Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp sống trẻ
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Trại 'thấu hiểu' của học sinh

Cập nhật: 09:29 ngày 09/07/2017
Tác giả sáng kiến thành lập Camprehension là Nguyễn Anh Hân, nữ sinh lớp 10 Trường THPT Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội). Trong 2 ngày tại Trại hè tâm lý Camprehension, 40 trại viên đã được 60 bạn (tình nguyện tham dự vào ban tổ chức) cùng tuổi vui chơi cùng, chia sẻ và truyền đạt thông tin về sức khỏe tâm thần.

{keywords}

Trại viên tham gia trò chơi. Ảnh: Nhật Linh.

Thông điệp  mà các học sinh muốn chuyển tải cho nhau và tới các bậc phụ huynh là “Những rắc rối tâm lý trong đời sống là chuyện hết sức bình thường. Hãy chia sẻ với ai đó về tình trạng bất ổn của mình. Việc thăm khám bệnh tâm lý không phải là việc đáng xấu hổ”.

Đúng như tên gọi Camprehension (tạm dịch Trại thấu hiểu) và chủ đề năm nay là Fulcrum-Điểm tựa, các thành viên ban tổ chức và trại viên (tuổi từ 16-20) cùng nhau trò chuyện, thư giãn, sơ cứu tâm lý. Mỗi bên đều thêm sự hiểu biết và cơ hội khám phá nội tâm của người khác và bản thân mình.

Trại hè diễn ra trong hội trường lớn của Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội. Một dãy bàn thông tin kê gần sát tường, để lại khoảng không lớn ở giữa. Thành viên ban tổ chức và trại viên được khuyến khích ăn mặc thoải mái như đi picnic. Tùy ý thích có nhóm ngồi buôn chuyện, chơi trò chơi, nằm trên thảm đọc sách...

Góc cuối hội trường, sau tấm màn che có một bàn viết để trại viên vào đó viết giấy nhắn nói mong muốn thầm kín hoặc “lời thú tội”. Những giấy nhắn “nặc danh” này cuối buổi bế mạc sẽ được dán lên phông màn sân khấu để mọi người cùng đọc.

Ban chuyên môn chia nhau ngồi tiếp chuyện trại viên tại các bàn tách biệt với chủ đề: Rối loạn lo âu, Rối loạn lưỡng cực, Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, Trầm cảm, tự hại, Rối loạn giấc ngủ, Rối loạn ăn uống.

Với lệ phí 250 nghìn, trong 2 ngày, trại viên được gặp gỡ giao lưu cùng Ban chuyên môn, nhận lời khuyên từ hai chuyên gia trong cuộc trao đổi thảo luận và vui chơi thư giãn trong âm nhạc và ăn trưa.

Có mặt trong buổi tọa đàm kín với trại viên, phụ huynh, tiến sĩ Tâm lý học Đào Thị Diệu Linh cho biết, nội dung buổi gặp đã được cam kết không chia sẻ nên chị không thể kể về các trường hợp hỏi đáp cụ thể. Do không dựa vào kết quả khám bệnh, xét nghiệm nên các chuyên gia cũng như ban chuyên môn trong trại hè chỉ dừng ở mức độ truyền đạt thông tin chứ không tư vấn.

Diệu Linh cho biết, chị rất ủng hộ hoạt động của dự án “Lần đầu tiên một nhóm học sinh cấp 3 đứng ra giúp phụ huynh và học sinh hiểu được rằng “rắc rối tâm lý trong đời sống là chuyện hết sức bình thường”. 

Theo Tiền Phong

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...