Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp cầu bạn đọc
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thực, hư thiết bị nhiệt hồng ngoại chữa bách bệnh?

Cập nhật: 11:17 ngày 18/11/2020
(BGĐT) - Thấy quảng cáo sản phẩm thảm, giường, ghế... nhiệt hồng ngoại có tác dụng chữa bệnh, nhiều người cao tuổi háo hức rủ nhau đi dùng thử. Sau khi nghe giới thiệu, nằm thử miễn phí, không ít người đã bỏ ra hàng chục triệu đồng mua sản phẩm này vì tin tưởng nó có thể chữa được bách bệnh. Sự thực có đúng như vậy?

Dùng máy có khỏi… bệnh?

Chị Giáp Thị Hiền ở thôn Đông La, xã Quế Nham (Tân Yên (Bắc Giang) phản ánh: “Mẹ tôi sức khỏe yếu, ốm đau liên miên, nghe người ta quảng cáo thảm nhiệt hồng ngoại chữa được bệnh tiểu đường, xương khớp, tim mạch, run tay chân…nên đã tìm đến nơi bán nằm thử. Không biết họ tư vấn thế nào mà vài ngày sau, bố, mẹ tôi quyết định bỏ toàn bộ tiền tiết kiệm ra mua chiếc thảm cắm điện massage (chiều ngang khoảng 1 m, dài 2m) với giá 28 triệu đồng. May lúc họ giao hàng tôi về kịp, việc mua bán sau đó dừng lại”.

{keywords}

Người cao tuổi đến trải nghiệm ghế xông nhiệt tại điểm kinh doanh máy mát xa thuộc địa bàn phường Dĩnh Kế, TP Bắc Giang. (Ảnh do nhân viên điểm kinh doanh cung cấp)

Ngày nghỉ cuối tuần, trong vai người có nhu cầu mua thảm nhiệt, chúng tôi đến điểm nằm trải nghiệm thảm, giường nhiệt hồng ngoại có tên là “Phòng trải nghiệm máy dodam.MS” ở khu 284, xã Quế Nham (nơi chị Hiền phản ánh) nhưng thấy đóng cửa. Một phụ nữ lớn tuổi nhà ở gần đó nói: “Phòng này mới mở khoảng hai tuần. Hôm nay họ nghỉ, mai các cô đến nằm thử xem thế nào. Nghe họ nói dùng thảm, giường nhiệt chữa được nhiều bệnh, trong đó có cả bệnh dạ dày, đại tràng, không biết thực hư thế nào nhưng thấy nhiều người mua lắm. Anh ruột tôi từng bỏ ra 60 triệu đồng mua một chiếc máy tương tự về dùng nhưng bệnh đâu có khỏi, mất mấy năm nay rồi”. 

Trong khi đó, bà Thức, nhà cách đó một đoạn khẳng định từng bị bệnh tim, thận, mua thảm này ở nơi khác về sử dụng mấy năm nay hiện đã khỏi hết bệnh. Theo một số người dân địa phương, bà Thức thường xuyên có mặt tại điểm trải nghiệm và rất tích cực thông tin về hiệu quả chữa bệnh của các loại giường, thảm này(?!).

Trở lại “Phòng trải nghiệm máy dodam.MS” ở khu 284 vào ngày làm việc đầu tuần, chúng tôi thấy rất đông người cao tuổi đến trải nghiệm giường, thảm nhiệt. Quan sát có 2 giường trải thảm, 2 giường có con lăn đều cắm điện, 2 máy xung điện và một số thiết bị dùng điện khác. Các thiết bị đều có từ một đến hai người đang sử dụng. Quản lý và hướng dẫn là hai nhân viên nữ. Qua trò chuyện, một nhân viên nói sản phẩm của họ là thiết bị nhiệt có tia hồng ngoại tuyến xa nhập khẩu từ Hàn Quốc sử dụng rất tốt cho sức khỏe. 

Nói thế nhưng tại thời điểm đó, nhân viên ở đây không cung cấp được bất cứ giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tân Yên cấp ngày 22/10/2020, ghi tên đại diện hộ kinh doanh là bà Nguyễn Thị Hòa ở huyện Yên Dũng, ngành nghề là “Kinh doanh máy massage”. Đáng quan tâm là cùng một chiếc thảm nhiệt nhưng họ bán cho khách hàng này hơn 20 triệu, khách hàng kia lại gần 30 triệu đồng (?).

Trên địa bàn TP Bắc Giang có 4-5 điểm cho trải nghiệm tương tự các thiết bị nhiệt được quảng cáo có thương hiệu Hàn Quốc từ nhiều năm nay. Ghé vào cơ sở kinh doanh ghế xông mát xa Happy power tại đường Phồn Xương, phường Dĩnh Kế, chúng tôi thấy rất đông cụ bà cao tuổi đến dùng thử. Nghe tôi nói có nhu cầu mua ghế xông cho mẹ, nhân viên phục vụ tại đây thi nhau giới thiệu về sản phẩm, công dụng của ghế xông (thực chất là bộ sản phẩm mát xa gồm nhiều máy kết hợp) và khuyến khích đến trải nghiệm. 

