rất tiện lợi khi vận chuyển trên địa hình đồi núi và có thể sử dụng được đối với đặc thù ruộng bậc thang”, Huy cho hay.

Không những cấy mà máy còn kết hợp được tính năng bón phân. Với trọng lượng khoảng 50-60kg, ngoài nhiệm vụ cấy, bón phân, máy có thể được sử dụng như một chiếc máy bơm khi hết vụ cấy.

Nhóm của Huy đặt mục tiêu máy có thể đạt năng suất bằng 10 -12 người cấy bình thường. Với 2 lít xăng, máy có thể cấy được từ 5-7 sào Bắc bộ. Cả nhóm làm việc với sự hướng dẫn và thẩm định lại của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kiên thuộc bộ môn Công nghệ chế tạo máy của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Từ đó chỉnh sửa lại thiết kế, tối ưu toàn bộ kết cấu, kích thước, công nghệ chế tạo,…

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm của Huy gặp rất nhiều khó khăn. Nhiệm vụ học, thi chiếm gần như hết quỹ thời gian ban ngày. Do đó, nhóm thường phải tranh thủ làm buổi tối. Do mới là năm thứ ba nên kỹ thuật cắt, hàn của nhóm gần như chưa được thuần thục. “Khi nhìn máy có thể thấy những mối hàn còn rất gồ ghề, chưa nuột. Nhưng điều đó cũng khẳng định công trình là của chính nhóm chứ không nhờ ai khác”, Huy nói và cho biết sau khi giành giải Ba, nhóm sẽ đưa máy đi thử nghiệm vào vụ Đông Xuân tới.

Đánh giá về công trình nghiên cứu sáng tạo của sinh viên, Giáo sư Đinh Văn Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, sinh viên của trường không chỉ có nhiệm vụ học tập mà còn nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn. Các công trình của sinh viên ngoài mang tính học thuật còn có tính ứng dụng rất cao.

Theo Tiền Phong

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...