Thứ tư, 17/04/2024
Bắc giang 26 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Kinh tế
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Triển vọng nuôi cá lồng trên sông Cầu

Cập nhật: 08:49 ngày 22/09/2020
(BGĐT) - Tận dụng lòng sông Cầu trải dài qua địa bàn, mấy năm gần đây, một số hộ tại các xã Châu Minh, Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang) mạnh dạn áp dụng phương pháp nuôi cá lồng. Mô hình này bước đầu mang lại hiệu quả, mở ra hướng đi mới tại địa phương.
{keywords}

Mô hình nuôi cá của gia đình anh Nguyễn Tá Dương, xã Châu Minh (Hiệp Hòa).

Đứng trên cầu Đông Xuyên, ngắm dòng sông Cầu, tôi thấy thấp thoáng những lồng nuôi cá san sát nhau. Đây là địa phận xã Châu Minh (Hiệp Hòa). Bước lên thuyền, đón tôi là anh Nguyễn Tá Dương - chủ một mô hình nuôi cá. Khu vực này sử dụng năng lượng điện mặt trời để thắp sáng, được thiết kế với 8 lồng, quy mô hơn 300 m2, có thể nuôi khoảng 3 vạn con. Trong đó, anh dành ra hai lồng nuôi cá giống, còn lại là cá thương phẩm gồm trắm, rô phi, diêu hồng.

Trước khi gắn bó với nghề cá vào đầu năm 2019, anh đã tìm hiểu kỹ đặc tính cũng như cách chăm sóc cá. Kiến thức chăn nuôi đã có song khi áp dụng thực tế lại không dễ dàng. Những ngày đầu chưa có kinh nghiệm, cá trong lồng chết nhiều. Được sự động viên của người thân, anh quyết không bỏ cuộc. Anh học hỏi thêm kinh nghiệm từ các hợp tác xã nuôi cá lồng thành công ở tỉnh Bắc Ninh, chú trọng hơn khâu lựa chọn cá giống.

Theo anh Dương, để thành công khi nuôi cá quan trọng nhất là phải bảo đảm kỹ thuật. Ví như để xử lý mầm bệnh, anh khử trùng lồng nuôi cá bằng thảo dược, tránh mầm bệnh lây lan. Lúc trưa nắng hay ban đêm cho chạy sục khí để tăng hàm lượng oxy. Mùa lũ, anh cùng gia đình kéo những lồng cá đến nơi an toàn; khi trời yên bể lặng lại kéo về chỗ cũ. Thời gian nuôi mỗi lứa cá khoảng 8 tháng thì thịt cá mới ngon, dễ tiêu thụ.

Nhờ làm chủ kỹ thuật, mô hình nuôi cá lồng của gia đình anh Dương đi vào ổn định. Năm 2019, anh thu lợi nhuận khoảng 130 triệu đồng. Dự kiến cả năm nay, anh sẽ bán khoảng 30 tấn cá, doanh thu hơn 1,1 tỷ đồng, mức lợi nhuận ước tính khoảng 30-40%. Hiện anh đang tiếp tục mở rộng mô hình.

Ông Biên Sen- thương lái thu mua cá nhà anh Dương cho biết: “Cả mùa vụ trước, tôi thu mua toàn bộ số cá nhà anh Dương. Do được ăn chủ yếu là ngô, bèo, cỏ, lại sinh sống ở sông nên chất lượng thịt cá luôn săn chắc và thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng”.

Ngoài anh Dương còn 3 hộ tại các xã Châu Minh, Xuân Cẩm cũng đầu tư nuôi cá lồng cho thu nhập cao. Anh Đào Xuân Quý, xã Xuân Cẩm cho hay, nhận thấy diện tích mặt nước ven sông là cơ hội để phát triển nghề nuôi cá lồng, có thể tận dụng nguồn thức ăn hữu cơ, thuận tiện trong chăm sóc và thu hoạch; cá được nuôi trên sông mau lớn, ít bị nhiễm bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp, thịt thơm ngon, giá bán cao nên gia đình anh đã đầu tư làm 4 lồng nuôi cá. Ngay đợt thu hoạch đầu tiên vào tháng 5 năm ngoái, khoảng 4 tấn cá thương phẩm được xuất bán, anh thu lãi vài chục triệu đồng.

