Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bảo vệ động vật hoang dã: Tích cực tuyên truyền, thay đổi nhận thức

Cập nhật: 08:29 ngày 27/03/2020
(BGĐT) - Lâu nay, một bộ phận người dân có quan niệm thịt động vật hoang dã (ĐVHD) mới là “đặc sản”, hàng sạch. Thế nhưng, từ khi cơ quan chuyên môn cảnh báo dịch Covid-19 xuất hiện là do vi-rút ở một loài ĐVHD lây truyền sang người thì tình trạng sử dụng, săn bắt loài vật này đã có bước chuyển đáng kể. 

Dịp này, nhà hàng chuyên đồ rừng T.A, xã Song Mai (TP Bắc Giang) rất vắng khách. Khảo sát vào chiều ngày 23/3 cho thấy, cửa hàng đóng im ỉm, tắt điện tối om. Được biết, trước đây, cửa hàng có món vạc, chim ngói, chim câu rừng và được nhiều người từ khắp nơi đặt ăn mỗi khi có khách hoặc muốn đổi bữa. 

{keywords}

Một nhà hàng bán ĐVHD, xã Song Mai (TP Bắc Giang).

Cứ vào dịp cuối tuần, các buổi chiều, tối, quán luôn tấp nập, có hôm phải bán đến nửa đêm mới nghỉ. Trái lại, dạo này việc kinh doanh tại đây ế ẩm. Thi thoảng có khách đặt món dê nuôi hay gà, vịt, ít người chuộng đồ rừng, ĐVHD. Theo chủ quán, khách sợ mắc dịch Covid-19 từ ĐVHD nên chẳng mấy ai hỏi về hàng này. Bản thân chủ nhà còn lo hơn, nếu những con vật đó mang mầm bệnh thì người giết mổ, mua bán sẽ mắc đầu tiên.

Tại một số quán ăn đặc sản ở huyện Sơn Động cũng trong tình trạng tương tự. Ví như, quán S.T.N, thị trấn An Châu. Chị Đỗ Thị B, chủ quán S.T.N chia sẻ: “Hiện nay, tôi ngồi chơi cả ngày, cho nhân viên nghỉ vì quán chẳng có khách. Chim, ong rừng tích đông lạnh dài ngày có nguy cơ phải bỏ”.

{keywords}

ĐVHD không được quản lý, tiêm phòng vắc-xin như vật nuôi. Vì thế, các nước phương tây họ không bao giờ sử dụng thực phẩm từ loài vật này. Tuy nhiên, lâu nay, nhiều người Việt lại rất khoái khẩu món thịt thú rừng, cho rằng thịt đó mới sạch, an toàn. Đây là một nhận thức lệch lạc cần thay đổi”.

Ông Dương Thanh Tùng, 

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT.

Do nhu cầu sử dụng ĐVHD của người tiêu dùng không còn cao như trước nên những người từng được ví như “ma rừng” và cũng có khoản thu nhập kha khá từ việc đi rừng thì nay đã “giải nghệ”. 

Ông Bùi Văn X, bản Khả, xã Vân Sơn (Sơn Động) nói: “Ngày xưa, tôi thường xuyên đi rừng, lúc thì kiếm được tổ ong, khi thì vài con chim, con cò hay nắm lá thuốc để bán cho thương lái. Bây giờ những loại đó khó bán, mà người bắt lại có thể bị lây bệnh từ con vật lây sang nên tôi ở nhà trông cháu, chăm lúa, ngô thôi”.

Như vậy, dịch Covid-19 xuất hiện đã làm thay đổi thói quen xưa nay của một bộ phận người dân. Kết quả này có được là do công tác tuyên truyền, cảnh báo được thực hiện thường xuyên, hiệu quả.

Theo các chuyên gia, sử dụng ĐVHD có nguy cơ về bệnh tật, bởi hầu hết thú rừng đều mang nhiều loại virus khác nhau, trong đó có virus gây hại cho con người và tạo thành dịch bệnh rất nghiêm trọng. Không chỉ sử dụng ĐVHD mới bị lây bệnh mà con người có thể nhiễm virus thông qua quá trình bắt giữ, vận chuyển, giết mổ thịt thú hoang. Riêng đại dịch Covid-19 được các chuyên gia nhận định có nguồn gốc từ ĐVHD (những loài động vật được con người sử dụng làm thực phẩm). 

Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết: “ĐVHD không được quản lý, tiêm phòng vắc-xin như vật nuôi. Vì thế, các nước phương Tây họ không bao giờ sử dụng thực phẩm từ loài vật này. Tuy nhiên, lâu nay, một bộ phận người Việt lại rất khoái khẩu món thịt thú rừng, cho rằng thịt đó mới sạch, an toàn. Đây là một nhận thức lệch lạc, cần thay đổi”.

