Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 27 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kinh tế tư nhân - Động lực tăng trưởng

Cập nhật: 10:10 ngày 13/10/2020
(BGĐT) - Sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XII) về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN) trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khu vực KTTN của tỉnh Bắc Giang đang dần khởi sắc.

Ngay sau khi được ban hành, Nghị quyết số 10 đã nhanh chóng được tổ chức học tập, quán triệt, phổ biến và thể chế hóa, cụ thể hóa với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ T.Ư tới địa phương và doanh nghiệp (DN). Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị đã thiết thực để Nghị quyết bước đầu đi vào cuộc sống.

{keywords}

Kiểm định chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn (Yên Dũng).

Trong chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, tỉnh Bắc Giang đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình cụ thể. Cải cách hành chính; cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở.

Kết quả đã cải thiện đáng kể môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh với sự ghi nhận của cộng đồng DN và người dân; tinh thần khởi nghiệp và phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo đang dần trở thành phong trào rộng khắp, nhất là giới trẻ; nhiều DN tư nhân đang điều chỉnh chiến lược đầu tư kinh doanh theo hướng bền vững hơn; doanh nhân đang ngày càng được xã hội coi trọng và tôn vinh…

Sau ba năm thực hiện Nghị quyết, khu vực KTTN ở Bắc Giang đã có bước phát triển mới cả về số lượng, chất lượng và đóng góp ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nền KT-XH địa phương như góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động; huy động các nguồn vốn trong nhân dân và xã hội vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước; tạo môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và góp phần đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam...

Đến nay, KTTN mà đại diện là doanh nghiệp tư nhân (DNTN) phát triển nhanh và mạnh, có mặt ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và vùng, miền. Số lượng DN tăng nhanh, từ 3.000 DN năm 2015 đến năm 2020 đã có trên 10.500 DN với nhiều loại hình đa dạng. 

Trong đó, hầu hết là DN nhỏ và vừa chiếm 97%- 98%. Hiệu quả, sức cạnh tranh của DN tư nhân dần nâng lên, có tỷ trọng đóng góp GRDP khoảng gần 40%; các DN chiếm trên 51% lao động đang làm việc của nền kinh tế; thu hút khối lượng vốn khá lớn từ nền kinh tế để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh (năm 2015 tổng nguồn vốn đăng ký hoạt động của các DN khoảng 20.000 tỷ đồng, năm 2019 trên 50.000 tỷ đồng); thu ngân sách của tỉnh liên tục tăng, năm 2019 đạt 12.000 tỷ đồng. 

Trong đó, khu vực kinh tế tư nhân chiếm trên 30% tổng thu ngân sách cả tỉnh. Ấn tượng nhất là từ năm 2017 đến nay, số DN tư nhân đăng ký thành lập mới đạt cao với bình quân trên 1.200 DN thành lập mới mỗi năm, tăng 40% so với năm 2015, 2016 khi chưa có Nghị quyết. 

Đặc biệt, năm 2019 số DN thành lập mới là 1.400, năm 2020 mặc dù do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng số DN mới thành lập vẫn đạt trên 1000, góp phần đưa tổng số DN của tỉnh lên trên 10.500 DN và hơn 1.000 chi nhánh và văn phòng đại diện, vốn bình quân trên 10,7 tỷ đồng/DN, gấp 2,6 lần giai đoạn 2011- 2015, tỷ lệ DN hoạt động cũng tăng lên đạt gần 60% DN đăng ký. 

Nhờ vậy, KTTN không ngừng lớn mạnh, trở thành một trong những nhân tố chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh. Năm 2019 tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 16,1%, đứng thứ 3 cả nước.

Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Số lượng DN của tư nhân tăng nhanh với nhiều loại hình đa dạng; phong trào khởi nghiệp được đẩy mạnh… Ðáng chú ý là nhiều DN tư nhân đang điều chỉnh chiến lược đầu tư và kinh doanh theo hướng bền vững hơn, gắn nhiều hơn với công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tuy nhiên, đa số DNTN là các DN nhỏ và siêu nhỏ. Tỷ trọng của các DN siêu nhỏ đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Do quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính hạn chế nên sức cạnh tranh của các DNTN thường thấp hơn các DN nhà nước và DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 

Nhiều DNTN chưa có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh dài hạn; ý thức tự giác chấp hành pháp luật còn hạn chế. Đội ngũ doanh nhân trong các DNTN chưa thực sự lớn mạnh, còn thiếu kinh nghiệm trên thương trường quốc tế và chưa được đào tạo sâu về quản lý sản xuất, kinh doanh. Năng lực công nghiệp của khu vực KTTN ở tỉnh ta trên thực tế là rất nhỏ và yếu, mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển. 

Phần lớn sản xuất công nghiệp của các DNTN là gia công lắp ráp, chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, trung bình và nguyên liệu nhập khẩu. Do trình độ công nghệ thấp, các DNTN không có khả năng kết nối cũng như tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ cho các DN lớn, nhất là không thể tận dụng được hiệu ứng lan tỏa từ các DN FDI đang tăng trưởng nhanh. 

Trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm, cạnh tranh yếu; khả năng liên kết và tham gia chuỗi giá trị còn nhiều hạn chế, chủ yếu tập trung ở các công đoạn có giá trị gia tăng thấp; tình trạng gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh… vẫn phổ biến.

Ðể khu vực KTTN thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, cần kiên trì thực hiện và thực hiện có hiệu quả năm nhóm giải pháp đã được đặt ra trong Nghị quyết. Cùng với đó, cần có những chính sách hỗ trợ phát triển KTTN ở địa phương tập trung vào phát triển DN nhỏ và vừa, trọng tâm vào các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, nông nghiệp… nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề trong khu vực KTTN.

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển KTTN là một nhân tố không chỉ bảo đảm cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao, tạo nguồn thu cho ngân sách mà còn tham gia vào giải quyết những vấn đề xã hội như: Tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực… 

Trong bối cảnh thực tế của địa phương ngân sách nhà nước gặp khó khăn, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt thì những chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư là rất cần thiết.

Một nền kinh tế muốn phát triển nhanh và bền vững buộc phải đạt hiệu quả cao với nhiều giá trị gia tăng, trong đó KTTN giữ vai trò rất quan trọng. Bắc Giang hiện nay là một trong những tỉnh đang phát triển nằm trong khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. 

Vì vậy cần phát huy sức mạnh và khả năng sáng tạo của khu vực tư nhân để KTTN thực sự trở thành nhân tố quan trọng góp phần đưa tỉnh ta sớm hoàn thành mục tiêu trở thành tỉnh có thu nhập trung bình cao trong giai đoạn 2021-2030.

UBND tỉnh tổ chức hội nghị thông tin báo chí: KT-XH tăng trưởng khả quan trong bối cảnh dịch bệnh
(BGĐT)-Sáng 30/9, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị thông tin báo chí về tình hình KT-XH 9 tháng năm 2020, nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lê Ánh Dương chủ trì hội nghị.
Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Bắc Giang lần thứ XXII: Huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác lợi thế để tạo bước đột phá trong tăng trưởng
(BGĐT) - Sáng 4/8, Đại hội đại biểu Đảng bộ TP Bắc Giang lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 khai mạc trọng thể tại hội trường thành phố. 
Thương mại - dịch vụ, động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế TP Bắc Giang
(BGĐT) - Khai thác lợi thế, tập trung phát triển thương mại - dịch vụ (TM-DV) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố (TP) Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) giai đoạn tới.
Kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Bắc Giang: Thảo luận các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm
(BGĐT) - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XVIII, chiều 8/7, các đại biểu thảo luận theo tổ. Tại đây, vấn đề tăng trưởng kinh tế, an ninh trật tự; lao động việc làm được các đại biểu tập trung thảo luận sâu. 
Nhiều nước Đông Nam Á chìm trong tăng trưởng âm
Kinh tế của 5 nước Đông Nam Á và Ấn Độ được dự báo tăng trưởng âm trong các quý tới.

TS. Phùng Văn Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...