Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Lục Nam >> Đất và người Lục Nam
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Từ thợ đánh giày trở thành ông chủ

Cập nhật: 07:00 ngày 14/01/2018
(BGĐT) - Chuyện anh Đào Đăng Văn (SN 1984) ở thôn Quán Bông, xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam (Bắc Giang) trở thành chủ doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng tại Hà Nội và Bắc Ninh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê được người dân địa phương hết lời khen ngợi. Thế nhưng ít ai biết rằng, để có được thành công ấy, anh Văn đã trải qua quãng thời gian dài cực nhọc, có lúc tưởng chừng như đi vào ngõ cụt. 

{keywords}

Giám đốc trẻ Đào Đăng Văn.

Trượt đại học là cú sốc đầu đời đối với Đào Đăng Văn. Khi học THPT, anh là cán bộ một lớp có hơn 90% bạn bè trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Tìm một hướng đi cho mình, Văn tình nguyện viết đơn xin nhập ngũ. Cuối năm 2006, xuất ngũ trở về địa phương với hành trang chỉ là chiếc ba lô và chút tiền hỗ trợ nhưng có lẽ mấy năm sống ở môi trường quân ngũ đã rèn luyện cho Văn những kỹ năng sống và bản lĩnh vững vàng. 

Anh đến TP Hải Phòng tìm việc làm. Trong thời gian 4 năm ở đây, Văn đi đánh giày dạo, phục vụ quán ăn, tối đến thì tranh thủ làm “cửu” bốc dỡ hàng từ trên tàu vào kho... Lao động chân tay vô cùng vất vả nhưng anh luôn ý thức tự học, tích lũy kiến thức để thay đổi cuộc đời. Thời gian ấy, ở TP Hải Phòng, phong trào khởi nghiệp diễn ra sôi nổi. Hễ nghe thấy thông tin các nhóm doanh nghiệp trẻ tổ chức diễn đàn, chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, Văn đều đến tìm hiểu. 

“Qua những buổi sinh hoạt đó, câu chuyện của các doanh nhân trẻ thành đạt đã khơi nguồn, tạo động lực, thôi thúc tôi mạnh dạn dấn thân vào lĩnh vực mà mình yêu thích”, Đào Đăng Văn kể. Một lần, được nghe chủ một doanh nghiệp chuỗi sản xuất thực phẩm sạch trẻ chia sẻ quá khứ gian nan lập nghiệp từ con số không, Văn nhận ra rằng chỉ cần có bàn tay, khối óc và ý chí quyết tâm thì không có gì trở ngại.  

{keywords}

Mấy năm gần đây, năm nào anh Văn cũng tự nguyện ủng hộ địa phương xây dựng công trình phúc lợi như nhà văn hóa, làm đường giao thông, tặng quà cho người nghèo, gia đình chính sách. Tấm gương vượt khó và tình cảm của người thanh niên trẻ xuất thân từ làng quê nghèo dành cho quê hương thật đáng quý".


Ông Đặng Văn Thự, Chủ tịch UBND xã Cẩm Lý.

Sau đó Văn trở về Hà Nội làm công nhân trong một doanh nghiệp sản xuất bê tông, vật liệu cung cấp cho các công trình xây dựng. Nhận thấy lĩnh vực này lợi nhuận cao, thị trường tiềm năng nên Văn bàn với gia đình vay mượn vốn thuê địa điểm mở một trạm trộn bê tông độc lập. Lợi nhuận tuy cao nhưng do thiếu kỹ năng quản lý tài chính, cuối năm 2011 vốn nợ đọng lên tới tiền tỷ, anh đứng bên bờ vực phá sản, song một lần nữa, Đào Đăng Văn mạnh mẽ đứng lên. Anh bán một số xe ô tô lấy kinh phí đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, cơ cấu lại sản xuất. Tháng 4-2012, anh thành lập Công ty TNHH Sản xuất thương mại xây dựng TPA, trụ sở văn phòng giao dịch tại quận Cầu Giấy (Hà Nội). Do luôn giữ chữ tín trong quá trình hoạt động nên doanh nghiệp dần ổn định và ngày càng phát triển.  

Đào Đăng Văn luôn nghiêm túc, quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Với người lao động gắn bó nhiều năm, những người bằng tuổi cha, chú, Văn luôn coi họ là “cánh tay đắc lực” và thực hiện đầy đủ chế độ đãi ngộ, sẵn sàng giúp đỡ về kinh tế, là chỗ dựa tinh thần khi họ gặp khó khăn. Hiện Công ty có gần 200 nhân viên, trong đó nhiều người quê Bắc Giang, mức lương bình quân từ 10- 20 triệu đồng/ người/tháng. 

{keywords}

Công trường sản xuất bê tông của Công ty TNHH Sản xuất thương mại xây dựng TPA tại quận Hoàng Mai (Hà Nội).

Đưa chúng tôi đi thăm công trường sản xuất tại Hoàng Mai đang tấp nập xe ô tô ra vào vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng,  vị giám đốc trẻ  giới thiệu thêm: Hiện nay công suất sản xuất bê tông tươi của doanh nghiệp đạt khoảng 210 m3/ngày. Doanh nghiệp cam kết bảo đảm nguyên vật liệu sản xuất cung cấp cho các dự án thi công xây dựng trung tâm thương mại, các công trình xây dựng giá trị kinh tế lớn ở miền Bắc. Ngoài nhà máy sản xuất tại Hà Nội, Công ty còn đầu tư 25 tỷ đồng xây dựng cơ sở thứ hai tại tỉnh Bắc Ninh và dự kiến mở thêm chi nhánh tại Bắc Giang. 

Không chỉ làm giàu cho mình, anh Đào Đăng Văn còn sẵn sàng chia sẻ kiến thức giúp đỡ bạn bè, đào tạo nghề, tạo cơ hội cho người dân nghèo ở quê hương có việc làm, thu nhập.

Hải Vân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...