Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 28 °C / 25 - 27 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thạc sĩ 8x trồng rau... bằng điện thoại di động!

Cập nhật: 13:58 ngày 11/07/2017
Nhiều người biết đến chàng trai 8X, thạc sĩ công nghệ sinh học Nguyễn Đức Huy - Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp Thủy canh Việt (Đà Lạt) bởi mô hình làm vườn đặc biệt của anh. 

{keywords}

Công nhân đang chăm sóc vườn cà chua.

Chỉ thong thả ngồi lướt mạng ở nhà nhưng quản lý được quá trình sinh trưởng của rau quả thông tin được truyền về bằng công nghệ sử dụng phần mềm theo dõi tự động, giúp giảm đáng kể nhân công lao động, đồng thời tối ưu hóa quá trình chăm sóc cây trồng và nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

Từ bỏ công chức về trồng rau

Năm 2014, sau một thời gian thử việc, Huy cầm trong tay quyết định tuyển dụng vào biên chế chính thức thuộc Phòng Kinh tế, UBND TP Đà Lạt. Vị trí này đối với nhiều thanh niên mới ra trường trong thời buổi “có bằng đại học, cao đẳng... nhưng khó xin việc” như hiện nay là một mơ ước. Thế nhưng, Huy lại từ bỏ công chức quyết định về nhà trồng rau.

Ban đầu, anh vay đầu tư 150 triệu đồng và bắt đầu tìm kiếm các đối tác làm vườn. Với 5.000m2 đất vườn của gia đình, anh cho dựng nhà kính được lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động đạt chuẩn, chuyên trồng các loại cà chua, ớt ngọt, dưa leo... Miệt mài với công việc, vận dụng vốn kiến thức học được vào sản xuất, nhưng vụ đầu tiên kết quả gần như mất trắng... “Thất bại lần đầu, tôi lại quay về với việc tìm tòi, rút kinh nghiệm, rất may, trong quá trình gieo trồng các loại rau, tôi đã kịp thời thu thập được các dữ liệu vô sinh và hữu sinh trên từng loại cây trồng. Đối với tôi, thành quả này với vụ rau màu đầu tiên là tốt, tuy nhiên chưa có lợi nhuận gì” - Huy nói.

Quá trình đi học tại Israel, Huy đã được tiếp cận nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến và quyết tâm đưa công nghệ tiên tiến nhất vào phục vụ sản xuất tại quê nhà, để cho ra những sản phẩm nông nghiệp sạch. Nghĩ là làm, anh bắt tay nghiên cứu, thiết lập công nghệ sử dụng phần mềm theo dõi tự động trong sản xuất với sự hỗ trợ đắc lực của em trai là Nguyễn Tùng Thiện Duy và phải mất rất nhiều tháng mới thiết lập thành công.

Hệ thống được thiết lập, Huy bắt đầu sống gắn bó với vườn rau, mày mò, nghiên cứu, tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn. Cũng từ đây, vườn rau của anh bắt đầu cho thu nhập, rồi anh đầu tư mua thêm đất làm vườn. Hiện nay Huy đang sở hữu 7 khoảnh vườn với tổng cộng 2ha đầy đủ các loại rau quả.

Làm vườn ở mọi nơi!

Vừa ngồi cà phê Huy vừa trình diễn cho chúng tôi xem việc làm vườn bằng công nghệ điện toán đám mây. Tất cả các dữ liệu liên quan quá trình sinh trưởng của vườn cây được cập nhật qua chiếc điện thoại thông minh. Thông qua bộ điều khiển này, mỗi chậu cây trồng đều được gắn một chíp nhỏ đo đếm quá trình phát triển cây, con chíp được dẫn tới hệ thống điều khiển tổng có kết nối wifi.

Lúc này, người dùng có thể giám sát được vườn rau ở bất cứ nơi đâu nếu thiết bị theo dõi như điện thoại thông minh, máy tính (cài phần mềm quản lý “khu vườn”) có kết nối Internet... “Nếu phát hiện ra điều bất thường, tôi sẽ điều chỉnh, còn nếu không thì nước, phân, nhiệt độ vẫn duy trì như chương trình đã cài đặt sẵn. Nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất mỗi gốc cà chua có thể thu hoạch từ 6 - 8kg (có những gốc thu 10kg, bình thường chỉ 3 - 4kg/gốc); ớt ngọt từ 5 - 6kg/gốc (gần gấp đôi bình thường); dưa leo 3kg/gốc...” - Huy nói.

Được biết, có rất nhiều thương hiệu lớn đề nghị mua lại chương trình quản lý nhà vườn công nghệ mới nhưng Huy không đồng ý: “Phần mềm quản lý sản xuất của tôi là độc quyền, ai mua cũng không bán. Hiện tôi đang tiếp tục mày mò tìm hiểu, cải thiện hệ thống tưới tiêu, phân bón nhằm hạn chế tối đa sức người, để công nhân đỡ cực”. Huy cho biết dự tính trong tương lai sẽ tiếp tục tìm hiểu nhu cầu của thị trường và phát triển thêm, sau đó mở rộng quy mô sản xuất.

Theo Lao động

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...