Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 30 °C / 25 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cầu nối đưa vốn đến người nghèo

Cập nhật: 10:32 ngày 24/05/2022
(BGĐT) - Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) được ví như những “cánh tay” nối dài của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh Bắc Giang. Thông qua hoạt động của tổ, nhiều hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn và được định hướng sử dụng vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo. 

Nhiều hộ nghèo được vay vốn ưu đãi

Xác định tổ TK&VV luôn gần dân, sát dân và có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách nên những năm qua, Ngân hàng CSXH tỉnh mở rộng mạng lưới hoạt động của các tổ đến hầu hết các thôn, bản trong tỉnh. Nhờ đó, hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo, vừa mới thoát nghèo và đối tượng chính sách trong tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay kịp thời để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống

Huyện Lục Nam hiện có 403 tổ TK&VV ở các thôn, bản. Trong đó, Tổ TK&VV thôn Đồng Cống, xã Bảo Sơn được đánh giá là một trong những tổ có chất lượng hoạt động tốt, ổn định. Ông Chu Văn Hùng, Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Đồng Cống cho biết: “Tổ TK&VV của thôn có 48 tổ viên với dư nợ ủy thác cho vay hơn 2,1 tỷ đồng. Các hộ được vay vốn chủ yếu đầu tư trồng dứa, chăm sóc vải thiều, chăn nuôi lợn, vịt, gà, trồng rừng... Sau khi ngân hàng giải ngân, Ban quản lý tổ thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay nên các hộ đều sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đời sống của người nâng lên rõ rệt”.

Gia đình ông Lâm Văn Vạn nhiều năm liền thuộc đối tượng hộ nghèo, hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Trong lúc khó khăn, năm 2019 gia đình ông được tổ TK&VV của thôn hướng dẫn làm hồ sơ vay 100 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo trong 5 năm. Có vốn, ông thuê máy móc, nhân công và mua phân bón cải tạo gần 2 ha đồi rừng của gia đình trồng dứa, bạch đàn. Sau hơn một năm, khoảng 1 ha dứa cho thu hoạch, sản lượng đạt 40 tấn. Với giá bán bình quân 7 nghìn đồng/kg, nhà ông thu về 280 triệu đồng/năm, trừ chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng. Những năm sau đó, ông tiếp tục trồng dứa, nhờ vậy cuộc sống gia đình từng bước ổn định, kinh tế khấm khá dần lên, đến nay gia đình đã thoát nghèo.

Tương tự, tại huyện Lạng Giang hiện có 315 tổ TK&VV. Thông qua các tổ TK&VV, nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế gia đình, từng bước ổn định cuộc sống. 

Điển hình như gia đình ông Nguyễn Văn Ngần, thôn Tê, xã Tân Thanh thuộc diện hộ chính sách, kinh tế những năm trước đây rất khó khăn. Năm 2019, nhà ông được tổ TK&VV của thôn giúp đỡ vay vốn chính sách 50 triệu đồng. Có vốn, nhà ông mua 2 con bò sinh sản kết hợp tăng gia sản xuất nông nghiệp. Mỗi năm, bò sinh sản, ông nuôi thành bò thương phẩm để bán thu được 40-50 triệu đồng. Đến nay, nhà ông trả được vốn vay, kinh tế khá giả, mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt hiện đại phục vụ cuộc sống.

{keywords}

Cán bộ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Lục Nam giải ngân vốn cho hộ nghèo, cận nghèo xã Tam Dị vay phát triển kinh tế. 

Bà Đồng Thị Hả, Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Tê, xã Tân Thanh cho biết, để giúp người dân tiếp cận và sử dụng hiệu quả vốn tín dụng chính sách, Tổ tích cực tuyên truyền về các chương trình tín cho vay vốn, quy định về thời hạn vay, mức vay, lãi suất, hướng dẫn người dân làm hồ sơ vay vốn, thực hiện bình xét công khai, dân chủ. 

Sau 30 ngày giải ngân, Tổ trưởng kiểm tra tình hình sử dụng vốn của các hội viên, hộ nào sử dụng chưa đúng mục đích sẽ đôn đốc, nhắc nhở ngay. Qua đó, các hộ có ý thức, trách nhiệm hơn trong sử dụng vốn. Đặc biệt, Tổ trưởng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các khoản nợ sắp đến hạn, nợ quá hạn và nắm bắt khó khăn để báo cáo kịp thời với cấp trên.

