Thứ năm, 18/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Để tiền vào đâu an toàn lãi lớn: Vàng, đất, tiết kiệm?

Cập nhật: 09:01 ngày 03/04/2020
Trong thời điểm hiện nay, các chuyên gia khuyên nhà đầu tư nên nhắm tới những kênh có tính an toàn vốn, sinh lời, có tính thanh khoản như: Gửi tiết kiệm, vàng, chứng khoán. Thời điểm này cần tỉnh táo lựa chọn kênh có mức độ rủi ro ít nhất, tính thanh khoản cao và tuyệt đối không nên “bỏ trứng vào một giỏ”.

Vàng

Vàng vốn được xem là “vịnh tránh bão”, kênh tích trữ an toàn. Nhất là trong thời kỳ khó khăn như hiện nay, nhiều người tìm đến vàng để đầu tư.

Song vài tuần gần đây, giá vàng liên tục lao dốc. Việc giá vàng liên tục giảm giá khiến nhiều nhà đầu tư lỡ mua lướt sóng vàng lỗ nặng. Nhiều người đã buộc phải bán vàng để huy động tiền mặt.

{keywords}

Nhiều người tìm đến vàng để đầu tư.

Nhiều chuyên gia cho biết, vàng là tài sản trú ẩn và có tính thanh khoản cao khi kinh tế bất ổn. Song giá vàng hoàn toàn phụ thuộc vào cung cầu, rất khó để xác định "giá trị thực" nên khá rủi ro với nhà đầu tư chọn sai thời điểm mua vào.

Do đó, nhà đầu tư tốt nhất nên đầu tư vàng dài hạn trên 1 năm và tránh lướt sóng do giá thế giới và trong nước chênh lệch rất lớn khi thị trường biến động mạnh. Hơn nữa, vàng có tính thanh khoản không thua kém tiền mặt.

Nói về vấn đề này, ông Phan Dũng Khánh - Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng Việt Nam - nhận định: Đầu tư vàng không thể thu lợi trong ngắn hạn mà cần để dài hạn từ 6 tháng trở lên. Giá vàng hiện nay dù được hưởng lợi khi bất ổn về kinh tế hay dịch bệnh nhưng biến động khó lường, nếu không cẩn thận sẽ dễ bị lỗ ngay.

Còn TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngành tài chính ngân hàng, cho biết: Sự biến động của giá vàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên luôn biến chuyển phức tạp. Vàng vẫn luôn là kênh đầu tư nhiều rủi ro. Do vậy, nhà đầu tư nên cân nhắc khi đổ tiền vào vàng vào năm nay.

Gửi tiết kiệm

Gửi tiết kiệm được nhiều người lựa chọn để tạm cất giữ tiền khi chưa tìm được phương án đầu tư hiệu quả tiếp theo. Đây là kênh đầu tư an toàn cho các khoản tiền nhàn rỗi, đặc biệt là người không am hiểu tài chính.

Ông Nguyễn Trí Hiếu cho biết: Với tâm lý “ăn chắc mặc bền” nên người dân lâu nay vẫn lựa chọn kênh ngân hàng là kênh trú ẩn an toàn nhất. Mặc dù không phải là kênh sinh lời lớn, song đây là kênh không tiềm ẩn những rủi ro nhiều như vàng hay bất động sản, chứng khoán...

Đồng quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, nhìn nhận: "Thị trường tài sản như chứng khoán, vàng, bất động sản vào thời điểm hiện tại khá nhạy cảm với dịch nCoV nên có những biến động khó dự báo. Đối với những người có tâm lý lo ngại, muốn bảo toàn vốn thì việc gửi tiết kiệm ngân hàng là một kênh tốt nhất".

Song gửi tiết kiệm ngân hàng thường chỉ được coi là kênh bảo toàn vốn, do đó khó mang lại lợi nhuận cao trong thời gian ngắn cho nhà đầu tư. Điều này dẫn đến tâm lý “kệ” cho tiền “ngủ đông”.

Trong thời điểm hiện nay, lãi suất tiết kiệm cũng đang có xu hướng giảm do kinh tế ngày càng suy yếu. Do vậy, lựa chọn vàng hay gửi tiết kiệm đều chưa phải là "cửa sáng" cho nhà đầu tư hiện nay.

