Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Kỳ 1: Những mô hình hiệu quả

Cập nhật: 08:48 ngày 12/12/2019
(BGĐT) - Với hàng nghìn tỷ đồng đầu tư, hỗ trợ, những năm qua, các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được triển khai đồng bộ. 

Nhiều mô hình được xây dựng từ các nguồn vốn theo Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 135) và Nghị quyết số 30/A/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Chương trình 30a) cùng nhiều chương trình khác của T.Ư và tỉnh, huyện… đã tạo điểm nhấn trong công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh.

{keywords}

Người dân xã Bảo Sơn (Lục Nam) trao đổi kỹ thuật trồng dứa để tăng giá trị sản phẩm.

Tạo lập ý chí vươn lên

Thống kê của cơ quan chức năng cho thấy, chỉ tính riêng giai đoạn 2016-2018, kinh phí thực hiện các chính sách giảm nghèo chung trên địa bàn tỉnh đạt gần 3,4 nghìn tỷ đồng; nguồn lực thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh theo Nghị quyết của HĐND tỉnh là 36 tỷ đồng. 

Giai đoạn 2019-2020, tỉnh tiếp tục được đầu tư hơn 283 tỷ đồng vốn ngân sách T.Ư để triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Từ những nguồn lực này đã xuất hiện nhiều mô hình giảm nghèo mang lại hiệu quả rõ rệt, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn.

Đơn cử, gia đình ông Chu Xuân Tuyên (SN 1958), dân tộc Tày, thôn Đồng Chu, xã Yên Định (Sơn Động) là một trong những điển hình vươn lên thoát nghèo bền vững của địa phương. Mấy năm trước, gia đình ông Tuyên thuộc diện rất khó khăn. 

Vợ ông bị bệnh hiểm nghèo phải đi viện thường xuyên, chi phí chữa trị tốn kém; bản thân ông sức khỏe ngày càng giảm sút. Để trang trải cuộc sống gia đình và thuốc thang cho vợ, ông Tuyên cùng các con chăm chỉ lao động trên mảnh ruộng của mình nhưng cảnh nghèo vẫn hoàn nghèo.

Thôn Đồng Chu vốn có thế mạnh về sản xuất lâm nghiệp, những cánh rừng xanh tốt có nguồn hoa tự nhiên dồi dào để phát triển đàn ong. Trước đó, ông Tuyên và nhiều hộ dân ở đây đã biết nuôi ong, tăng thu nhập, tuy nhiên do kinh tế eo hẹp nên quy mô nhỏ lẻ, không có điều kiện mở rộng, tăng đàn. 

Năm 2018, ông được hỗ trợ 30 đàn ong giống theo Chương trình 30a, cùng với số ong có sẵn, ông nhân lên hơn 200 đàn. Năm ngoái, ông thu được khoảng 200 lít mật, sang năm nay, đàn ong đã mang lại cho gia đình ông khoảng 300 lít mật. 

Với giá bán 150 nghìn đồng/lít, ông Tuyên có khoản thu nhập khoảng 450 triệu đồng/năm. Hơn nữa, do nuôi ong bằng nguồn hoa tự nhiên nên chất lượng mật tương đương như mật ong rừng, vì thế tiêu thụ dễ dàng, thương lái đến tận nhà thu mua. 

Ông Tuyên nói: “Nuôi ong bận rộn quanh năm, ngày nào tôi cũng phải kiểm tra, nếu thấy dấu hiệu ong bị bệnh hoặc bỏ đàn, ong đói, cắn nhau phải có biện pháp xử lý ngay. Sau nhiều năm, tôi đã tích lũy được kinh nghiệm nên có thể chữa khỏi một số bệnh thường gặp ở ong”.

{keywords}

Ông Chu Xuân Tuyên (SN 1958), dân tộc Tày, thôn Đồng Chu, xã Yên Định (Sơn Động) chăm sóc đàn ong mật.

Theo ông Tuyên, nuôi ong vốn ít, lãi nhiều, tận dụng thế mạnh của miền núi, vùng cao có diện tích rừng lớn nên rất phù hợp với những hộ nghèo ở đây. Hiện nay, ông đang truyền nghề cho hai con trai cùng mong muốn mở rộng mô hình, kết hợp giữa trồng rừng, cây ăn quả và chăn nuôi. Với bà con thôn xóm, ông luôn sẵn sàng cung cấp giống, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ong để cùng nhau chung tay xây dựng đời sống ấm no.

Cũng với ý chí quyết tâm vươn lên thoát nghèo và được sự hỗ trợ thiết thực từ các chương trình khác nhau của tỉnh, huyện, nhiều hộ dân ở xã Tiến Thắng (Yên Thế) đã thoát nghèo bằng cách chăn nuôi bò sinh sản. 

Ông Lê Đức Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Tiến Thắng cho biết: Là xã vùng sâu, xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên từ năm 2016 đến nay, xã Tiến Thắng được hỗ trợ 43 con bò sinh sản cho 43 hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền gần 400 triệu đồng. 

Để vật nuôi được hỗ trợ đúng đối tượng, xã chỉ đạo các thôn tổ chức bình xét công khai, minh bạch và lựa chọn những gia đình đáp ứng đủ tiêu chí, có nhu cầu chăn nuôi thực sự. Vì thế, các gia đình được nhận hỗ trợ từ chương trình trên đều phát huy hiệu quả, tạo điều kiện để thoát nghèo. 

