Thứ tư, 24/04/2024
Bắc giang 23 °C / 24 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho na dai Lục Nam: Thêm cơ hội mở rộng thị trường

Cập nhật: 08:08 ngày 27/08/2020
(BGĐT) - Na dai Lục Nam (Bắc Giang) từ lâu nổi tiếng bởi hương vị thơm mát, ngọt bùi, dẻo dai, được nhiều người tiêu dùng biết đến. Mới đây, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý (CDĐL) cho sản phẩm này, góp phần để na dai Lục Nam  có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Chú trọng chất lượng

{keywords}

Người dân thôn Suối Ván, xã Nghĩa Phương thu hoạch na. Ảnh: Thế Đại

Cây na dai được người dân trồng ở Lục Nam từ rất lâu. Khoảng 15 năm trở lại đây, na đã trở thành cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Quả na dai Lục Nam bắt đầu vươn xa, theo chân các thương lái đến nhiều vùng khác nhau, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và các tỉnh: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Nghệ An...

Thời điểm này, gia đình ông Bùi Minh Yến, bà Phạm Thị Lương ở thôn Khuyên, xã Huyền Sơn đã phải tạm ngưng việc đồng áng để tập trung thu hoạch na. Năm 1995, ông Yến bắt đầu chuyển đổi cây trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc hơn 1 ha na dai. Đặc biệt, gia đình ông áp dụng kỹ thuật cắt tỉa cành và thụ phấn trên thân cây, do vậy việc thu hoạch na của gia đình ông kéo dài đến hết tháng 10. Ước tính, vụ na năm nay gia đình ông Yến thu hoạch gần 8 tấn.

Ông Bùi Văn Quang, Giám đốc HTX Sản xuất na dai Lục Nam cho biết: Hiện nay, HTX có 20 hộ thành viên tham gia sản xuất với hơn 15 ha. Vụ na năm nay, do diễn biến thời tiết phức tạp nên sản lượng na chính vụ giảm khoảng 20% so với năm ngoái. Giá bán dao động thời điểm thu hoạch rộ từ 22 - 35 nghìn đồng/kg.

Được biết, trước đó, năm 2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể thương hiệu “Na Lục Nam”. Để phát triển thương hiệu na dai Lục Nam, từ năm 2014 đến nay, huyện Lục Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người dân về quy trình sản xuất, bao bì, nhãn mác, gắn tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm… Tháng 7/2020, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận CDĐL cho na dai Lục Nam

Theo ông Vũ Văn Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, việc được công nhận CDĐL vừa qua giúp sản phẩm na dai Lục Nam được bảo vệ xuất xứ, chất lượng sản phẩm và nâng cao giá trị hàng hóa trong nước, xúc tiến xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Đồng thời, có lợi thế trong việc phát triển và quảng bá sản phẩm. Tuy nhiên, quan trọng hiện nay chính là nâng cao chất lượng sản phẩm để bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu và chứng nhận CDĐL.

Nâng cao giá trị

{keywords}

Người dân xã Huyền Sơn (Lục Nam) ứng dụng công nghệ cắt tỉa cành và  thụ phấn cho na nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.   Ảnh: Thành Nam

CDĐL là thông tin về nguồn gốc của hàng hóa từ một quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà hàng hóa được sản xuất ra từ đó. Đối với các mặt hàng nông sản, CDĐL đã trở thành công cụ hữu hiệu để bảo hộ các sản phẩm đặc sản, thúc đẩy tổ chức sản xuất, quản lý chất lượng và mở rộng thương mại.

Tính đến hết 7/2020, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã bảo hộ CDĐL cho 84 sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam. Trong đó, riêng tỉnh Bắc Giang có 2 sản phẩm là vải thiều Lục Ngạn và na dai Lục Nam. Đến nay, tuy chưa thể đánh giá cụ thể được hiệu quả kinh tế của sản phẩm na dai Lục Nam sau khi bảo hộ CDĐL thành công, nhưng từ các kênh thông tin, truyền thông của Bộ KH&CN, Cục Sở hữu trí tuệ, báo chí T.Ư và địa phương… thương hiệu sản phẩm na dai Lục Nam đã được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ: Về giá trị sau khi được bảo hộ CDĐL, giá bán của các sản phẩm tăng 10 - 15%, có sản phẩm tăng lên 3,5 lần so với trước khi bảo hộ như bưởi Luận Văn, cam Cao Phong, vải thiều Lục Ngạn… CDĐL không chỉ mang đến ý nghĩa về xuất xứ hàng hóa mà quan trọng hơn, nó mang lại giá trị gia tăng cho nhà sản xuất, giúp doanh nghiệp và địa phương chống hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, đồng thời góp phần quảng bá sản phẩm địa phương, thu hút khách du lịch.

