Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần đề xuất các chính sách động lực mới cho phát triển

Cập nhật: 21:39 ngày 19/01/2021
Chiều 19/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và Tổ tư vấn kinh tế để nghe ý kiến của các chuyên gia về tình hình kinh tế và chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Tại cuộc họp, nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng năm 2020 là năm đặc biệt, đầy thách thức nhưng Việt Nam đã vượt qua một cách thành công. Chính phủ đã hành động quyết liệt, quyết đoán, qua đó, kiểm soát được dịch bệnh, góp phần thúc đẩy kinh tế. 

Trong điều kiện ngân sách khó khăn, Chính phủ đã chấp nhận thâm hụt để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. Việt Nam cũng đã làm tốt việc ổn định và khôi phục tăng trưởng. Chính phủ đã rất coi trọng, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, nhờ đó, giúp cho tăng trưởng chung.

{keywords}

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu.

Về dự báo tình hình năm 2021, các chuyên gia cho rằng, chỉ có thể khả quan khi dịch bệnh được kiểm soát. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị Chính phủ cần tiếp tục chú trọng 2 nhóm giải pháp bao gồm: Phòng chống dịch bệnh; kích thích xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh đầu tư công.

Song, các chuyên gia cũng khuyến cáo, khi nền kinh tế phục hồi thì áp lực lạm phát sẽ gia tăng, cần hết sức lưu ý vấn đề này. Do đó, cần tiếp tục duy trì ổn định vĩ mô; thúc đẩy phục hồi tiêu dùng dân cư, đầu tư tư nhân; tiếp tục gia cố thêm chính sách, không đảo chiều chính sách.

Một số ý kiến mong muốn Chính phủ chú trọng hơn đến phục hồi kinh tế theo hướng xanh; tuần hoàn kép nhằm tận dụng tối đa những gì hội nhập quốc tế mang lại, gọi là tuần hoàn quốc tế và tuần hoàn thị trường nội địa; Thể chế cần tập trung vào đổi mới sáng tạo, tăng năng suất, kinh tế số, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc và khâu thực thi phải tốt hơn; Cơ hội vàng tái cơ cấu lại nền kinh tế để phân bổ nguồn lực tốt hơn; Tiếp tục các gói hỗ trợ. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh vấn đề vaccine - bài toán cho tăng trưởng.

Ghi nhận các ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: "Chúng ta đã chuẩn bị cho một nền tảng quan trọng theo năm 2021 và 5 năm tới một cách căn bản, về năng lực sản xuất kinh doanh, về hệ thống kinh tế vĩ mô. Nhất là người dân đã vào cuộc mạnh mẽ trước thử thách của dịch bệnh, có thể nói một dân tộc bừng lên sức sống mãnh liệt, đoàn kết thống nhất cao, ý chí khát vọng phát triển, đây chính là nền tảng rất quan trọng để chúng ta thổi luồng sinh khí mới trong phát triển thời gian tới, thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho năm 2021 và các năm tiếp theo".

Nhấn mạnh tinh thần không chủ quan trong bối cảnh quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, Thủ tướng đề nghị cần chấp nhận sự thay đổi trong điều kiện mới, thay đổi cả thói quen, thậm chí phải thay đổi cả thể chế pháp luật phát triển về kinh tế.

Nhấn mạnh một số tồn tại, Thủ tướng nêu rõ, cần lưu ý các bài học đề phòng lạm phát, nợ xấu. Chất lượng tăng trưởng có cải thiện nhưng còn nhiều điểm hạn chế, cần nỗ lực làm tốt hơn nữa. 

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn chưa có một số cơ chế đủ mạnh để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thực sự là động lực nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường đầu tư - kinh doanh có nhiều cải thiện nhưng còn nhiều rào cản, nhất là vẫn còn tình trạng tham nhũng vặt... 

Thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực cho nền kinh tế nhưng sự liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước còn lỏng lẻo, tỷ lệ nội địa hóa thấp, nhất là đối với ngành công nghiệp ô tô, điện tử…

Thủ tướng nêu rõ, thời gian tới, Chính phủ phải làm nhiều việc, nhất là thực hiện mạnh mẽ các đột phá chiến lược. Cải cách hành chính, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia và thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển bền vững là những trọng tâm. Đặc biệt, chuyển đổi số quốc gia là con đường tất yếu.

Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các chuyên gia cần tích cực phát hiện, đề xuất các chính sách để thu hút phát triển, tháo gỡ vướng mắc, tìm động lực mới cho phát triển.

Tổ tư vấn và Hội đồng Chính sách tiền tệ quốc gia cần theo dõi sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, phát hiện những vấn đề mới phát sinh để kịp thời tư vấn với Thủ tướng về những cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp trước tình hình mới. 

Tiếp tục đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tư vấn để tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu kiểm tra, giải tỏa điểm tập kết than trái phép tại xã An Bá
(BGĐT) - Ngày 18/1, UBND tỉnh ban hành Công văn chỉ đạo kiểm tra, giải tỏa điểm tập kết than trái phép tại xã An Bá, huyện Sơn Động (Bắc Giang).
Bắc Giang: Kiểm tra đột xuất cửa hàng AE Shop Việt Nam phát hiện hơn 700 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo thương hiệu
(BGĐT) - Đội Quản lý thị trường số 3, Cục Quản lý thị trường Bắc Giang vừa phối hợp cùng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao (Bộ Công an), Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất cửa hàng AE Shop Việt Nam cơ sở 3 tại ngã tư Khánh, xã Lương Phong (Hiệp Hoà). 
Giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Quang Châu: Rõ lộ trình, gắn trách nhiệm cá nhân
(BGĐT) - Để kịp đón làn sóng đầu tư chuyển dịch từ một số quốc gia vào địa bàn sau tác động của dịch Covid-19, UBND tỉnh Bắc Giang đang tập trung chỉ đạo huyện Việt Yên, phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng, chủ đầu tư hạ tầng khẩn trương tháo gỡ vướng mắc, giải phóng mặt bằng (GPMB) Khu công nghiệp Quang Châu. Theo kế hoạch, việc GPMB hoàn thành trước ngày 15/3 năm nay. 

Theo TTXVN

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...