Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Ngạn >> Vải thiều Lục Ngạn
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lục Ngạn nâng giá trị vải thiều ở các xã vùng cao

Cập nhật: 09:14 ngày 03/07/2020
(BGĐT) - Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng vải, nhiều hộ dân ở các xã vùng cao huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có những vườn vải có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Trước kia, mỗi khi đến vụ vải họ phải xuống các xã vùng thấp để làm thuê, nay họ thuê người về thu hái vải thiều cho gia đình mình.

Từ bẻ vải thuê đến thuê người hái vải

Gia đình anh Vi Văn Vũ, dân tộc Nùng ở thôn Khuôn Tỏ, xã Tân Sơn trồng khoảng 500 cây vải trên diện tích hơn 1 ha. Mặc dù trồng trên đồi cao nhưng cây nào cũng sai quả. Khi được hỏi về “bí quyết” làm cho vải sai trái, mã đẹp, anh Vũ trải lòng: Cách đây chừng 7 năm, do nhà đông anh em, kinh tế khó khăn nên học hết lớp 9 anh đã phải nghỉ học để cùng bố mẹ đi làm thuê, kiếm tiền nuôi các em. 

{keywords}

Nhiều vườn vải thiều ở thôn Khuôn Tỏ, xã Tân Sơn  năm nay cho thu nhập cao.

Trong những năm cùng người làng đi thu hoạch vải thuê tại các xã vùng thấp của huyện, anh luôn đặt câu hỏi: Tại sao diện tích vải thiều nhà mình nhiều mà chỉ thu hoạch được rất ít, giá bán thấp, trong khi các hộ ở vùng thấp diện tích chỉ bằng một nửa mà họ vẫn thu hàng trăm triệu đồng?

Từ suy nghĩ đó, anh đã quan sát, học hỏi cách làm của các chủ vườn chăm sóc cây vải để áp dụng vào vườn nhà mình. Theo đó, sau khi thu hoạch quả, anh cắt tỉa, tạo tán cho cây; đồng thời bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng chủng loại, đúng thời điểm… nên năm 2015 vườn vải gia đình anh đạt hơn 5 tấn quả, thu về 100 triệu đồng. 

Có tiền, gia đình anh tiếp tục đầu tư chăm sóc tốt phân bón, thuốc trừ sâu nên sản lượng năm sau cao hơn năm trước, vụ này ước tính đạt hơn 10 tấn quả. Với giá bán hiện tại từ 25 - 30 nghìn đồng/kg, vườn vải của gia đình anh Vũ sẽ cho thu khoảng 300 triệu đồng. Để thu hoạch kịp thời vụ, ngoài 3 lao động trong nhà, anh còn thuê 3 người tới làm công, với mức lương 300 nghìn đồng/người/ngày.

Giống như anh Vũ, ông Lường Văn Tài, dân tộc Nùng ở bản Na Hem, xã Hộ Đáp, ngoài tiếp thu kinh nghiệm sau những lần đi chăm sóc, thu hái vải thuê, ông còn xuống thôn Muối, xã Giáp Sơn học tập cách trồng vải thiều của bà con nơi đây. Ngắm vườn vải hơn 700 gốc của gia đình ông quả sai lúc lỉu, mới thấy được việc học nghề của ông đã thành công. 

Được biết, nhiều năm gần đây không chỉ gia đình ông Vũ, ông Tài mà hầu hết các hộ dân ở những xã trên đèo của Lục Ngạn đều được mùa vải. Ngoài yếu tố thời tiết, khí hậu thuận lợi, phần lớn là do khả năng làm chủ kỹ thuật chăm sóc vải của bà con. Kiến thức này có được, đa phần là nhờ người dân tự học hỏi trong thời gian đi trồng và bẻ vải thuê ở các xã vùng thấp. Ngoài ra, một số hộ ở bản Khuôn Nghiều, xã Hộ Đáp còn tự làm ròng rọc để vận chuyển phân bón lên đồi và chuyển vải về nhà, giảm chi phí và sức lao động.

Hướng đến xuất khẩu

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Ngạn, tổng diện tích vải thiều của 12 xã vùng cao trong huyện khoảng 4,6 nghìn ha. Năm nay, sản lượng ước đạt hơn 50 nghìn tấn, giá trị khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng. Ông Vi Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Tân Sơn thông tin, năm 2019, chỉ tính nguồn lợi từ vải thiều, trong xã có khoảng 50 hộ thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên; còn lại là các hộ có mức thu từ 100 đến hơn 200 triệu đồng. Cá biệt, có hộ ông Ngô Văn Nhuần ở thôn Hóa, trồng vải xuất khẩu với diện tích 2,5 ha, sản lượng khoảng 40 tấn. Hiện tại doanh nghiệp đang thu mua với giá 30 nghìn đồng/1kg, vụ này gia đình ông Nhuần cầm chắc trên 1 tỷ đồng.