Theo Ngân hàng CSXH, toàn tỉnh hiện có 3.135 tổ TK&VV, trong đó gần 95% số tổ xếp loại khá. Các tổ TK &VV đều do các tổ chức hội, đoàn thể quản lý, nhận ủy thác với chi nhánh Ngân CSXH để giải ngân vốn cho vay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Đến nay, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội toàn tỉnh cho vay đạt hơn 5,2 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 91,4% tổng dư nợ của Ngân hàng. Dư nợ bình quân khoảng 54 triệu đồng/khách hàng. Thời gian các hộ được vay từ 3-5 năm.

Nâng cao chất lượng hoạt động

Theo Ngân hàng CSXH, các tổ TT&VV giúp chuyển tải nguồn vốn tín dụng đến đúng đối tượng thụ hưởng. Các tổ TK&VV đã làm tốt công tác bình xét, lựa chọn các hộ đủ điều kiện vay vốn ở thôn, bản; giám sát người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và đôn đốc người vay trả lãi tiền vay, nợ gốc đúng thời hạn. Đồng thời, thực hiện thu lãi, vận động các hộ gửi tiền tiết kiệm hằng tháng, hạn chế tình trạng “tín dụng đen” ở nông thôn.

Toàn tỉnh hiện có 3.135 tổ TK&VV, trong  đó gần 95% số tổ xếp loại khá. Các tổ TK &VV đều do các tổ chức hội, đoàn thể quản lý, nhận ủy thác với chi nhánh Ngân CSXH để giải ngân vốn cho vay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Đến nay, tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội toàn tỉnh cho vay đạt hơn 5,2 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 91,4% tổng dư nợ của Ngân hàng.  

Thời gian qua, Ngân CSXH tỉnh và Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH các địa phương đã phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức hội, đoàn thể các cấp thường xuyên rà soát, đánh giá, xếp loại để có kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ.

Cùng đó, hằng năm Ngân hàng tổ chức nhiều lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho các thành viên của tổ TK&VV trong toàn tỉnh. Đồng thời xây dựng mô hình tổ TK&VV hoạt động kiểu mẫu để nhân rộng, từng bước phát huy tốt hơn hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách. 

Ngân hàng cũng thường xuyên quan tâm, theo dõi, giám sát hoạt động của các tổ TK&VV. Đặc biệt, năm 2021 thực hiện chỉ đạo của Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam về việc rà soát, sắp xếp hồ sơ vay vốn và chấn chỉnh hoạt động tổ TK&VV, 100% các tổ TK&VV trong tỉnh được Ngân hàng hướng dẫn rà soát, sắp xếp lại hồ sơ, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn và ý thức trả nợ của người vay.

Ông Hà Quốc Quân, Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh cho biết, để hoạt động của các tổ TK&VV đóng góp hiệu quả hơn cho hoạt động tín dụng chính sách, thời gian tới Ngân hàng sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TƯ ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng CSXH. Đồng thời thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ủy thác cho vay đối với tổ chức hội, đoàn thể cấp xã; tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong việc tham gia quản lý vốn tín dụng chính sách, nhất là các tổ TK&VV.

Bài, ảnh: Minh Linh

Ngân hàng Thế giới: Tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm đầy ấn tượng
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong thập kỷ qua, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm đầy ấn tượng. Dựa theo chuẩn quốc gia thu nhập trung bình thấp của Ngân hàng Thế giới thì tỷ lệ nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 16,8% xuống còn 5% trong giai đoạn từ 2010-2020, với trên 10 triệu người dân đã được hỗ trợ thoát nghèo.
Cảnh giác trước cuộc điện thoại báo hoàn phí tin nhắn ngân hàng
Gần đây, nhiều người dùng than phiền trên mạng xã hội vì giật mình khi tài khoản ngân hàng bị trừ phí từ vài chục đến thậm chí cả trăm nghìn đồng cho dịch vụ tin nhắn chủ động SMS Banking.
Ký hợp tác thực hiện chương trình an sinh xã hội, sử dụng dịch vụ ngân hàng
(BGĐT) - Sáng 26/1, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Chi nhánh Bắc Giang (Vietcombank Bắc Giang) tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Sở Giáo dục và Đào tạo trong về phối hợp thực hiện các chương trình an sinh xã hội với các cơ sở giáo dục; hợp tác sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính, ngân hàng.
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...