Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Một việc làm, ba lợi ích

Cập nhật: 18:19 ngày 23/06/2020
(BGĐT)- Đó là hiệu quả từ mô hình sử dụng phân bón làm nguyên liệu để nuôi trùn quế do Ban Quản lý dự án hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang triển khai tại xã Quỳnh Sơn (Yên Dũng).
{keywords}

Mô hình nuôi trùn quế của gia đình anh Hoàng Đình Mạnh.

Là hộ chăn nuôi với quy mô lớn nên khi Ban Quản lý dự án LCASP tỉnh Bắc Giang triển khai chương trình hỗ trợ, anh Hoàng Đình Mạnh, thôn Quỳnh Sơn, xã Quỳnh Sơn (Yên Dũng) đã tìm hiểu và tiếp cận bảo đảm các tiêu chuẩn được thụ hưởng theo yêu cầu của dự án. 

Với số tiền gần 100 triệu đồng được hỗ trợ, gia đình anh Mạnh đã xây dựng mái che để nuôi trên diện tích 70m2. Được cán bộ kỹ thuật của dự án hướng dẫn và chuyển giao khoa học kỹ thuật, đến nay anh Mạnh và các thành viên trong gia đình đã áp dụng thành thục mô hình.

Được biết, với đàn lợn thương phẩm thường xuyên duy trì từ 500-600 con cộng với hơn 1 nghìn con gà nên lượng chất thải gia súc, gia cầm của gia đình anh Mạnh là rất lớn. Theo anh Mạnh, ứng dụng mô hình này đã mang lại lợi ích quan trọng. Đó là mô hình vừa xử lý được chất thải mà không gây ô nhiễm môi trường. Phân gia súc, gia cầm được chuyển hóa thành phân hữu cơ cao cấp phục vụ cho cây trồng. 

Với kinh nghiệm nhiều năm chăn nuôi lợn, anh Mạnh nhận thấy phân lợn rất thích hợp cho nuôi trùn quế, hạn chế quá tải hầm biogas.

{keywords}

Cán bộ kỹ thuật dự án và anh Mạnh kiểm tra sự sinh trưởng và phát triển của trùn quế.

Từ hiệu quả của mô hình nhà anh Mạnh, không ít hộ chăn nuôi quy mô lớn trong xã cũng đến học tập làm theo. 

Anh Đặng Văn Hương, thôn Voi, xã Quỳnh Sơn chia sẻ, nhờ mô hình nuôi trùn quế bằng phân lợn đã giúp trang trại cải thiện môi trường sống. Toàn bộ giun thương phẩm, gia đình sử dụng làm thức ăn cho ngan, gà, vịt và lợn. Lợn ăn giun quế cho chất lượng thịt rất thơm ngon và sản lượng lợn khi xuất chuồng cũng đạt cao, giúp lợn tăng sức đề kháng, giảm bệnh tật.

Đánh giá của cơ quan chuyên môn, trùn quế thuộc nhóm trùn ăn phân, thường sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân hủy. Đây là một trong những giống trùn đã được thuần hóa, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ tại nước ta hiện nay. Loài trùn này sinh sản nhanh, dễ bắt bằng tay, rất dễ thu hoạch. Theo ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Ban quản lý dự án LCASP tỉnh, quá trình triển khai, các hộ tiếp nhận hỗ trợ từ dự án đều thực hiện bảo đảm theo đúng quy trình hướng dẫn do đó đã đáp ứng được yêu cầu mà chương trình đã đặt ra. Từ kết quả trên, đơn vị sẽ tổ chức các chương trình hội thảo để nhân mô hình ra diện rộng.

Dự án LCASP đưa giải pháp xử lý tối ưu đến các trang trại
(BGĐT) - Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, thời gian qua Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp. Trong đó không thể không kể đến mô hình xử lý toàn diện chất thải chăn nuôi quy mô trang trại của Dự án Hỗ trợ nông nghiệp Các bon thấp (LCASP). Mô hình xử lý chất thải chăn nuôi LCASP, đã mang lại hiệu quả rất tích cực.
Dự án LCASP: Gần 6 tỷ đồng xử lý chất thải chăn nuôi
(BGĐT) - Sáng 29-11, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện dự án 10 tháng năm 2018. Dự Hội nghị có lãnh đạo Ban Quản lý dự án LCASP Trung ương, Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, TP, nhiều chủ trang trại, nhóm hộ chăn nuôi.
Dự án LCASP: Kết nối tín dụng đầu tư xử lý chất thải chăn nuôi
(BGĐT) - Nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án hỗ trợ nông nghiệp Các bon thấp (LCASP) nói chung và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho chuỗi giá trị khí sinh học và các hạng mục môi trường đi kèm nói riêng, tháng 10-2018 chuỗi các sự kiện kết nối tín dụng sẽ được triển khai tại toàn bộ 10 tỉnh tham gia dự án.

Ngọc Hân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...