Tuy nhiên, hiện nay những người nuôi cá lồng vẫn còn không ít băn khoăn, trăn trở khi mở rộng mô hình này. Đáng chú ý là chất lượng nguồn nước sông chưa được kiểm soát tốt từ đầu nguồn. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nguồn giống thủy sản có chất lượng bảo đảm, xuất xứ rõ ràng không phải dễ dàng. Vì vậy, việc đầu tư, mở rộng số lượng lồng nuôi còn hạn chế, diện tích nuôi thủy sản của huyện còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hiệp Hòa, hiện nay trên địa bàn huyện có khoảng 20 lồng cá. Thực tế cho thấy, việc phát triển nuôi cá lồng tại huyện Hiệp Hoà mang lại hiệu quả kinh tế cao là tín hiệu rất đáng mừng, góp phần không nhỏ trong việc tận dụng điều kiện tự nhiên, thay đổi nhận thức của người dân về việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương.

Từ hiệu quả đã đạt được, thời gian tới huyện sẽ có định hướng, tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng, hỗ trợ thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư. Để mở rộng, phát triển bền vững và khai thác lợi thế tài nguyên nước, các cấp chính quyền phối hợp với người dân chung tay bảo vệ chất lượng nguồn nước, đánh thức tiềm năng nuôi trồng thủy sản trên sông Cầu.

Cá lồng hồ Cấm Sơn
(BGĐT) - Nhờ tận dụng mặt nước hồ nuôi cá lồng, nhiều hộ ở vùng lòng hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) có thu nhập cao. Từ nuôi cá lồng, người dân đã thay đổi tập quán chăn nuôi thay vì chỉ trông chờ vào đánh bắt nguồn lợi tự nhiên như trước đây.
Bảo vệ sản xuất thủy sản trong mùa mưa bão
(BGĐT) - Cũng như các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, sản xuất thủy sản bị tác động không nhỏ bởi thời tiết, đặc biệt trong mùa mưa bão. Để giảm thiểu thiệt hại, nhiều hộ dân Bắc Giang đã chủ động gia cố bờ bao, hệ thống thoát nước, bảo đảm an toàn cho các khu nuôi trồng thủy sản.
Yên Dũng phát triển thủy sản theo hướng bền vững
(BGĐT) - Xác định thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, các cấp chính quyền, ngành chức năng huyện Yên Dũng (Bắc Giang) thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng.
Cá tầm, nâng tầm thủy sản
(BGĐT) - Xuân này tròn 10 năm anh Hà Trần Quyền (SN 1984), quê xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế (Bắc Giang) gắn bó với nghề nuôi cá tầm. Có bằng cử nhân Anh ngữ nhưng lại đam mê “chinh phục” cá tầm trong các bể nuôi và cũng là điều khiến anh nhiều trăn trở. 
Hiệu quả cao từ nuôi gà siêu trứng kết hợp thủy sản
(BGĐT) - Anh Hoàng Văn Tân, thôn Xuân An, xã Xuân Phú là một trong những điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở huyện Yên Dũng (Bắc Giang) với mô hình nuôi gà đẻ siêu trứng kết hợp thủy sản.
Mở rộng vùng chuyên canh, tăng sản lượng thủy sản
(BGĐT) - Năm 2019, sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tương đối thuận lợi do thời tiết ít rét đậm, rét hại; giá sản phẩm tăng cao, tiêu thụ dễ dàng; người dân quan tâm đầu tư thâm canh; các địa phương thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ. Những yếu tố đó là nền tảng giúp cho sản xuất thủy sản đạt và vượt các chỉ tiêu về diện tích, sản lượng, năng suất.
Nuôi thủy sản VietGAP cho thu nhập hơn 150 triệu đồng/ha
(BGĐT) - UBND huyện Lục Nam (Bắc Giang) có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản theo hướng nâng chất lượng nên thu nhập từ các mô hình nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGAP đạt hơn 150 triệu đồng/ha/năm.

Mai Anh 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...