Thứ ba, 23/04/2024
Bắc giang 32 °C / 24 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Cải tiến quy trình xử lý chất thải rắn thành phân bón hữu cơ

Cập nhật: 18:28 ngày 29/06/2020
(BGĐT)- Hỗ trợ xây dựng hố ủ phân compost để sử dụng chất thải rắn ủ làm phân hữu cơ là mô hình được Ban Quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang triển khai từ nhiều năm nay. Từ hiệu quả mang lại, sau nhiều năm triển khai và nghiên cứu thực tế, công nghệ hố ủ phân compost đã được cải tiến, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 
{keywords}

Mô hình hố ủ phân được Ban Quản lý dự án LCASP Bắc Giang hỗ trợ tại nhiều địa phương trong tỉnh.

Từ mô hình hố ủ phân compost... 

Hệ thống hố ủ phân compost và hệ thống xử lý nước thải sau biogas tưới tiết kiệm cho cây ăn quả đã được nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh áp dụng. Mô hình này mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn tận dụng tối đa được nguồn chất thải để chăm sóc cây trồng. 

Theo anh Nguyễn Hữu Khải, thôn Đồng Quýt, xã Tân Mộc (Lục Ngạn), khi việc tiếp cận khoa học kỹ thuật về xử lý chất thải của nhiều hộ chăn nuôi còn nhiều hạn chế thì những mô hình như thế thật sự là “đòn bẩy” giúp người chăn nuôi hướng đến những giải pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường. 

Thống kê từ cơ quan chuyên môn, từ năm 2013 đến nay, dự án LCASP tỉnh Bắc Giang xây dựng và hỗ trợ 7 nghìn hầm khí biogas dung tích nhỏ dưới 50m3 trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, huyện Lục Ngạn đã xây dựng và vận hành hơn 500 hầm khí biogas các loại. Thực tiễn cho thấy, các hệ thống hầm khí biogas đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

... đến việc nâng tầm quy trình xử lý

Thực tế, hiện nay do quy mô chăn nuôi không ngừng được mở rộng, vượt quá công suất xử lý của hầm biogas gây hiện tượng quá tải; chất thải chăn nuôi chưa kịp xử lý đã thải ra môi trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và đời sống người dân. Do vậy, năm 2020 dự án LCASP tiếp tục triển khai hỗ trợ mô hình xử lý chất thải rắn làm phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp.   

{keywords}

Phân ủ hữu cơ cho hiệu quả kinh tế cao.

Quy trình xử lý chất thải rắn làm phân bón hữu cơ được triển khai theo quy trình cụ thể, dễ làm thông qua việc phối trộn trấu, rỉ mật và men vi sinh theo tỷ lệ nhất định; sau đó tiến hành ủ bạt, đảo trộn định kỳ. Sau khoảng 30 ngày khi phân tơi xốp, không có mùi khó chịu sẽ đạt tiêu chuẩn và được bón trực tiếp vào cây hoặc tích trữ trong bao. 

Xử lý chất thải rắn làm phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp được phát triển trên cơ sở mô hình hố ủ phân compost. Đây là mô hình có công nghệ và quy trình tiên tiến hơn, rất phù hợp với trang trại quy mô lớn đang được nhiều hộ dân trên địa bàn ứng dụng. 

Sản phẩm này tạo ra những vi sinh vật có lợi cho cây trồng và đất. Theo bà Bùi Thị Hồng Hà, Trưởng phòng Vi sinh Nông nghiệp, Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ, chính vì tạo ra những vi sinh vật có lợi nên phân bón hữu cơ là sản phẩm rất tốt, vừa cải tạo đất lại góp phần thúc đẩy cây trồng phát triển, tạo ra nhữngnông sản chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm.


Dự án LCASP hỗ trợ 02 mô hình máy ép tách phân di động cho hộ chăn nuôi
(BGĐT) - Nhằm hỗ trợ các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi, tháng 10, Ban Quản lý Dự án LCASP tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ 2 hệ thống máy ép tách phân di động cho 2 nhóm hộ chăn nuôi.
Dự án LCASP: Kết nối tín dụng đầu tư xử lý chất thải chăn nuôi
(BGĐT) - Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án hỗ trợ nông nghiệp Các bon thấp (LCASP) nói chung và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho chuỗi giá trị khí sinh học và các hạng mục môi trường đi kèm nói riêng, tháng 10-2018 chuỗi các sự kiện kết nối tín dụng sẽ được triển khai tại toàn bộ 10 tỉnh tham gia dự án.
Dự án LCASP đưa giải pháp xử lý tối ưu đến các trang trại
(BGĐT) - Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, thời gian qua Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp. Trong đó không thể không kể đến mô hình xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi quy mô trang trại của Dự án Hỗ trợ nông nghiệp Các bon thấp (LCASP). Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi LCASP, đã mang lại hiệu quả rất tích cực.

Phương Thảo    

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...