Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 28 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp cầu bạn đọc
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Một hộ dân xã Bình Sơn (Lục Nam) nhiều lần phá rừng: Xác định rõ diện tích thiệt hại, xử lý nghiêm vi phạm

Cập nhật: 07:58 ngày 28/04/2021
(BGĐT) - Dù nhiều lần bị xử phạt về hành vi phá rừng, song vì lợi ích kinh tế, gia đình ông Trương Văn Hòa ở thôn Nghè Mản, xã Bình Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, ngang nhiên phá rừng. Mới đây, hộ dân này lại tiếp tục phát, phá diện tích lớn rừng tự nhiên được giao hỗ trợ bảo vệ để trồng rừng kinh tế, gây bức xúc trong dư luận.

Phá hơn 3 héc-ta rừng mới bị phát giác

Theo tố cáo của công dân, những ngày nửa cuối tháng 3, gia đình ông Trương Văn Hòa thuê máy xúc phát phá, san gạt một khoảnh rừng rất lớn, rộng vài héc-ta. Khu vực này còn nhiều rừng tự nhiên tái sinh, có nhiều gỗ như lim, dẻ, sau sau… 

{keywords}

Một trong số những cây gỗ bị chặt tại hiện trường.

Trong đó có nhiều cây lớn đường kính vài chục cm. Đáng chú ý, khi hộ ông Hòa phá xong khoảnh rừng, công dân tố giác, chính quyền, cơ quan kiểm lâm địa phương mới biết vụ việc (ngày 26/3, cán bộ Hạt Kiểm lâm Lục Nam mới đến lập biên bản hiện trường; ngày 15/4, tổ công tác của UBND xã Bình Sơn tiến hành kiểm tra, xác định diện tích rừng bị chặt phá). 

Diện tích rừng bị phá ban đầu được xác định khoảng 1,7 héc- ta, thuộc lô 02a, khoảnh 13 thôn Nghè Mản, xã Bình Sơn. Diện tích rừng trên được quy hoạch là rừng sản xuất, giao cho hộ ông Trương Văn Hòa (SN 1965) thôn Nghè Mản quản lý, bảo vệ. Trong đó diện tích rừng tự nhiên tái sinh khoảng 0,08 héc- ta có nhiều cây gỗ đường kính 10-20 cm. Thời điểm bị phá khoảng 24, 25/3/2021.

Ngày 15/4, mục sở thị khoảnh rừng trên thấy hiện trường đã bị san gạt trơ sỏi đất, không còn cây cối, gần chục người thân của gia đình ông Hòa đang trồng bạch đàn tại đây. Quan sát thấy nhiều cây gỗ bị đốn hạ còn sót lại gốc, có cây đường kính 30-40cm; nhiều đám tro và những cây, gốc gỗ bị đốt cháy chưa hết sót lại nham nhở. 

Để ý kỹ thấy rất nhiều gốc gỗ được khéo léo che đậy bằng cây bụi, đất đá. Trao đổi với tổ công tác của UBND xã Bình Sơn và phóng viên, ông Hòa cho biết diện tích rừng gia đình ông phát phá chủ yếu là lái cỏ, chỉ một phần nhỏ là rừng tự nhiên tái sinh.

Do một số nội dung, số liệu chưa thống nhất, ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm Lục Nam tiếp tục phối hợp với UBND xã Bình Sơn, tái kiểm tra hiện trường lô rừng bị phá thuộc sự quản lý của gia đình ông Hòa. Kết quả xác định diện tích bị phát phá, san gạt là hơn 3 héc- ta (khoảng 1,25 héc- ta là lái cỏ, 1,75 héc- ta là rừng). Trong số này có khoảng 0,5 héc- ta nằm trong diện tích được Nhà nước hỗ trợ tiền khoanh nuôi, bảo vệ hằng năm (?!).

Liên tiếp tái phạm

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Minh Hải, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Lục Nam thừa nhận: Để xảy ra việc công dân phá diện tích lớn rừng trên địa bàn, trách nhiệm trước hết thuộc về Hạt. Nguyên nhân là do cán bộ phụ trách rừng khu vực Bình Sơn thời gian qua bị bệnh, thường xuyên nghỉ điều trị nên việc quản lý chưa tốt.

{keywords}

Dấu tích còn lại của vụ phá rừng.

Lãnh đạo UBND xã Bình Sơn cũng cho hay, do phải thực hiện nhiều công việc chuẩn bị cho bầu cử đại biểu HĐND xã, cán bộ lâm nghiệp lại mới được thay thế nên chưa phát hiện kịp thời vụ việc để có biện pháp ngăn chặn…

Được biết, gia đình ông Hòa là một trong số hộ có tổng diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao quản lý, bảo vệ nhiều nhất xã Bình Sơn và là hộ giàu lên trông thấy nhờ rừng. Cụ thể, tổng diện tích đất rừng và đất lâm nghiệp gia đình ông đang quản lý, bảo vệ khoảng 75,5 héc- ta. Trong đó, diện tích được cấp giấy chứng nhận hơn 47,5 héc- ta, diện tích nhận chuyển nhượng (theo gia đình cung cấp) khoảng 14 héc- ta; diện tích nhận hỗ trợ của Nhà nước, bảo vệ rừng tự nhiên hơn 14 héc- ta.

