Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 25 °C / - °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Nam >> Tin tức - Sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Sản xuất vụ đông: Hướng vào chất lượng, giá trị

Cập nhật: 08:56 ngày 25/12/2018
(BGĐT) - Với quy mô gần 3,8 nghìn ha cây vụ đông mỗi năm, Lục Nam (Bắc Giang) coi đây là “mảnh đất màu mỡ” để đầu tư, đưa các giống cây chất lượng, giá trị cao vào sản xuất, tăng thu nhập.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Tùng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, mặc dù diện tích ổn định nhưng cơ cấu cây trồng, mô hình ứng dụng công nghệ cao, cánh đồng mẫu được quan tâm đầu tư đã làm thay đổi tập quán sản xuất vụ đông đại trà theo thói quen như trước đây. Thay bằng cây màu truyền thống như khoai lang, ngô, lạc…, bà con đã luân canh tăng vụ, đưa hoa, hành, rau, khoai tây chất lượng cao vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

{keywords}

Chăm sóc cà chua ở thôn Xuân Phong, xã Chu Điện.

Vụ đông năm nay, phòng chỉ đạo và hướng dẫn bà con các xã, thị trấn mở rộng gieo trồng các loại rau màu và hoa, chiếm khoảng 85% tổng diện tích vụ đông. Trong đó ngoài su hào, bắp cải, rau cải, bà con chú trọng sản xuất hành củ, hành lá ở các xã: Khám Lạng, Bắc Lũng, Bảo Đài, Tam Dị; khoai tây, đỗ leo, củ đậu ở xã Bảo Đài, Chu Điện, Bảo Sơn, Đông Phú, Đông Hưng. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ sản xuất, các địa phương duy trì và xây dựng mới 4 cánh đồng mẫu ở xã Chu Điện, Đông Phú, Bảo Sơn và Bắc Lũng. Các cánh đồng này được luân canh hành lá, đỗ leo (đậu cô ve), khoai tây và củ đậu cho thu nhập cao. Vụ đông này, gia đình chị Nguyễn Thị Thanh, thôn Xuân Phong, xã Chu Điện trồng 7 sào cà chua, củ đậu và hành lá. Ngoài đất nông nghiệp của nhà, chị mượn thêm ruộng của một số hộ trong thôn không canh tác vụ đông để trồng cà chua. Theo chị Thanh, mỗi sào củ đậu hoặc cà chua thông thường cho thu từ 7 đến 9 triệu đồng, cá biệt có thời điểm thu hoạch vào lúc giá nông sản lên cao có thể đạt 10 đến 15 triệu đồng/sào. “Từ khi trời lạnh, mỗi ngày gia đình tôi thu hoạch hơn 1 tạ cà chua hồng, bán cho thương nhân tại ruộng thu được gần 1 triệu đồng”, chị Thanh cho biết.

Thực hiện chủ trương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp, vụ đông năm nay, huyện Lục Nam đã xây dựng 4 mô hình ứng dụng CNC, được hỗ trợ mức từ 100 đến 200 triệu đồng/mô hình tùy quy mô. Đó là các mô hình trồng hoa trong nhà màng, nhà lưới của gia đình ông Tô Văn Hạnh, thôn Mười Chín và bà Tăng Thị Lập, thôn Nhiêu Thị (cùng xã Tiên Hưng); ông Nguyễn Văn Điều, khu thị tứ xã Bảo Sơn. Bên cạnh các giống hoa đại trà như cúc, lay ơn, cát tường, hồng, đồng tiền, các mô hình này còn sản xuất hoa cao cấp là lan, ly… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tới. Theo bà Tăng Thị Lập, sản xuất hoa trong nhà màng có thể điều tiết được ánh sáng, nhiệt độ, giúp điều chỉnh cho cây sinh trưởng phát triển, nở hoa theo ý muốn, dễ dàng thu hoạch đúng thời điểm được giá cao. Được biết, các mô hình ứng dụng CNC này mới đi vào sản xuất nhưng đã cho thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng/vụ.

Xã Chu Điện là đơn vị điển hình, người dân năng động trong sản xuất vụ đông. Với diện tích khoảng 520 ha, bà con dần chuyển hướng giảm quy mô còn khoảng 480 ha, tập trung vào các loại rau màu cho giá trị cao, xây dựng cánh đồng mẫu chuyên canh củ đậu tại thôn Bình An. Theo Chủ tịch UBND xã Thái Văn Đông, vụ đông mang lại thu nhập chính cho nhiều hộ dân ở địa phương này. Một số cây trồng chủ lực đã dần hình thành thương hiệu cho xã Chu Điện như củ đậu, dưa hấu, dưa lê siêu ngọt, dưa hồng… Hiện quy mô sản xuất giảm do nguồn lao động ngày càng ít và bà con dần chuyển theo hướng nâng chất lượng, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.

Cùng quan điểm với lãnh đạo xã Chu Điện, ông Nguyễn Văn Tùng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện khẳng định, cùng một diện tích đất, ở nhiều địa phương, nông dân đã luân canh tăng vụ, đưa các giống cây ngắn ngày thâm canh 2 đến 3 tháng/lứa để có thu nhập cao hơn. Đơn cử, hiện có nhiều giống su hào, đỗ leo, hành ngắn ngày, tùy vào diễn biến thị trường, người dân chủ động luân canh, quay vòng 2 đến 3 lứa trong khoảng thời gian từ cuối vụ hè thu năm trước đến cuối vụ xuân năm sau. Mỗi sào khoai tây, đỗ leo, hành, rau xanh… có thể cho giá trị từ 8 đến 15 triệu đồng/lứa, cao hơn so với một số loại cây trồng dài ngày. Hiện nay, thu nhập của người dân Lục Nam đạt 95 triệu đồng/ha đất nông nghiệp/năm, mỗi năm tăng khoảng 5 triệu đồng chủ yếu do cây trồng vụ đông mang lại.

Sản xuất vụ đông ở Lục Nam ngày càng đi vào chất lượng, hiệu quả còn do có sự vào cuộc từ phía thương nhân, doanh nghiệp (DN) liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản. Cơ quan chức năng, chính quyền các xã, thị trấn còn tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân, DN đặt điểm thu mua, vận chuyển nông sản đi tiêu thụ. Các mô hình nhà màng, nhà lưới và cánh đồng mẫu từng bước được nhiều DN ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm, hướng tới sản xuất bền vững.

Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ: Nâng giá trị cho nông sản
(BGĐT) - Sở Công Thương Bắc Giang đã hỗ trợ nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) xây dựng thành công chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng giá trị sản xuất nông nghiệp.  
 
Sản xuất nông nghiệp ở TP Bắc Giang: Giảm diện tích, tăng giá trị
(BGĐT) - Những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp của TP Bắc Giang ngày càng thu hẹp để phục vụ các dự án xây dựng đô thị. TP khuyến khích nông dân ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới, hình thành những vùng sản xuất chuyên canh tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 
Tái cơ cấu ngành, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp
(BGĐT) - Thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trong những năm qua có bước tiến đáng kể. Nhờ đó đã hình thành nhiều vùng nông sản hàng hóa với giá trị ngày càng tăng, hạ tầng canh tác thuận lợi, thu nhập của người dân từng bước cải thiện. Xung quanh nội dung này, phóng viên Báo Bắc Giang trao đổi với ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang.
 

Bảo Khánh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...