Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 29 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang vận động hội viên sản xuất, kinh doanh an toàn thực phẩm

Cập nhật: 09:18 ngày 25/03/2020
(BGĐT) - Thực hiện chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh Bắc Giang, gần đây, phong trào sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn thực phẩm (ATTP) do Hội Nông dân (HND) tỉnh Bắc Giang phát động đã có bước chuyển đáng kể. Để phong trào đi vào chiều sâu, thực chất hơn, HND tỉnh đã lấy chủ đề công tác Hội năm 2020 là “Nông dân Bắc Giang hành động vì ATTP”.

Cán bộ Hội đi đầu, làm gương

Năm 2017, Chính phủ ký kết Chương trình phối hợp với HND Việt Nam và Hội LHPN Việt Nam về tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng, giai đoạn 2017-2020. Khi triển khai, UBND tỉnh đã giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT trực tiếp phối hợp với HND và Hội LHPN tỉnh để thực hiện chương trình này.

{keywords}

Người dân làng nghề Châu Sơn, xã Ngọc Châu (Tân Yên) cam kết không sử dụng chất tẩy, chất bảo quản vào sản xuất mỳ gạo. Ảnh: Sản xuất mỳ gạo tại hộ bà Nguyễn Thị An.

Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng bởi hầu hết các chủ thể sản xuất đều là hội viên, nông dân nên HND tỉnh đã bắt tay ngay vào triển khai nhiệm vụ. Năm 2019, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức được hơn 4,3 nghìn buổi tuyên truyền về ATTP cho 285 nghìn lượt người tham dự, với nội dung như: Các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng; cách bảo quản, kinh doanh thực phẩm an toàn; nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn... 

Hội tiếp tục thực hiện cuộc vận động 3 không: “Không sản xuất rau không an toàn, không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn; không kinh doanh phụ gia thực phẩm không có trong danh mục”. Sau tuyên truyền, vận động, các địa phương đã thu nhiều kết quả, tiêu biểu như: Hiệp Hòa, Lục Ngạn, Yên Dũng, Tân Yên và TP Bắc Giang.

Tìm hiểu tại Yên Dũng, ông Nguyễn Xuân Khanh, Chủ tịch HND huyện chia sẻ, năm 2019, HND tỉnh yêu cầu 100% cán bộ cơ sở, chi hội phải ký cam kết thực hiện sản xuất, chế biến nông sản ATTP làm gương cho hội viên. Nhờ đó, tại các vùng sản xuất rau, màu ở xã Tiến Dũng, Cảnh Thụy hay chăn nuôi thủy sản ở Thắng Cương... đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông sản sạch với nòng cốt là cán bộ HND.

Từng hội viên, nông dân ký cam kết

Bắc Giang có hơn 45 nghìn ha cây ăn quả, lớn thứ 3 cả nước; hơn 160 nghìn ha lúa, rau màu, với nhiều nông sản hàng hóa đem lại giá trị kinh tế cao, như: Vải thiều Lục Ngạn; rau an toàn, lúa thơm Yên Dũng; lạc giống Tân Yên; nấm Lạng Giang; rau cần Hiệp Hòa, chè Yên Thế; na Lục Nam... Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi, thủy sản của tỉnh cũng phát triển mạnh. 

Toàn tỉnh có 23.304 cơ sở thực phẩm. Năm 2019, ngành chức năng thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm 13.716 cơ sở. Tỷ lệ cơ sở đạt yêu cầu chiếm 83,7%; phát hiện 2.242 cơ sở còn tồn tại về ATTP. Cơ quan chức năng phạt tiền 264 cơ sở. Các lỗi vi phạm chủ yếu: Điều kiện vệ sinh, trang thiết bị không đạt yêu cầu; kinh doanh, vận chuyển thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, nguồn gốc, xuất xứ...

Tổng đàn gia súc, gia cầm hơn 23 triệu con. Nhiều địa phương đã hình thành một số ngành nghề sản xuất, chế biến nông sản mới ở khu vực nông thôn. 

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có gần 17 nghìn hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp; 435 làng có nghề phụ, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản. Một số làng nghề có thương hiệu như: Rượu làng Vân, mỳ Chũ, bánh đa Kế, bún bánh Đa Mai... Việc bảo đảm chất lượng ATTP có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, nâng giá trị nông sản.

