Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 25 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

zzz-Nhộn nhịp mùa vải thiều-20199
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phát huy thế mạnh, nâng giá trị vải thiều Lục Ngạn

Cập nhật: 17:23 ngày 17/06/2018
(BGĐT) - Ngày 17-6, đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Ủy viên T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bắc Giang và UBND huyện Lục Ngạn về tình hình sản xuất, tiêu thụ vải thiều. 
{keywords}

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường và các đại biểu thăm mô hình trồng vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại thôn Ngọt, xã Hồng Giang. 

Cùng dự có đồng chí Phan Xuân Dũng, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; các đồng chí Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch UBND tỉnh; Dương Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT.

Theo UBND huyện Lục Ngạn, toàn huyện hiện có gần 16 nghìn ha vải thiều, trong đó gần 11,5 nghìn ha sản xuất theo quy trình VietGAP, 20 ha sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Hiện có hơn 2 nghìn ha được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp mã vùng trồng với 394 hộ tại các xã Hồng Giang, Giáp Sơn, Tân Sơn, Tân Quang, Tân Mộc và Kiên Lao tham gia. Xác định việc hỗ trợ người dân sản xuất, tiêu thụ vải thiều là nhiệm vụ quan trọng, ngay từ đầu vụ, UBND huyện đã tích cực chỉ đạo các hợp tác xã (HTX), người dân làm tốt khâu sản xuất, bảo đảm chất lượng quả vào loại tốt nhất từ trước đến nay. Định hướng, hỗ trợ kinh phí giúp các HTX, doanh nghiệp (DN) gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. UBND huyện chỉ đạo, hướng dẫn thành lập gần 400 tổ liên kết, tổ hợp tác với 2,7 nghìn thành viên, 30 chi hội sản xuất tiêu thụ vải thiều tại các xã, thị trấn. Vải thiều Lục Ngạn đã đăng ký bảo hộ thương hiệu tại 8 nước trên thế giới.

Năm nay, với sản lượng đạt khoảng 90 nghìn tấn, UBND huyện đã chú trọng xúc tiến tiêu thụ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN thu mua, chế biến, xuất khẩu sản phẩm. Vào vụ thu hoạch, trung bình mỗi ngày tiêu thụ từ 3 đến 5 nghìn tấn, giá bán trung bình từ 12 đến 20 nghìn đồng/kg. Tuy vậy, giá bán còn có nhiều phân khúc, chất lượng quả chưa đồng đều giữa các vùng. 

{keywords}

Đồng chí Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại buổi làm việc. 

Tại đây, UBND huyện Lục Ngạn đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT có cơ chế hỗ trợ người dân, DN ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất, bảo quản quả tươi sau thu hoạch, phục vụ xuất khẩu. Xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát triển hơn nữa thương hiệu vải thiều Lục Ngạn. Chú trọng giới thiệu DN có tiềm lực đầu tư phát triển lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn; quan tâm nghiên cứu, nhân giống, rải vụ giúp giảm áp lực tiêu thụ trong thời gian ngắn như hiện nay.  

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ghi nhận tỉnh Bắc Giang đã làm tốt công tác xúc tiến thương mại, quan tâm quảng bá, tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhận định Bắc Giang hiện chiếm 50% diện tích vải thiều cả nước, đồng chí Nguyễn Xuân Cường đề nghị UBND tỉnh thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nắm bắt tình hình, kịp thời giúp UBND huyện và các DN tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ. UBND huyện Lục Ngạn tiếp tục chỉ đạo người dân khẩn trương thu hoạch, nâng cao chất lượng các dịch vụ phụ trợ, bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự, tạo thuận lợi trong khâu tiêu thụ. Chú trọng chăm sóc sau thu hoạch, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao chất lượng vải thiều trong những năm tới. Tiếp tục quảng bá, xúc tiến thương mại, đưa vải thiều xuất khẩu đến các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật Bản… góp phần nâng cao giá trị quả vải.

Đồng chí Nguyễn Xuân Cường nêu rõ: Với những lợi thế sẵn có về thổ nhưỡng, khí hậu, kinh nghiệm sản xuất được đúc kết trong nhiều năm của người dân, nông nghiệp Lục Ngạn sẽ tiếp tục phát triển theo hướng trở thành vùng cây ăn quả tập trung, giá trị tăng từ 3 đến 5 lần hiện tại. Để đạt được mục tiêu này, UBND huyện cần đề ra chiến lược phát triển phù hợp với đồng bộ hạ tầng liên quan giúp người dân làm giàu từ nông nghiệp. Xác định lại cơ cấu kinh tế của huyện để đề ra phương hướng phát triển cây ăn quả bền vững gắn liền với công nghiệp chế biến và du lịch. Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ chỉ đạo các cục, vụ, viên trực thuộc vào cuộc nghiên cứu, sẵn sàng hỗ trợ Lục Ngạn xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển bền vững vùng cây ăn quả.  

Trao đổi tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Linh tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đồng thời, cung cấp thêm thông tin về một số dự án đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản, du lịch, phát triển hạ tầng giao thông đang được các các cấp, ngành; tập đoàn, DN lớn đầu tư trên địa bàn. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo, đôn đốc UBND huyện Lục Ngạn thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan, phát huy giá trị thương hiệu Vải thiều Lục Ngạn; xây dựng vùng cây ăn quả tập trung cho giá trị kinh tế cao.  

Cùng ngày, các đại biểu đã đến thăm một số mô hình trồng vải thiều theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại xã Hồng Giang, thăm mô hình sơ chế, đóng gói vải thiều của HTX Nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân và một số điểm thu mua vải thiều của các DN, thương nhân Trung Quốc trên địa bàn huyện Lục Ngạn.

Văn Thương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...