Chứng khoán

Không chỉ vàng là địa hạt khó nắm bắt, chứng khoán cũng là kênh đầu tư chỉ mang lại thành công với những người có kiến thức và chuyên nghiệp.

TS Đinh Thế Hiển nhận định: Đối với chứng khoán, các tổ chức, các quĩ đầu tư buộc phải tham gia đầu tư để phân bổ tài sản của mình nhiều hơn chứ không phải là kênh hiệu quả của nhà đầu tư cá nhân.

Từ sau Tết Nguyên Đán, thị trường chứng khoán trong nước liên tục "lao dốc" do tác động từ những tín hiệu xấu từ chứng khoán thế giới, khiến không ít nhà đầu tư hoang mang.

{keywords}

Chứng khoán là kênh đầu tư chỉ mang lại thành công với người có kiến thức và chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, chứng khoán lao dốc lại là cơ hội để bắt đầu bỏ tiền vào cổ phiếu để sở hữu một danh mục giá rẻ. Nhà đầu tư nên lựa chọn những công ty lớn, dẫn đầu để sống sót qua khủng hoảng, hoặc công ty nhỏ có dòng tiền tốt, cổ tức tốt bù đắp lại cho mức giảm thị giá trước mắt và hồi phục nhanh sau khủng hoảng.

TS. Lê Xuân Nghĩa dự báo: Tương tự, chứng khoán hiện nay bị ảnh hưởng, các cổ phiếu giảm giá nhiều, đây cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu, và chứng khoán sẽ phục hồi nhanh khi dịch được khống chế.

Bất động sản

Theo nhận định của các chuyên gia, trong năm 2020, ngành bất động sản sẽ có nhiều dư địa để các nhà đầu tư lựa chọn, do các chính sách đối với ngành này đã tạo nên sự ổn định hơn. Vì thế, đây sẽ là một kênh đầu tư đáng quan tâm trong 2020 với những nhà đầu tư am hiểu thị trường này.

Thị trường bất động sản đang chịu ảnh hưởng đáng kể của dịch bệnh, khiến thanh khoản toàn thị trường sụt giảm. Nhưng nếu nhìn một cách tổng thể, tiềm năng sinh lời trên thị trường này vẫn rất lớn.

Dù còn những ý kiến trái chiều nhưng bất động sản vẫn được đánh giá là có triển vọng sinh lời hơn cả bởi nhu cầu về nhà ở tại Việt Nam chưa bao giờ hạ nhiệt, nhất là ở các thành phố lớn.

Lão nông xin hiến đất chống dịch: Sống không cống hiến rất tẻ nhạt
Với mong muốn góp sức cùng chính quyền đẩy lịch dịch Covid-19, ông Hà Khoa (58 tuổi, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) viết đơn xin hiến một phần diện tích đất của gia đình.
Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư
(BGĐT)- Ngày 10/3, Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái - Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Hỗ trợ đầu tư và Phát triển doanh nghiệp (PTDN) tỉnh Bắc Giang chủ trì họp BCĐ kiểm điểm tình hình hỗ trợ đầu tư và PTDN trên địa bàn tỉnh năm 2019, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. 
Bộ Y tế khẳng định: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng âm tính với SARS-CoV-2
Bộ Y tế khẳng định kết quả xét nghiệm của ông Nguyễn Chí Dũng âm tính với SARS-CoV-2.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An
Ban Bí thư quyết định điều động ông Nguyễn Đức Trung - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tham gia BCH, BTV và giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An nhiệm kỳ 2015-2020.
Xóa lò vôi thủ công tại Yên Thế (Bắc Giang): Đầu tư công nghệ mới, đào tạo chuyển đổi nghề
(BGĐT) - Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang, ngày 31-12-2019 là thời hạn cuối về việc chấm dứt hoạt động của các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh, chủ yếu ở huyện Yên Thế song đến nay vẫn còn nhiều lò đang hoạt động. Để giải quyết vấn đề này cần đầu tư công nghệ mới, đào tạo nghề để chuyển đổi cho lao động làm nghề vôi.

Theo Dân trí

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...