Theo người dân địa phương, đây không phải lần đầu tiên hộ ông Hòa phát, phá rừng trái phép mà trước đó đã nhiều lần bị xử phạt về hành vi này. Tính riêng từ năm 2015 đến nay, hộ ông Hòa đã bị Hạt Kiểm lâm Lục Nam 3 lần lập biên bản, xử phạt hành chính với tổng số tiền 27 triệu đồng về hành vi phá 1,93 héc- ta rừng trái pháp luật.

Cần xử lý nghiêm để răn đe

Tìm hiểu nhận thấy, sở dĩ hộ ông Hòa tái phạm nhiều lần là do mức phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Theo quy định của pháp luật, hành vi phá rừng nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và đối tượng vi phạm còn phải khắc phục hậu quả như: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính; buộc trả lại diện tích rừng bị lấn, chiếm… 

Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp khắc phục hậu quả chưa được cơ quan chức năng địa phương thực hiện triệt để. Chính vì vậy, sau khi bị xử phạt hành chính, hộ ông Hòa tiếp tục sử dụng diện tích đất rừng mình vừa phát phá để trồng rừng kinh tế mà không bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Một héc- ta rừng bạch đàn trồng 4-5 năm (theo người dân địa phương) có thể cho nguồn thu hàng trăm triệu đồng, đây chính là nguyên nhân hộ ông Hòa coi thường pháp luật cố tình tái phạm.

Được biết, hằng năm hộ ông Hòa nhận hỗ trợ tiền khoanh nuôi, bảo vệ hơn 14 héc- ta rừng tự nhiên tái sinh, trong đó có nhiều cây lim quý. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên và thông tin từ người dân sở tại thì diện tích rừng tự nhiên còn lại do gia đình được giao quản lý hiện còn rất ít. 

Dư luận đặt câu hỏi, vậy số rừng còn lại nằm ở đâu? Đề nghị cơ quan chuyên môn huyện Lục Nam xác minh, điều tra làm rõ diện tích rừng tự nhiên hộ ông Hòa nhận hỗ trợ bảo vệ còn lại, diện tích rừng bị thiệt hại là bao nhiêu, làm căn cứ xử lý nghiêm vi phạm, không để tái diễn nạn phá rừng trên địa bàn.

Bài, ảnh: Tuấn Dương

Bài 1: Nóng bỏng nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép
Tây Nguyên đang bước vào thời kỳ cuối của mùa khô năm 2020. Thời điểm này, trên địa bàn liên tục xảy ra các vụ phá rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép quy mô lớn. Ðiều đáng nói, lâm tặc ngang nhiên đột nhập các vườn quốc gia, khu bảo tồn, rừng tự nhiên và vùng giáp ranh giữa các tỉnh để khai thác gỗ. Khi vụ việc được phát hiện, rừng đã bị thiệt hại nặng nề.
2 bị cáo phá rừng tại huyện Yên Thế lĩnh án hơn 6 năm tù
(BGĐT)- Ngày 11-11-2019, Tòa án nhân dân huyện Yên Thế mở phiên tòa sơ thẩm xét xử công khai 2 bị cáo trong vụ án “Hủy hoại rừng”, xảy ra tại khu vực núi Sơn Vua, bản Đồng An, xã Đồng Tiến, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Các bị cáo gồm: Đặng Văn Minh (sinh năm 1964) cùng vợ là Bùi Thị Lý (sinh năm 1960) cùng trú tại xóm Đồng Bản, xã Bình Long, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. 
Lợi dụng phát luỗng, phá rừng tự nhiên
(BGĐT) - Thời gian gần đây, công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) trong tỉnh Bắc Giang có chuyển biến tích cực, số vụ cháy, phá rừng tự nhiên giảm. Dù vậy, tại một số địa phương vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra đốt, phá rừng tự nhiên.
Phát hiện vụ phá rừng nghiêm trọng ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Ngày 13-3, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng xác nhận, qua kiểm tra vừa phát hiện một vụ phá rừng nghiêm trọng tại Tiểu khu 649, 650, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình), thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.
Phá rừng tự nhiên tại huyện Sơn Động
(BGĐT) - Khoảng 11 giờ ngày 27-1, Công an xã Yên Định (Sơn Động) đã phát hiện một số đối tượng đang có hành vi khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép tại khu vực rừng Nghè, thôn Đồng Chu và báo lên cấp trên. 
Tập trung bảo vệ rừng tự nhiên, xử lý nghiêm các đối tượng phá rừng
(BGĐT)- Ngày 18-12, đồng chí Dương Văn Thái, Ủy viên Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh chủ trì hội nghị sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết 249-NQ/TU ngày 1-11-2017 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh; tổng kết công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR&PCCCR) mùa khô 2017-2018; triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...