Cô nhân viên nói giọng miền Nam, tự nhận là phụ trách điểm nói: Sử dụng ghế xông có thể đào thải được độc tố, cơ thể sẽ tự điều chỉnh, sửa chữa, tái tạo và tự "chiến đấu" chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể. Nhiều người dùng sản phẩm của cơ sở đã khỏi bệnh phụ khoa, vảy nến á sừng, đại tràng... Thậm chí có người không còn tế bào ung thư di căn trong người(?!)

Đừng mua hàng theo cảm tính

Thông tin về nội dung này, ông T (xin được giấu tên), đại diện chi nhánh phân phối các loại máy mát xa cho một thương hiệu Hàn Quốc ở hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh khẳng định, loại thảm, giường, ghế nhiệt… cắm điện Hàn Quốc có tia hồng ngoại tuyến xa do ông cung cấp cho các phòng trải nghiệm ở một số huyện, TP trong tỉnh, hay của một số thương hiệu khác cùng mặt hàng này thực chất chỉ là các loại máy mát xa. Những thiết bị này không chữa được bệnh mà chỉ có tác dụng tăng thân nhiệt, hỗ trợ điều trị bệnh, làm giãn mềm cơ… 

Việc quảng cáo máy mát xa chữa được bệnh là do nhân viên nói quá lên để bán hàng. Xem tờ hướng dẫn sử dụng ghế xông Happy Power thấy ghi rõ "Máy Happy Power là máy dùng tăng thân nhiệt, không phải là máy chữa bệnh".

Trao đổi vấn đề này, ông Đặng Thanh Minh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thông tin: Các loại máy móc chữa được bệnh phải được bộ y tế, cơ quan chuyên môn thẩm định, công nhận, cấp phép. Nếu có loại máy chữa được nhiều bệnh như quảng cáo thì sao các bệnh viện vẫn quá tải?

Trên thực tế, việc quảng cáo bán các loại máy mát xa ghi nhãn mác xuất xứ từ Hàn Quốc đã diễn ra từ nhiều năm nay. Đây đơn thuần là các thiết bị mát xa thông thường giúp chăm sóc sức khỏe người dùng… chứ không thể chữa được bệnh. Các điểm trải nghiệm cho người dân nằm thử miễn phí thực chất là một kiểu quảng cáo bán hàng. Đối tượng họ nhắm đến chủ yếu là người cao tuổi nhận thức hạn chế, không hiểu biết về các loại thiết bị này. 

Người già sức khỏe giảm sút, gân cốt đau nhức, được trải nghiệm thiết bị tỏa nhiệt thấy dễ chịu, nghe tuyên truyền tưởng chữa được bệnh thật, không ít người cả tin sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng, thậm chí vay mượn thêm tiền để mua máy về sử dụng.

Khảo sát ngoài thị trường cho thấy loại máy này có giá thấp hơn nhiều so với giá bán ở các điểm trải nghiệm. Do đó, trước khi quyết định bỏ ra khoản tiền không nhỏ mua thiết bị này, người dân cần tìm hiểu, cân nhắc kỹ lưỡng về công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm tránh mất tiền oan.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo qua mạng
(BGĐT) - Từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh Bắc Giang tiếp nhận, thụ lý, giải quyết 25 tin báo tố giác tội phạm sử dụng công nghệ cao, mạng viễn thông để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Thiệt hại bước đầu xác định là 6 tỷ đồng, người nhiều nhất bị mất 3 tỷ đồng, ít cũng vài triệu đồng.
Quảng Ninh: Triệt phá đường dây lừa đảo quy mô lớn lên đến cả trăm tỷ đồng
Các đơn vị nghiệp vụ của Công an TP Hạ Long (Quảng Ninh) đã triệt phá và tạm giữ 12 đối tượng nằm trong đường dây lừa đảo theo hình thức vay tiền lãi suất thấp, chiếm đoạt tài sản quy mô lớn đối với người dân tại hai TP Hạ Long và Cẩm Phả.
Đắk Nông: Bắt được kẻ lừa đảo chiếm đoạt tiền của vợ nạn nhân trong vụ sạt lở tại Thủy điện Rào Trăng 3
Sáng 24/10, Đại tá Hồ Văn Mười, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông cho biết: Sau 3 ngày tích cực, khẩn trương điều tra, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Nông đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Phúc (sinh năm 1997), trú tại thôn Chiêm Sơn, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam để điều tra, làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cảnh giác với trò lừa đảo qua hình thức vận động từ thiện
(BGĐT) - Chị Mai Thị Hoa, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị trấn Nhã Nam (Tân Yên) phản ánh, một địa chỉ facebook có dấu hiệu lợi dụng danh nghĩa Hội để lừa đảo qua hình thức kêu gọi giúp đỡ cháu bé bị u máu.
Cách ứng xử khi nhận tin nhắn, điện thoại lạ để tránh bị lừa đảo
Sự việc vợ của nạn nhân tử vong ở Thuỷ điện Rào Trăng trình báo bị lừa đảo 100 triệu đồng, theo luật sư Nguyễn Minh Long cần có cách ứng xử khi nhận các cuộc điện thoại lạ.
Hành trình lừa đảo tinh vi của cô gái "bỏ bom" 150 mâm cỗ cưới
Không chỉ lừa nhà hàng làm 150 mâm cỗ cưới, Cà Thị Út còn "bùng" tiền 7 mâm cỗ ăn trước đó và hơn 30 triệu tiền gà sống, giò... Khoản tiền cọc 30 triệu đồng chủ nhà hàng cũng chưa hề được cầm.

Thùy Dương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...