Thứ bảy, 20/04/2024
Bắc giang 33 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Đi lên từ nghề truyền thống

Cập nhật: 04:00 ngày 23/03/2020
(BGĐT) -Điều kiện gia đình khó khăn nên anh Vũ Văn Cần (SN 1977), thôn Đồng Đạo, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) chỉ được học hết THCS. Nhưng với niềm đam mê, anh quyết tâm theo nghề mộc truyền thống của gia đình. Sau gần 25 năm gắn bó với nghề, đến nay, kinh tế gia đình anh phát triển, tạo việc làm cho hơn 20 lao động địa phương.

Trước đây, bố mẹ anh Cần làm nghề mộc nhưng chủ yếu là thủ công. Nghĩ rằng không thể mãi làm ra sản phẩm đơn giản trong khi đòi hỏi của thị trường ngày càng cao nên năm 16 tuổi, anh Cần tìm đến các xưởng mộc lớn ở Bắc Ninh, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh học nghề. Sau 15 năm kiên trì học hỏi, tích lũy được vốn liếng, kinh nghiệm, anh trở về mở xưởng mộc tại quê nhà chuyên thi công trần nhà, cầu thang, ốp sàn và đóng các vật dụng như tủ, bàn ghế, giường...

{keywords}

Anh Vũ Văn Cần giới thiệu sản phẩm mộc của gia đình.

Thời gian đầu, xưởng sản xuất gặp khó khăn do quy mô nhỏ, sản phẩm chưa được khách hàng biết đến. Khắc phục vấn đề này, anh Cần khảo sát thị trường và nhu cầu khách hàng từ đó đổi mới mẫu mã sản phẩm. Mỗi chuyến hàng xuất đi, tiền thu về anh lại dành đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, nâng chất lượng sản phẩm.

Đến thăm xưởng mộc của gia đình anh, chúng tôi thấy thợ mộc không phải cặm cụi đục đẽo từng chi tiết mà mọi công đoạn đều do máy móc đảm nhận. Hoạt động sản xuất của xưởng đi vào ổn định, hiệu quả kinh tế được nâng lên. Trung bình mỗi năm, xưởng mộc của gia đình lãi gần 1 tỷ đồng. Sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong tỉnh mà còn được xuất đi các tỉnh khác như: Thanh Hóa, Hà Nội, Quảng Ninh...

Những năm gần đây, kinh tế gia đình ổn định và được tiếp cận các nguồn vốn vay hợp lý, anh đã đầu tư mua sắm thêm máy móc, mở rộng nhà xưởng, xây dựng gian trưng bày sản phẩm, đồng thời kinh doanh các mặt hàng nội thất cao cấp khác.

Xưởng mộc của anh Vũ Văn Cần tạo việc làm ổn định cho hơn 20 lao động, mức thu nhập từ 4,5 đến 10 triệu đồng/người/tháng. Bằng những kinh nghiệm tích lũy được, anh luôn chia sẻ, giúp đỡ anh em, bạn bè có ý tưởng phát triển nghề mộc trên mảnh đất quê hương. Bên cạnh đó, anh Cần còn tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động ủng hộ quỹ xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương.

Chia sẻ kinh nghiệm sản xuất sản phẩm từ máy đục gỗ công nghệ cao, anh cho biết: Quy trình sản xuất khá đơn giản, các công đoạn từ cắt, đục, chạm khắc tới khi thành phẩm đều do máy thực hiện. Làm bằng máy nên bản vẽ phải chuẩn tuyệt đối, nếu không, sản phẩm sẽ bị lỗi.

Anh Cần cho biết sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm máy móc, đồng thời mở một cửa hàng bày bán sản phẩm gỗ nhằm quảng bá sản phẩm tới khách hàng.

An toàn lao động ở làng nghề mộc: Nhiều người còn xem nhẹ
(BGĐT) - Nghề mộc mang lại nguồn thu nhập lớn nhưng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bởi bụi, tiếng ồn và hóa chất độc hại. Vì cuộc sống mưu sinh, người dân thường ngày đối diện với rủi ro nhưng vẫn chủ quan, không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động. Trong khi công tác quản lý, giám sát lĩnh vực này của chính quyền cơ sở chưa chặt chẽ. 
"Sống khoẻ" nhờ nghề mộc
(BGĐT) - Từ nghề mộc cha truyền con nối, hơn một nghìn lao động ở xã Đồng Tân, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) có việc làm thường xuyên với thu nhập bình quân 13-15 triệu đồng/người/tháng. Bằng đôi tay tài hoa, những người thợ địa phương đang làm cho nghề truyền thống nức tiếng gần xa.

Hải Vân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...