Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 28 °C / 27 - 38 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xử lý cấp bách đê tả Cầu: Cần chung tay bảo vệ công trình

Cập nhật: 08:26 ngày 13/07/2020
(BGĐT) - Dự án xử lý cấp bách đê tả Cầu nhằm bảo đảm an toàn tuyến đê trong mùa mưa bão cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân lưu thông đã được chủ đầu tư nhanh chóng thực hiện các thủ tục liên quan để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, để công trình bền vững, phục vụ lâu dài rất cần sự chung tay của cộng đồng,  cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi có đê đi qua.

Kịp thời khắc phục hiện tượng nứt mặt đê

Dự án xử lý cấp bách các công trình đê điều bị sự cố do ảnh hưởng của mưa lũ năm 2017 có tổng mức đầu tư hơn 140 tỷ đồng từ nguồn ngân sách T.Ư và ngân sách tỉnh do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT Bắc Giang làm chủ đầu tư. Dự án gồm các hạng mục chính là hoàn thiện mặt cắt, cứng hóa mặt đê và xử lý các sự cố trên đê tả Cầu, đoạn qua địa phận huyện Việt Yên và Hiệp Hòa (Bắc Giang) với chiều dài 27,6 km. 

{keywords}

Đoạn đường sau khi được xử lý vết nứt.

Đây là dự án cấp bách cần triển khai thực hiện ngay để sớm hoàn thành, đáp ứng yêu cầu phòng, chống lũ và phục vụ đi lại của người dân trong vùng dự án. Vì thế, chủ đầu tư đã khẩn trương hoàn thiện các thủ tục liên quan như: Giải phóng mặt bằng, lập bản vẽ thiết kế thi công, lựa chọn nhà thầu xây dựng bảo đảm đúng quy định, công khai, minh bạch.

Theo đó, liên danh 2 nhà thầu là Công ty TNHH Mạnh Linh và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Đức An (Ninh Bình) có đủ năng lực, kinh nghiệm, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của hồ sơ và quy định của pháp luật nên được chủ đầu tư lựa chọn thi công công trình. Ngay khi được chủ đầu tư bàn giao mặt bằng sạch, cuối tháng 7/2019, các doanh nghiệp (DN) tập trung nhân lực, phương tiện thi công.

Quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư đã phối hợp với Hạt quản lý đê Hiệp Hòa thường xuyên quản lý, giám sát chất lượng công trình. Đến cuối tháng 12/2019, công trình hoàn thành, bảo đảm chất lượng, đúng kế hoạch tiến độ đề ra với mặt đê rộng 6m, đổ bê tông mác 250, rộng 5m và dày 20cm.

Theo quy định, mặt đê thiết kế chỉ bảo đảm cho phương tiện vận chuyển có tổng tải trọng dưới 12 tấn được lưu thông. Thế nhưng, thời gian qua, trên tuyến xuất hiện nhiều phương tiện chở vật liệu xây dựng có tải trọng lớn (cá biệt có xe tổng tải trọng lên đến trên 35 tấn) đi trên đê khiến một số đoạn xuất hiện vết nứt nhỏ, rộng khoảng 1-2mm. 

Ông Nguyễn Bình Dương, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT Bắc Giang cho biết, để bảo đảm an toàn đê điều, chủ đầu tư đã yêu cầu nhà thầu phải khắc phục, sửa chữa những vị trí mặt bê tông bị nứt trước khi bàn giao đưa vào sử dụng. Do mật độ phương tiện lưu thông trên tuyến khá lớn nên khi sửa chữa đã phải chia mặt đê thành hai nửa để thi công từng phần một, không làm ách tắc giao thông.

Cụ thể, trong tháng 2/2020, đoạn K7+300-K11+500, xã Quang Minh (Hiệp Hòa) xuất hiện vết nứt dọc dài khoảng 80 m, chủ đầu tư đã yêu cầu DN làm lại và khắc phục trong tháng 4 năm 2020. Tiếp đến, đoạn K36+600-K39, xã Châu Minh và Đông Lỗ (Hiệp Hòa) vào tháng 5 năm 2020 cũng xuất hiện nứt dọc trên mặt đê bê tông và nhà thầu hoàn tất sửa chữa trong tháng 6. Riêng đoạn giáp ranh giữa xã Đại Thành và Hợp Thịnh, do ở đây có thi công công trình nước sạch và phải cắt đê để lắp đặt đường ống cấp nước qua đê, không phải chất lượng đê thi công chưa đạt phải làm lại.

Ngăn chặn xe quá tải

Công trình hoàn thành mang lại niềm vui cho người dân, nhất là những hộ sinh sống gần đê. Khảo sát dọc tuyến vào chiều 10/7 cho thấy, mặt đê bằng phẳng, an toàn cho người dân tham gia giao thông. Ông Hoàng Văn Quyết, thôn Giang Tân, xã Thái Sơn (Hiệp Hòa) năm nay gần 70 tuổi bày tỏ: “Trước đây, mặt đê có nhiều ổ gà, ổ voi bụi bặm nên nhà ở gần đường tôi chẳng dám mở cửa. Ngày mưa thì đê lầy thụt, đất cát bám dính vào phương tiện theo vào nhà. 

