Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 25 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Ngạn >> Vải thiều Lục Ngạn
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lục Ngạn: Chuẩn bị các điều kiện xuất khẩu vải thiều tươi vào thị trường Nhật Bản

Cập nhật: 11:45 ngày 22/02/2020
(BGĐT)- UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) thông tin, năm 2020, lần đầu tiên Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu vải thiều của Việt Nam. Triển khai nội dung này, UBND huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục Bảo vệ thực vật, các bộ ngành liên quan, doanh nghiệp xuất khẩu lập hồ sơ, khảo sát vùng trồng, cấp mã vùng trồng theo yêu cầu của đối tác. 

Để bảo đảm số lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, huyện Lục Ngạn đã rà soát 18 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ với diện tích 218 ha và 40 ha vải đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP năm 2019 tại các xã: Thanh Hải, Hồng Giang, Quý Sơn, Giáp Sơn và một số vùng khác.  

Theo đó, trong tháng 2 này huyện tiến hành cấp 10 mã số vùng trồng cho 64 hộ với tổng diện tích 50 ha tại các xã Giáp Sơn, Quý Sơn, Thanh Hải, Hồng Giang và Tân Sơn với sản lượng từ 300 đến 400 tấn. Để thực hiện tốt các yêu cầu đề ra, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, tuyên truyền người dân thực hiện quy trình sản xuất sạch, an toàn; mời gọi doanh nghiệp xuất khẩu ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các hộ dân; lựa chọn công nghệ sơ chế, bảo quản, xông hơi, khử trùng, bao gói sản phẩm, thủ tục kiểm dịch thực vật phù hợp... 

{keywords}

Doanh nghiệp Nhật Bản khảo sát vùng trồng vải tại thôn Muối, xã Giáp Sơn (ảnh tư liệu).

Hiện đã có 2 doanh nghiệp xuất khẩu là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu, tỉnh Bến Tre và Công ty cổ phần AMEII Việt Nam đã trực tiếp lên các nhà vườn tại Lục Ngạn khảo sát, xúc tiến việc thu mua vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đại diện phía Công ty AMEII Việt Nam (có trụ sở tại số 1, ngõ 43, đường Kim Đồng, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) cho hay, dự kiến năm nay doanh nghiệp này sẽ thu mua và xuất sang Nhật Bản khoảng 50 tấn vải thiều của Lục Ngạn.

{keywords}

Các trà vải thiều năm nay ra hoa muộn hơn năm trước.

Theo dự báo của Sở Nông nghiệp và PTNT, năm nay vải thiều của Lục Ngạn sẽ được mùa, ít nhất là hơn năm 2019.

{keywords}

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang thăm các vườn vải thiều dự kiến xuất sang Nhật Bản tại xã Giáp Sơn.

Để các diện tích vải thiều đã quy hoạch cho xuất khẩu sang Nhật Bản được chăm sóc tốt, bảo đảm chất lượng quả như đã cam kết với phía nước bạn, huyện Lục Ngạn đã trích ngân sách (500 triệu đồng) hỗ trợ 40% kinh phí mua thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân (tương ứng 10 triệu đồng/ha) để sản xuất diện tích 50ha; hỗ trợ một phần kinh phí để thử nghiệm màng bao quả, xây mới, nâng cấp kho cất giữ thuốc bảo vệ thực vật trước và sau khi sử dụng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh thăm vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu tại Lục Ngạn
(BGĐT) - Chiều 14-2, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Quốc Doanh đến thăm vùng sản xuất vải thiều xuất khẩu tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Cùng đi có đại diện Cục trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật và các Viện nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang.  
Bắc Giang sản xuất vải thiều xuất khẩu: Tuân thủ quy trình chăm sóc
(BGĐT)- Những ngày này, cùng với sản xuất lúa màu vụ xuân, nhà vườn Lục Ngạn (Bắc Giang) đang tập trung chăm sóc vải thiều bảo đảm tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường khó tính.
Nhật Bản chính thức mở cửa cho vải thiều tươi Việt Nam
Sau 5 năm đàm phán, Nhật Bản đã chính thức mở cửa và vải thiều tươi của Việt Nam sẽ sớm được xuất sang thị trường này.
Nhìn lại vụ vải thiều 2019: Tăng chất lượng, hiệu quả
(BGĐT) - Vụ vải thiều năm nay, người trồng vải đã giành thắng lợi. Bà con vượt qua bất lợi về thời tiết, sản lượng giảm để có được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...