Tuy nhiên, nông sản thực phẩm được sản xuất, kinh doanh theo các mô hình bảo đảm ATTP chưa nhiều. Đến nay, toàn tỉnh mới xây dựng được hơn 14,5 nghìn ha vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP và GlobalGAP; 8,2 nghìn ha rau chế biến, rau an toàn/tổng số hơn 25,2 nghìn ha; tỷ lệ sản xuất thâm canh thủy sản theo hướng VietGAP đạt 40%; 42,6% đàn lợn và 43,3% đàn gia cầm được chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP... 

Một số nơi vẫn còn tình trạng lạm dụng thuốc BVTV, hóa chất, kháng sinh, sử dụng chất cấm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm. Tình trạng sản xuất, kinh doanh, vận chuyển nông sản thực phẩm không an toàn vẫn là vấn đề “nóng”.

Để phát huy kết quả đạt được, tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn thời gian tới, ông Lã Văn Đoàn, Phó Chủ tịch HND tỉnh cho biết, trong năm 2020, Tỉnh Hội sẽ phối hợp với chính quyền cơ sở vận động ít nhất 50% tổng số hội viên ký cam kết thực hiện sản xuất, kinh doanh ATTP. Trọng tâm là các hộ sản xuất, chế biến nông sản. 

Ưu tiên các hộ sản xuất lớn ký cam kết trước. Những bản cam kết này sẽ được đóng thành cuốn, UBND xã xác nhận và lưu tại xã, có giá trị 3 năm, giai đoạn 2020-2022. Đồng thời, HND tỉnh phối hợp với các sở, hội liên quan tổ chức các lớp tập huấn, nhân rộng những mô hình sản xuất sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...; thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát thực hiện để phong trào nông dân sản xuất nông sản thực phẩm an toàn ngày càng đạt nhiều kết quả.

Phạt Trường Vườn mặt trời 43 triệu đồng do vi phạm an toàn thực phẩm
Cơ quan chức năng ở Thanh Hóa đã ban hành quyết định xử phạt hành chính 43 triệu đồng đối với Trường Mầm non Vườn Mặt Trời, ở phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa do vi phạm các điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khiến nhiều học sinh đang theo học tại trường bị ngộ độc thực phẩm.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm
Sáng 13-12, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm, chủ trì buổi làm việc với các bộ, ngành về công tác an toàn thực phẩm năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Hướng vào các cơ sở sản xuất lớn, chợ đầu mối
(BGĐT) - Cuối năm, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân tăng cao nhất, là những mặt hàng thiết yếu như: Rượu, bia, bánh kẹo, thực phẩm làm bằng tinh bột... Để người dân đón xuân an toàn, cùng với các cấp, ngành, cơ quan chức năng, Sở Công Thương Bắc Giang đang tích cực chỉ đạo, thực hiện nhiều biện pháp nhằm siết chặt quản lý các đơn vị, cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).
Việt Yên: Yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm cho học sinh bán trú
(BGĐT) - Trong tháng 11-2019, Ban chỉ đạo (BCĐ) liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) huyện Việt Yên tổ chức kiểm tra công tác bảo đảm ATTP tại 28/28 bếp ăn trường học trên địa bàn. 
Bồi dưỡng kiến thức an toàn thực phẩm cho phụ nữ
(BGĐT) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh vừa tổ chức tập huấn kiến thức phụ nữ thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) vì sức khỏe gia đình và cộng đồng cho hơn 100 cán bộ, hội viên phường Trần Phú. 
Nâng cao kiến thức an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non
(BGĐT - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lục Nam (Bắc Giang) vừa tổ chức tập huấn công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) và quản lý chất lượng bữa ăn bán trú cho cán bộ quản lý, nhân viên nuôi dưỡng, chủ nhóm trẻ độc lập tư thục của các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện.
Nâng cao kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ cơ sở
(BGĐT)- Trung tâm Y tế TP Bắc Giang phối hợp với Chi cục Vệ sinh An toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh vừa tổ chức lớp tập huấn chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm cho gần 100 người là cán bộ làm công tác quản lý VSATTP tuyến phường, xã. 

Thế Đại

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...