Hiện nay, diện tích sản xuất na toàn huyện Lục Nam hơn 1.700 ha. Trong đó, diện tích được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP hơn 100 ha, diện tích sản xuất theo hướng VietGAP khoảng 1.050 ha. Có hơn 87% diện tích trồng na trên địa bàn huyện tổ chức sản xuất rải vụ, áp dụng kỹ thuật thụ phấn. Điều này góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và kéo dài thời vụ thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 12. 

Diện tích na dai sản xuất tập trung ở các xã: Huyền Sơn, Cương Sơn, Nghĩa Phương, Đông Phú, Đông Hưng và Lan Mẫu. Tới đây, huyện tiếp tục hỗ trợ đăng ký truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiện đã có 100 ha na của HTX Na dai Nghĩa Phương, 35 ha của HTX Sản xuất na dai Lục Nam được cấp mã Qr.Code.

Ông Lương Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam cho biết: “Tới đây, huyện sẽ tổ chức Lễ công bố CDĐL gắn với giới thiệu sản phẩm cây ăn quả của huyện. Đồng thời, hỗ trợ các HTX làm nhãn mác, bao bì cho sản phẩm. Chỉ đạo các xã giữ ổn định diện tích, tăng cường áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng chất lượng sản phẩm. Cùng đó, tiếp tục thành lập tổ hợp tác, HTX để cùng chia sẻ thông tin, kỹ thuật thâm canh và liên kết bao tiêu sản phẩm.

Giá na dai Lục Nam tăng mạnh
(BGĐT)- Mấy ngày gần đây, giá na dai tại xã Nghĩa Phương, Huyền Sơn, huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) tăng cao. Hiện na dai loại 3 đến 4 quả/kg (loại 1) giá hơn 60 nghìn đồng/kg; loại 2,3 và loại nhỏ dao động từ 30 đến 50 nghìn đồng/kg. 
Na dai Nghĩa Phương được chứng nhận VietGAP
(BGĐT) - Ngày 16-8, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang phối hợp UBND xã Nghĩa Phương (Lục Nam) tổ chức hội nghị công bố thành lập Hợp tác xã (HTX) Na dai Nghĩa Phương và trao giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm na dai của đơn vị này.
Bắc Giang: HTX Na dai xã Nghĩa Phương (Lục Nam) được cấp Giấy chứng nhận sản xuất na dai theo tiêu chuẩn VietGAP
(BGĐT)- Sản phẩm na dai của Hợp tác xã (HTX) Na dai Nghĩa Phương, thôn Suối Ván, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang) vừa được Công ty cổ phần Chứng nhận và giám định IQC cấp Giấy chứng nhận VietGAP số: 2086/QĐCN-IQC-VIETGAP ngày 2-8-2019. 
Thụ phấn nhân tạo cho na dai Lục Nam
(BGĐT) - Để tăng tỷ lệ đậu quả, quả to, mẫu mã đẹp, người trồng na dai ở
huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã áp dụng kỹ thuật thụ phấn nhân tạo cho
cây trồng này.
Na dai Lục Nam ổn định ở mức 32 - 37 nghìn đồng/kg
(BGĐT) - Năm nay, na dai Lục Nam (Bắc Giang) được mùa. Với diện tích hơn 1,7 nghìn ha, sản lượng toàn huyện ước đạt hơn 14 nghìn tấn, cao hơn năm trước. Hiện nay, người dân đang thu hoạch rộ, giá bán ổn định ở mức 32 - 37 nghìn đồng/kg. 
Nâng chất lượng vùng na dai đặc trưng
(BGĐT) - Nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên địa bàn, từ năm 2016, huyện Lục Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp hàng hóa có chất lượng và sức cạnh tranh, tăng giá trị sản phẩm và thương hiệu giai đoạn 2015-2020, trong đó tập trung chỉ đạo nâng chất lượng, giá trị vùng nông sản chủ lực na dai.
Thu hoạch na dai sẽ muộn hơn khoảng 15-20 ngày so với năm trước
(BGĐT)- Theo đánh giá của cơ quan chức năng huyện Lục Nam, vụ thu hoạch na dai năm nay trên địa bàn sẽ muộn hơn khoảng 15-20 ngày so với năm trước. Dự kiến vào tháng 8 sẽ bắt đầu cho thu hoạch đợt na đầu tiên.

Hoàng Thoa - Phương Thảo

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...