Ví như gia đình chị Duy Thị Nguyệt thuộc diện hộ nghèo ở thôn Tiến Trung, năm 2018 được hỗ trợ một con bò sinh sản. Do chăm sóc tốt và biết áp dụng chăn nuôi đúng kỹ thuật nên bò phát triển tốt, đã sinh bê con, bán được hơn chục triệu đồng. Hướng đi này giúp gia đình chị yên tâm chăn thả, mở ra lối thoát nghèo hợp với hoàn cảnh thực tế.

Được biết, tỷ lệ thoát nghèo nhờ chăn nuôi bò sinh sản ở xã Tiến Thắng giảm dần qua từng năm, địa phương phấn đấu đến năm 2020 tất cả các hộ tham gia chương trình hỗ trợ bò sinh sản sẽ thoát nghèo bền vững.

Tổng lực giảm nghèo

Thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo, những năm qua tỉnh đã phân bổ hàng nghìn tỷ đồng triển khai các chương trình, dự án như: Chương trình 30a ở huyện Sơn Động, Chương trình 135; hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện...

Giai đoạn 2019-2020, tỉnh Bắc Giang được đầu tư hơn 283 tỷ đồng vốn ngân sách T.Ư để triển khai chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; 36 tỷ đồng vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đối với 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh.

Trao đổi với ông Nguyễn Hồng Luân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh được biết, các nguồn lực giảm nghèo cho vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vùng cao được triển khai qua nhiều hình thức, như các chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo, cho vay học nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ cải thiện nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm y tế và xây dựng các mô hình sản xuất, phát triển kinh tế. 

Phổ biến nhất là hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa cây con giống mới vào trồng trọt, chăn nuôi. Những mô hình này đã tạo điều kiện cho nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới, từ đó phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân.

Không chỉ hỗ trợ trực tiếp thông qua các chương trình trên, đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn còn được thụ hưởng từ chương trình cứng hóa đường giao thông nông thôn theo Nghị quyết số 07, 06 của HĐND tỉnh về việc hỗ trợ xi-măng làm đường giao thông nông thôn. 

Giờ đây, về các vùng quê có đông đồng bào dân tộc thiểu số từ huyện Sơn Động đến Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế đều dễ nhận thấy việc đi lại, lưu thông hàng hóa thuận lợi hơn nhờ các tuyến đường đã được đổ bê tông kiên cố, giúp người dân có thêm điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế.

Được biết, giai đoạn 2014-2019, toàn tỉnh triển khai hơn 63 chính sách của T.Ư và địa phương với tổng nguồn lực gần 10 nghìn tỷ đồng, đầu tư hơn 1,3 nghìn công trình, dự án giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực và bảo đảm an sinh xã hội. 

Qua đó, vùng dân tộc thiểu số có sự tăng trưởng và phát triển mạnh, thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số khoảng 65 triệu đồng/năm; hiện không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo vùng khó khăn giảm từ 35,1% (năm 2015) còn 20,7%. 

Trong đó, các xã đặc biệt khó khăn giảm từ 51,6% (năm 2015) xuống còn 32,16%; 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất tỉnh giảm bình quân 4,16%/năm.

Có thể nói, các chính sách, dự án, mô hình được triển khai thực hiện đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số. 

Trong đó, thay đổi căn bản là xây dựng được ý chí vươn lên thoát nghèo, làm giàu của đồng bào các dân tộc, tạo thành phong trào phát triển kinh tế rộng khắp ở các địa phương khu vực vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn.

Lục Ngạn: Nhiều chủ vườn tăng thu nhập nhờ khách du lịch
(BGĐT)- Những ngày này, các chủ vườn cam, bưởi ở huyện Lục Ngạn nói riêng, tỉnh Bắc Giang nói chung đang tập trung thu hoạch. Giá bán các loại cam, bưởi năm nay tương đương so với năm trước, việc tiêu thụ cũng khá thuận lợi.
Nghiệm thu dự án sản xuất rau an toàn sinh học theo chuỗi giá trị
(BGĐT) - Ngày 10-12, tại xã Trung Sơn (Việt Yên), Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông vận (Hội Nông dân Việt Nam) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang tổ chức nghiệm thu dự án khoa học “Xây dựng và phát triển mô hình trồng rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu thụ theo chuỗi giá trị ở các tỉnh phía Bắc”. 
Lạng Giang: Thu hơn 1 nghìn tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất
(BGĐT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có 38 dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật tạo quỹ đất ở. 
Diện mạo mới Đồng Sơn
(BGĐT) - Không chỉ là một trong những địa phương của TP Bắc Giang sớm về đích trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Đồng Sơn còn có một thôn được chọn làm điểm về đích thôn NTM kiểu mẫu. Đạt được kết quả trên, bên cạnh hỗ trợ của cấp trên, cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây đã nêu cao tinh thần đoàn kết, quyết tâm trong quá trình thực hiện.
Phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi: Động lực giúp nông dân làm giàu
(BGĐT) -  Thời gian qua, phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi (SXKD) giỏi ở huyện Việt Yên phát triển sâu rộng. Phong trào đã khơi dậy tinh thần năng động, sáng tạo, vươn lên làm giàu của hội viên nông dân.

(Còn nữa)

Thành Nam - Quốc Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...