Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 29 °C / 25 - 28 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Nữ tiến sĩ 'biến nước ao thành nước uống'

Cập nhật: 19:53 ngày 03/01/2018
33 tuổi, nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Thủy là một trong 9 nhà khoa học trẻ vừa được Trung ương Đoàn và Bộ Khoa học - Công nghệ trao giải thưởng “Quả cầu vàng 2017”.
{keywords}

Tiến sĩ Nguyễn Thị Thủy (trái) nhận quà từ Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng trong ngày nhận giải "Quả cầu vàng 2017".

Tiến sĩ (TS) Nguyễn Thị Thủy hiện là giảng viên Khoa công nghệ sinh học và kỹ thuật môi trường Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh (HCM).

Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, Thủy được học bổng và cô tới Viện Công nghệ châu Á (AIT) ở Thái Lan để tiếp tục học hành, nghiên cứu để lấy bằng thạc sĩ. Sau hai năm học tại AIT, Thủy đã bảo vệ thành công đề tài thạc sĩ về xử lý nước uống cho những tình huống khẩn cấp.

Đề tài của Thủy là xử lý nước sử dụng màng lọc, với nguồn nước cấp là từ ao, hồ, sông và tận dụng sức lực con người để vận hành bơm tay, không sử dụng điện, không dùng tới hóa chất.

Với đề tài này, năm 2010 Nguyễn Thị Thủy đã đoạt giải thưởng President’s choice của AIT. 

Tại lễ trao giải thưởng Quả cầu vàng 2017, Thủy cho biết cô đang tập trung cho đề tài xử lý nước thải từ các cơ sở in ấn, bao bì bằng công nghệ keo tụ điện.

Theo TS Thủy, nước thải từ các ngành sản xuất khác nhau có những thành phần ô nhiễm đặc trưng và tác động tới môi trường nước cũng khác nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của con người.

Nước thải mực in thường được coi là chất thải nguy hại và khi thải bỏ phải tuân theo một quy trình xử lý nghiêm ngặt bởi thành phần phức tạp, bao gồm các chất màu, dung môi hữu cơ, chất dầu mỡ, các chất phụ trợ và có thể có một lượng các kim loại nặng. Thủy cho biết khi bắt tay vào đề tài này thì trên thế giới đã có rất nhiều phương pháp khác nhau như thiêu đốt, keo tụ hóa học, hấp phụ, oxy hóa và xử lý sinh học... đã được sử dụng để xử lý nước thải mực in.

Theo các chuyên gia, công nghệ keo tụ điện hóa hiện là một phương pháp xử lý nước và nước thải rất được quan tâm. Mặc dù ứng dụng của keo tụ điện hóa là khá phổ biến trên thế giới, nhưng tại Việt Nam phương pháp này vẫn còn khá mới mẻ.

PV (tổng hợp)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...