Ông Tăng Văn Huy, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT Lục Ngạn cho biết, những năm gần đây, nhờ biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào chăm sóc nên giá trị thu về từ quả vải của các xã trên đèo tăng cao gấp nhiều lần so với trước. Người dân các xã vùng cao như: Tân Sơn, Cấm Sơn, Hộ Đáp, Sơn Hải, Phong Vân… còn tích cực áp dụng quy trình chăm sóc vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP nên chất lượng, mẫu mã quả vải không ngừng nâng cao. 

Quả vải to đều, chín đỏ đẹp, vị ngọt đậm, vận chuyển không bị dập nát. Do điều kiện thời tiết và đất đai của các xã này có nhiều khác biệt so với xã vùng thấp nên quả vải nơi đây chín muộn hơn từ 10 - 15 ngày. Vì vậy, vải thiều muộn vùng cao Lục Ngạn ngày càng nổi tiếng, dễ tiêu thụ. Nhờ đó, vụ vải năm nay, Tân Sơn và Hộ Đáp là 2 trong số 6 xã trong huyện được cấp mã vùng sản xuất vải thiều xuất sang thị trường Nhật Bản.

Phòng Nông nghiệp và PTNT Lục Ngạn đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn bà con chăm sóc vải thiều sau thu hoạch. Cùng đó, huyện tiếp tục định hướng người dân sản xuất vải thiều theo quy trình VietGAP và GlobalGAP, lựa chọn các vùng sản xuất có đủ điều kiện để tiếp tục chỉ đạo chăm sóc phục vụ xuất khẩu.

Liên kết sản xuất vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản: Thu mua kịp thời, giá ổn định
(BGĐT) - Những ngày qua, một số doanh nghiệp (DN) tiếp tục xuất khẩu vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) sang Nhật Bản. Việc thu hoạch, sơ chế, đóng gói vải thiều tuân thủ quy trình nghiêm ngặt. Có lợi nhuận khá sau khi liên kết sản xuất vải thiều theo quy trình GlobalGAP phục vụ xuất khẩu, nhiều hộ dân mong muốn tiếp tục ký kết hợp đồng với DN ở những vụ sau. 
Xuất khẩu hơn 60 nghìn tấn vải thiều Bắc Giang sang Trung Quốc
(BGĐT)- Theo thông tin từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh (Sở Công Thương Bắc Giang), tính đến ngày 30/6 có hơn 60 nghìn tấn vải thiều của tỉnh đã xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. 
Bắc Giang: Thu mua vải thiều đi Nhật Bản thuận lợi, người dân phấn khởi
(BGĐT)- Những ngày qua, có thông tin thất thiệt cho rằng “Nhiều gia đình trồng vải thiều ở huyện Lục Ngạn để xuất khẩu sang Nhật Bản đang sốt ruột vì quả đã chín mà chưa ai đến mua”. Điều này đã ảnh hưởng đến công tác xúc tiến tiêu thụ vải thiều cũng như thương hiệu quả vải của tỉnh Bắc Giang nói chung, huyện Lục Ngạn nói riêng. Vậy thực chất vấn đề trên là gì?
Vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu sang nhiều thị trường cao cấp
(BGĐT) - Sau nhiều nỗ lực của các cấp, bộ, ngành, người dân trồng vải, năm nay quả vải thiều tươi của Bắc Giang đã được xuất khẩu sang một số thị trường cao cấp. Qua đây khẳng định thương hiệu, chất lượng, nâng cao giá trị hàng hóa và tạo tiền đề để tiếp tục mở rộng tiêu thụ trong thời gian tới.
Bắc Giang: Tiêu thụ gần 130 nghìn tấn vải thiều
(BGĐT) - Thông tin từ Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương), tính đến hết ngày 27/6, toàn tỉnh tiêu thụ được gần 130 nghìn tấn vải thiều, giá bán từ 22 đến 48 nghìn đồng/kg. 
Vải thiều Lục Ngạn bắt đầu chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản
(BGĐT) - Ngày 22/6, lô vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đầu tiên đã chính thức lên kệ tại các siêu thị trên khắp Nhật Bản, kết thúc hành trình gian nan tới “đất nước Mặt trời mọc” của loại hoa quả này. Mặc dù có giá bán khá cao, gần 120 nghìn đồng một hộp 9 quả song loại quả đặc sản của tỉnh Bắc Giang vẫn được người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận một cách tích cực.
Khi vải thiều sang Nhật
(BGĐT) - “Vải thiều Việt Nam “cháy hàng” tại Nhật Bản” là nhan đề của báo điện tử baochinhphu.vn đưa tin hôm qua. Hàng loạt các báo lớn khác cũng đưa tin về lô vải thiều Bắc Giang đầu tiên đi Nhật. Chuyện vải thiều đi Nhật nói lên điều gì mà báo chí lại quan tâm như vậy?
Nông dân Lục Ngạn làm cáp treo đưa vải thiều vượt suối, qua núi
(BGĐT)- Đó là cách làm của anh Lăng Văn Yên (sinh năm 1980), dân tộc Nùng ở bản Khuôn Nghiều, xã Hộ Đáp, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). 

Thế Đại - Bùi Huấn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...