Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Nhịp cầu bạn đọc
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Một số điểm mới của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015

Cập nhật: 10:05 ngày 08/03/2017
(BGĐT) - Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) được Quốc hội thông qua ngày 25-6-2015, có hiệu lực từ ngày 1-1-2017. Luật NSNN năm 2015 kế thừa các quy định của Luật NSNN năm 2002, bảo đảm tính thống nhất của NSNN và có nhiều điểm mới. 
{keywords}

Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước.  Ảnh tư liệu

Về phân cấp nguồn thu giữa ngân sách Trung ương (NSTƯ) và ngân sách địa phương (NSĐP), Luật NSNN năm 2015 bổ sung một số nội dung. Khoản thuế thu nhập doanh nghiệp đơn vị hạch toán toàn ngành là khoản thu phân chia giữa NSTƯ và NSĐP (Luật NSNN năm 2002 quy định đây là khoản thu NSTƯ hưởng 100%). Toàn bộ tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác phải nộp vào NSNN và phân cấp rõ cơ quan nhà nước thuộc cấp nào thu thì ngân sách cấp đó hưởng. 

Luật phân định cụ thể đối với các khoản thu hồi vốn của Nhà nước đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do cơ quan nhà nước đại diện chủ sở hữu. NSTƯ hưởng các khoản thu hồi vốn của NSTƯ đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TƯ đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp Nhà nước do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TƯ đại diện chủ sở hữu. 

NSĐP hưởng các khoản thu hồi vốn của NSĐP đầu tư tại các tổ chức kinh tế; thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do UBND cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp Nhà nước do UBND cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu. Đối với nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (XSKT), Luật NSNN năm 2015 quy định: Thu từ hoạt động XSKT là nguồn thu mà NSĐP được hưởng 100%. 

Về phân cấp nhiệm vụ chi giữa NSTƯ và NSĐP, Luật NSNN năm 2015 quy định chỉ phân cấp nhiệm vụ chi nghiên cứu khoa học cho cấp tỉnh, còn cấp huyện, xã không có. Tại thị xã, TP thuộc tỉnh phải có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông công lập các cấp, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông đô thị, vệ sinh đô thị và các công trình phúc lợi công cộng khác.

Về mối quan hệ giữa các cấp ngân sách, Luật NSNN năm 2015 bổ sung quy định các trường hợp đặc biệt được dùng ngân sách cấp mình chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác và dùng ngân sách của địa phương mình để chi cho nhiệm vụ của địa phương khác. Đó là: Ngân sách cấp dưới hỗ trợ cho các đơn vị thuộc cấp trên quản lý đóng trên địa bàn trong trường hợp cần khẩn trương huy động lực lượng cấp trên khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh hoặc các trường hợp cấp thiết khác để bảo đảm ổn định tình hình KT-XH, an ninh, trật tự an toàn xã hội của địa phương; các đơn vị cấp trên quản lý đóng trên địa bàn khi thực hiện chức năng của mình kết hợp thực hiện một số nhiệm vụ theo yêu cầu của cấp dưới; sử dụng dự phòng NSĐP để hỗ trợ các địa phương khác khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng.

Về số bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, Luật NSNN năm 2015 quy định 4 nhóm nhiệm vụ được ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu: Thực hiện các chính sách, chế độ mới do cấp trên ban hành chưa được bố trí trong dự toán ngân sách của năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác của cấp trên, phần giao cho cấp dưới thực hiện; hỗ trợ chi khắc phục thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh trên diện rộng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp dưới; hỗ trợ thực hiện một số chương trình, dự án lớn, đặc biệt quan trọng có tác động lớn đến phát triển KT-XH của địa phương. Tổng mức hỗ trợ vốn đầu tư phát triển hằng năm của NSTƯ cho NSĐP tối đa không vượt quá 30% tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSTƯ.

Về thẩm quyền quyết định NSĐP, Luật bổ sung một số nội dung mới: Đối với các khoản thu phân chia cho ngân sách xã, thị trấn được phân chia nguồn thu từ thuế nhà đất, thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh, thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình, lệ phí trước bạ nhà đất để bảo đảm chủ động thực hiện các nhiệm vụ chi...

Hoàng Văn Lợi

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...