Như vậy, sử dụng, bắt giữ ĐVHD không chỉ dừng lại ở việc gây mất cân bằng sinh thái mà còn đe dọa sức khỏe cộng đồng. Liên quan đến nội dung này, Chủ tịch UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường quản lý ĐVHD và kiểm soát việc nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ trái phép trên địa bàn. 

Theo đó, yêu cầu các sở, cơ quan, UBND các huyện, TP căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao chủ động tổ chức triển khai thực hiện quản lý ĐVHD. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao nhận thức cho người dân về các mối nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch từ việc tiêu thụ, tiếp xúc với ĐVHD.

Thực hiện chỉ đạo trên, đại diện Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết, đơn vị đang tích cực với chính quyền địa phương, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân không tiêu thụ cũng như săn bắt các sản phẩm từ ĐVHD; đồng thời, tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo tồn và phát triển bền vững các loài ĐVHD trong tự nhiên. Cùng với giải pháp trên, mỗi người dân cần hành động, dừng ngay việc tiêu thụ thịt ĐVHD để tránh làm bùng nổ nguy cơ gây đại dịch trên toàn cầu như hiện nay.

Phát hiện đối tượng vận chuyển động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm
(BGĐT)- Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang hoàn thiện hồ sơ, xử lý đối tượng mua bán, vận chuyển động vật hoang dã quý hiếm, nguy cấp.
Vì sao cần bảo vệ động vật hoang dã?
Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống cân bằng cho con người và các động, thực vật khác.
Lục Ngạn thả động vật hoang dã về với tự nhiên
(BGĐT) - Hạt Kiểm lâm và Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa phối hợp tổ chức thả 6 cá thể động vật hoang dã gồm 3 cá thể rắn, 2 cá thể cầy và 1 cá thể gà rừng. Đây đều là động vật hoang dã nhóm IIB về môi trường tự nhiên tại khu vực rừng thôn Hố Bông, xã Kiên Lao. 
Thả 12 cá thể động vật hoang dã về rừng tự nhiên
(BGĐT) - Chiều 15-8, Hạt Kiểm lâm huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) phối hợp với Công an huyện thả 12 cá thể động vật hoang dã về môi trường tự nhiên tại khu vực rừng thôn Hố Bông, xã Kiên Lao.
Gây nuôi động vật hoang dã: Tránh phát sinh hệ lụy
(BGĐT) - Những năm gần đây, nhiều người dân nuôi, kinh doanh một số loài động vật có nguồn gốc hoang dã (gọi tắt là động vật hoang dã- ĐVHD) như một giải pháp để thoát nghèo, thậm chí làm giàu. Tuy vậy, bên cạnh việc khuyến khích, tạo cơ chế, chính sách giúp các cơ sở gây nuôi, cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý, tránh phát sinh hệ lụy.
Vận chuyển 215 kg sản phẩm động vật hoang dã trái phép
(BGĐT) - Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện, bắt giữ một vụ vận chuyển trái phép 215 kg hàng hóa nghi là vảy tê tê. 
Vận chuyển sản phẩm động vật hoang dã quý hiếm
(BGĐT) - Hồi 10 giờ ngày 27-10, tại khu 5, thị trấn Thắng (Hiệp Hòa), Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) phối hợp với Công an huyện Hiệp Hòa bắt quả tang hai vợ chồng có hành vi vận chuyển sản phẩm động vật hoang dã quý hiếm (bộ da báo hoa). 
Lập chuyên án triệt phá các đường dây mua bán động vật hoang dã
(BGĐT) - Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị chức năng nắm chắc tình hình, xác lập các chuyên án nhằm triệt phá các đường dây, ổ nhóm mua bán, vận chuyển, nhập lậu động vật hoang dã, quý hiếm, trong đó có ngà voi.
Chỉ thị của Thủ tướng về đấu tranh với hành vi xâm hại động vật hoang dã
(BGĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 28/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách phòng ngừa, đấu tranh với hành vi xâm hại các loài động vật hoang dã trái pháp luật.
Ngăn chặn hành vi buôn bán động vật hoang dã trên In-tơ-nét
Hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin, ngày càng có nhiều đối tượng thông qua in-tơ-nét, sử dụng các trang mạng xã hội công khai thực hiện hành vi buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD). Đây là một loại tội phạm mới, rất nguy hiểm cần được ngăn chặn kịp thời.
Cùng nhau bảo vệ động vật hoang dã
(BGĐT) - Trước nguy cơ suy giảm của nhiều cá thể động vật hoang dã (ĐVHD), Ngày Môi trường Thế giới  (5-6) năm nay, Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) gửi thông điệp về cuộc chiến chống nạn buôn bán trái phép động, thực vật hoang dã. 

Trường Sơn 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...