Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lục Ngạn - vùng cây ăn quả trọng điểm quốc gia

Cập nhật: 10:00 ngày 01/01/2021
(BGĐT) - Được thiên nhiên ưu đãi, người dân nỗ lực lao động, vùng đất Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đã cho nhiều loại trái cây thơm ngon nức tiếng, đưa nơi đây thành “tập đoàn” cây ăn quả (CAQ) của địa phương. Trên cơ sở lợi thế đó, Lục Ngạn đang từng bước xây dựng vùng CAQ trọng điểm quốc gia.

Bốn mùa quả ngọt

{keywords}

Du khách tham quan nhà vườn tại xã Thanh Hải. Ảnh: Hà Mi

Mùa này, hoa trái Lục Ngạn đang cho thu hoạch rộ nên đâu đâu cũng bắt gặp vườn cam, bưởi vàng óng, tỏa hương thơm ngát. Năm nay, bà con tiếp tục được mùa quả có múi. Với diện tích 7 nghìn ha, sản lượng cam, bưởi ước đạt gần 60 nghìn tấn. Giá bán ổn định, nhiều nhà vườn thu lãi cao. 

Điều đặc biệt là chất lượng sản phẩm ngày càng nâng lên nhờ người dân canh tác theo quy trình VietGAP, hữu cơ. Theo ước tính của huyện Lục Ngạn, vụ này, giá trị CAQ mang lại khoảng 1 nghìn tỷ đồng.

Lục Ngạn không chỉ có cam, bưởi mà còn có sản phẩm khác như: Táo, thanh long, ổi... Cùng đó là vải thiều - cây trồng chủ lực với 15.290 ha, sản lượng khoảng 90-130 nghìn tấn/năm. Từ chỗ tiêu thụ nội địa hoặc xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc, đến nay, vải thiều Lục Ngạn còn được phân khúc tiêu thụ ở một số thị trường cao cấp như: Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Sau mùa vải là đến nhãn, mùa nối tiếp nhau giúp Lục Ngạn có bốn mùa quả ngọt.

Mở rộng vùng, liên kết sản xuất theo chuỗi

Các sản phẩm CAQ của Lục Ngạn đã trở nên quen thuộc và được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưu chuộng. Phát huy lợi thế đó, huyện phấn đấu “Xây dựng huyện Lục Ngạn trở thành vùng sản xuất CAQ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo”.

Thực tế sản xuất cho thấy quá trình phát triển CAQ bộc lộ những bất cập, môi trường sống của người dân ảnh hưởng. Bởi vậy, huyện coi trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hướng dẫn người sản xuất sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học. Lựa chọn cây trồng có ưu thế vượt trội, thích ứng với biến đổi khí hậu, hợp với vùng đất Lục Ngạn. 

Đồng thời thu hút, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến nông sản, có cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các nhà máy bảo quản, chế biến sâu, chế biến công nghệ cao; tiếp tục quảng bá, xây dựng thương hiệu địa phương, tiến tới thương hiệu quốc gia.

Đi đôi với giải pháp trên, huyện quy hoạch mở rộng các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh sản phẩm chủ lực, đặc trưng của huyện để tích hợp vào quy hoạch của tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Trịnh Lan 

"Lấy gì của đất phải trả lại cho đất"

{keywords}

"Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, tôi thấy sản xuất theo hướng hữu cơ tại vùng CAQ Lục Ngạn chưa nhiều. Đáng ngại là thời gian dài, bà con dùng phân vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Chủng loại phân bón quá nhiều dẫn đến cây trồng loạn dinh dưỡng. 

Trong khi đó, nhiều khoáng chất trong đất đã bị khai thác cạn kiệt lại không được bổ sung. Ví như, cây cam cần 17 loại khoáng chất, nhất là kẽm song đất Lục Ngạn lại thiếu khoáng chất này, làm cây yếu, xuất hiện nhiều bệnh, điển hình là Greening. Cam mắc bệnh này thì không chữa khỏi, phải phá bỏ hàng loạt. Do đó, lấy gì của đất phải trả lại cho đất, có nghĩa là phục hồi đất; tiếp tục ứng dụng công nghệ sinh học chăm sóc cây trồng thì mới phát triển bền vững được".

Ông Nguyễn Tiến Ky, Viện Nghiên cứu, đào tạo, tư vấn khoa học

công nghệ (Hà Nội)

Nhiều giao dịch thành công trên sàn giao dịch đặc sản Lục Ngạn
(BGĐT)- Sau một tháng khai trương nhân Hội chợ Cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn, đến nay, sàn giao dịch Dacsanlucngan.vn đã thu hút hàng nghìn lượt truy cập, trong đó có hàng chục giao dịch thành công.
Làng nghề mỳ gạo Chũ Lục Ngạn vào vụ Tết
(BGĐT) - Thời điểm cuối năm, các hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất mỳ gạo Chũ Lục Ngạn đang dồn sức sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường dịp cuối năm.
Kiểm tra công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng tại Lục Ngạn
(BGĐT) - Ngày 14/12, Đoàn kiểm tra liên ngành của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Bắc Giang kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mùa khô năm 2020 - 2021 tại huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).
Nhiều khách hàng mua cam, bưởi Lục Ngạn qua sàn giao dịch điện tử
(BGĐT)- Sau khi Hội chợ Cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) năm 2020 kết thúc, nhiều khách hàng tiếp tục đặt mua trái ngọt thông qua sàn giao dịch điện tử Dacsanlucngan.vn.
Phát triển kinh tế lâm nghiệp ở Lục Ngạn: Gắn quy hoạch trồng rừng với chế biến
(BGĐT) - Nhắc đến Lục Ngạn (Bắc Giang), nhiều người nghĩ ngay đến mảnh đất bạt ngàn cây ăn quả, như vải thiều và cây có múi. Thế nhưng, Lục Ngạn còn có tiềm năng không kém phần quan trọng là kinh tế lâm nghiệp. 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...