Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Ngạn >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sức sống mới ở Na Hem

Cập nhật: 14:29 ngày 29/04/2020
(BGĐT) - Với gần 100% người dân tộc thiểu số, cách xa trung tâm xã song mấy năm gần đây, thôn Na Hem, xã Hộ Đáp- xã đặc biệt khó khăn của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã vươn lên trở thành điểm sáng về mọi mặt ở địa phương. Về Na Hem mùa này, đi đến đâu cũng thấy bạt ngàn cây ăn quả và rừng kinh tế - nguồn thu chính giúp người dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu.

Trái ngọt nơi hẻm núi

Chúng tôi cùng một số cán bộ xã Hộ Đáp đến thăm gia đình anh Chu Trọng Đài, dân tộc Nùng, thôn Na Hem khi vườn vải thiều sau nhà đã đậu quả non. Gia đình anh Đài có 1,4 ha vải thiều, được trồng từ hơn 20 năm trước. Điều lạ, vải thiều của gia đình anh Đài nói riêng, các hộ dân trong thôn nói chung hầu như năm nào cũng sai quả và chín muộn hơn so với vải thiều chính vụ ở những khu vực khác của huyện. Vì thế, giá vải thiều ở Na Hem luôn cao hơn nơi khác. Theo anh Đài, để có được như vậy, ngoài yếu tố khí hậu nơi đây luôn mát mẻ do gần lòng hồ Cấm Sơn còn bởi cây vải được bón phân, tạo tán hợp lý.

{keywords}

Anh Chu Trọng Đài, thôn Na Hem đang kiểm tra tỷ lệ vải thiều đậu quả.

Mặc dù vải thiều năm nay ở Lục Ngạn tỷ lệ ra hoa, đậu quả chỉ đạt khoảng 50% so với vụ vải năm trước song ở Na Hem tỷ lệ đậu quả vẫn đạt 80-85%, cá biệt như gia đình anh Đài, tỷ lệ đậu quả lên đến 90-95%. Theo anh Đài, nếu với giá bán như năm trước, vụ vải năm nay, gia đình anh sẽ thu được 9-10 tấn quả, giá trị khoảng 400-500 triệu đồng.

Về Na Hem vào những ngày này không chỉ mát mắt bởi màu xanh của cây vải thiều, mọi người còn ngỡ ngàng khi thấy những cánh rừng kinh tế trồng bạch đàn, keo tươi tốt đã đến kỳ khai thác. Người dân Na Hem chú trọng đầu tư phân bón tốt nên cây rừng lớn rất nhanh, năng suất cao. Anh Lương Văn Tài, một hộ dân trong thôn Na Hem cho biết: “Gia đình tôi có 10 ha rừng kinh tế trồng keo và bạch đàn, cứ 4 năm lại đến kỳ thu hoạch. Hiện tôi đang khai thác bán 1 ha keo, thu về khoảng 110 triệu đồng”. Được biết, Na Hem là một trong những thôn có số dân đông nhất xã Hộ Đáp. Nhiều hộ có vài ha cây ăn quả và rừng kinh tế, mỗi năm thu về gần chục tỷ đồng.

Khoác áo mới cho đường thôn

Na Hem có vị trí địa lý khá đặc biệt, nằm ở cuối xã Hộ Đáp, giáp với xã Thanh Hải và lòng hồ Cấm Sơn. Cả thôn có 157 hộ, gần 100% là dân tộc Nùng. Khoảng 10 năm về trước, do tập quán canh tác lạc hậu, giao thông khó khăn nên đói nghèo cứ đeo bám các hộ dân nơi đây.

Khoảng 3 năm trở lại đây, khi có Nghị quyết của HĐND tỉnh về hỗ trợ xi măng cứng hóa đường giao thông nông thôn, cùng với điều kiện kinh tế mỗi gia đình khấm khá hơn, các hộ dân ở đây đã tích cực góp công, góp của đổ bê tông, mở rộng các tuyến đường. Dù là thôn có diện tích rộng, dân cư phân tán, thế nhưng đến nay, tất cả các tuyến đường ở Na Hem đều được đổ bê tông, tổng chiều dài lên đến hơn 5 km. Na Hem trở thành thôn đầu tiên của xã làm đường bê tông. Anh Lục Văn Tặng, Trưởng thôn Na Hem cho biết: “Lúc đầu triển khai làm đường bê tông, nhiều người băn khoăn bởi kinh phí huy động trong dân rất lớn, trung bình hơn 7 triệu đồng/hộ. Nhưng sau khi thấy đường to đẹp, đi lại thuận tiện, bà con đã tích cực hưởng ứng. Nhiều hộ còn tự nguyện hiến gần 100 m2 đất để mở rộng đường, được UBND huyện tặng giấy khen”.

Na Hem nay đã khác xưa nhiều. Những nếp nhà mái tranh vách đất đã được thay thế bởi những ngôi nhà kiên cố mang dáng dấp biệt thự bên những vườn cây ăn quả. Kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần cũng nâng lên. “Từ một thôn thuộc diện nghèo nhất nhì xã, Na Hem đã vươn lên dẫn đầu, trở thành điển hình về phát triển kinh tế cũng như văn hóa, xã hội của địa phương”, ông Vi Thành Bông, Chủ tịch UBND xã Hộ Đáp nói.

Cấm Sơn lồng ghép nguồn lực giảm nghèo
(BGĐT) - Hiện vẫn còn nhiều khó khăn nhưng diện mạo xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) giờ đây đã đổi khác. Kết quả này là từ sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Cấm Sơn chuyển mình
(BGĐT) - “Cấm Sơn có núi Ba Hòn, có đoàn du kích lên non diệt thù” là câu ca  người dân xã Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vẫn truyền tai để nhắc nhở nhau cùng đoàn kết vươn lên. Gần 70 năm, kể từ ngày Đội du kích núi Ba Hòn đánh thắng quân Pháp xâm lược, Cấm Sơn đã chuyển mình với bao đổi thay. 

Đỗ Thành Nam

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...