{keywords}

Theo quy định, nhà thầu phải bảo hành công trình là 12 tháng kể từ ngày bàn giao đưa vào sử dụng (1/7/2020). Tuy nhiên, nhà thầu chỉ phải sửa chữa, khắc phục nếu công trình bị hư hỏng do lỗi của nhà thầu. Vì vậy, rất mong nhận được sự quan tâm vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc xử lý dứt điểm tình trạng xe có tải trọng lớn hơn quy định đi trên đê".

Ông Nguyễn Bình Dương, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và PTNT.

Nay đường được cứng hóa sạch sẽ, ít bụi giúp bà con đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Ngoài ra, chiều tối, chúng tôi còn có thể đi xe đạp, đi bộ dọc đê tập thể dục”. Dù vậy, ông Quyết vẫn không khỏi lo lắng. Bởi lẽ, ngày ngày có nhiều xe tải trọng lớn chạy qua, tuyến đường có nguy cơ bị vỡ, hỏng nếu tình trạng này liên tục tái diễn. “Có đêm xe chạy rầm rập chở cát, sỏi khiến chúng tôi chẳng ngủ được, ai nấy đều bức xúc. Rất mong cơ quan chức năng ngăn chặn xe quá tải để công trình được bền lâu”-ông Quyết nói. Được biết, dọc tuyến đê tả Cầu thuộc dự án có hàng chục bãi tập kết cát, sỏi. Trên tuyến có các biển báo giao thông, giới hạn tải trọng xe dưới 12 tấn mới được đi qua nhưng theo phản ánh của người dân đa số là xe có trọng tải lớn hơn 12 tấn chở cát, sỏi, đất vẫn thường xuyên lưu thông. 

Bằng chứng là, để hạn chế xe có tải trọng lớn đi vào đê, bảo đảm tuổi thọ công trình, chủ đầu tư và nhà thầu đã lắp một số trụ cột trên đê ngăn xe quá tải trọng nhưng chỉ sau thời gian ngắn các trụ đã bị phá bỏ. Đơn cử, trụ ngăn xe tại xã Thái Sơn lắp đặt buổi sáng, buổi chiều một số chủ xe đã đến phá hoặc có chỗ xê dịch trụ so với vị trí ban đầu.

Để công trình phát huy hiệu quả dài lâu cần sự chung tay, vào cuộc của cả cộng đồng. Trước mắt, chính quyền sở tại cần có biện pháp ngăn chặn xe quá tải trọng. Tuyên truyền để người dân, chủ xe nắm được quy định về tải trọng xe được lưu thông và tự nguyện chấp hành, trường hợp vi phạm phải xử lý nghiêm, tạo sức răn đe. Có chế tài đối với các chủ bến cát, sỏi cung cấp vật liệu cho các phương tiện vận chuyển không chấp hành quy định của Luật giao thông đường bộ và Luật Đê điều.

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều
Sáng 17/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, 92,34% đại biểu có mặt đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.
Xử lý vi phạm đê điều ở Bắc Giang: Kiên quyết giải tỏa, bảo đảm an toàn đê
(BGĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về xử lý vi phạm pháp luật  liên quan đến đê điều, phòng, chống thiên tai năm 2020, đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã triển khai hiệu quả. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng phó với sự cố mùa mưa bão, bảo đảm an toàn đê.  
Xử lý nghiêm sai phạm về đê điều tại xã Liên Chung (Tân Yên)
(BGĐT)- Báo Bắc Giang điện tử ngày 15/5 đăng bài: “Xây nhà sát chân đê hữu Thương: Đi cũng dở, ở không xong” phản ánh tình trạng xâm lấn đê điều tại xã Liên Chung (Tân Yên). Sau khi Báo nêu, Văn phòng UBND tỉnh đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lại Thanh Sơn.
Việt Yên: Xử lý dứt điểm bến bãi tập kết, kinh doanh vật liệu vi phạm pháp luật về đê điều
(BGĐT) - Thực hiện Công văn số 1136/UBND-NN ngày 24/3/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi, lực lượng chức năng huyện Việt Yên đã lập biên bản xử lý hành chính, kiên quyết yêu cầu những trường hợp vi phạm ở các xã: Quang Châu, Vân Trung, Tiên Sơn tháo dỡ công trình trước ngày 30/5.
Xử lý vi phạm về đê điều trước 30/6/2020
(BGĐT)-UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo xây dựng kế hoạch xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai năm 2020.
Vi phạm về đê điều ở Bắc Giang: Phân loại, kiên quyết xử lý từng trường hợp
(BGĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đê điều, trong tháng 2, đoàn liên ngành do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì đã làm việc với 7 huyện, TP có đê (trừ các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế) và kiểm tra thực địa. Đoàn công tác đã lập biên bản hàng chục trường hợp vi phạm.
Phát hiện hàng loạt vi phạm về đê điều
(BGĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến đê điều, trong tháng 2, đoàn liên ngành do Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì đã làm việc với 7 huyện, TP có đê (trừ các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế) và kiểm tra thực địa. Kết quả, đoàn công tác đã lập biên bản hàng chục trường hợp vi phạm.
Xử lý cấp bách sự cố đê điều: Bám sát công trình, bảo đảm tiến độ
(BGĐT) - Theo kế hoạch, dự án xử lý cấp bách các công trình đê điều bị sự cố do ảnh hưởng của bão lũ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phải hoàn thành trong năm nay. Để bảo đảm tiến độ đề ra, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công hằng ngày bám sát công trường, phấn đấu hoàn thành các hạng mục đúng hạn.

Trường Sơn 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...