Thứ ba, 16/04/2024
Bắc giang 30 °C / 24 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Kinh tế
icon
0.5 1.0 1.5
Chia sẻ:

Chuẩn bị hàng hóa dịp Tết Nguyên đán: Chủ động nguồn cung, bình ổn giá

Cập nhật: 08:25 ngày 09/12/2019
(BGĐT) - Thực hiện chương trình cân đối cung cầu và bình ổn giá hàng hóa dịp cuối năm, hiện các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang tích cực dự trữ, cung ứng sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dân. Hoạt động này nhằm bảo đảm số lượng, chất lượng, không tăng giá đột biến các mặt hàng dịp Tết.

Ưu tiên hàng Việt

Năm nay, để bảo đảm số lượng, chất lượng hàng hóa thiết yếu trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán, hiện các cơ quan chức năng và DN đang thực hiện chương trình bình ổn giá gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

{keywords}

Nhân viên Siêu thị BigC Bắc Giang đang kiểm tra lại hàng trước khi niêm yết giá.

Ngay từ đầu tháng 11-2019, Siêu thị Thành Đô, thị trấn Vôi (Lạng Giang) đã chủ động nhập mới 10 nghìn sản phẩm các loại, chủ yếu là mặt hàng thiết yếu như: Nước mắm, bánh kẹo, mỳ chính… 

Anh Nguyễn Văn Thuận, quản lý Siêu thị thông tin: “Thực hiện chương trình bình ổn giá, chúng tôi đã chuẩn bị lượng hàng tăng gấp đôi so với ngày thường và cam kết không tự tăng giá các mặt hàng. Siêu thị tuyệt đối không lấy hàng trôi nổi; sản phẩm bày bán đều có bao gói, tem nhãn, rõ hạn sử dụng”.

Tại Siêu thị Big C Bắc Giang (TP Bắc Giang), từ cuối tháng 11-2019, đơn vị nhập toàn bộ hàng hóa phục vụ bà con dịp Tết với tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng. 

Siêu thị đang bày bán hàng chục nghìn sản phẩm các loại, trong đó gần 90% là hàng Việt. Siêu thị bảo đảm niêm yết giá công khai và không tăng giá bán từ ngày 15-12-2019 đến hết ngày 15-2-2020”, ông Trần Huy Hùng, Giám đốc Siêu thị Big C Bắc Giang cho biết. 

Điểm mới năm nay là tất cả các DN, cửa hàng lớn, siêu thị, chợ đều phải đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Đặc biệt, các DN, đơn vị sản xuất kinh doanh thịt lợn phải bám sát thông tin về nguồn cung, trường hợp thiếu hụt cần có phương án thay thế bằng các sản phẩm khác như: Thịt bò, thịt gia cầm, thủy, hải sản…

Từ nay đến Tết Nguyên đán, các mặt hàng thiết yếu được Siêu thị áp dụng chương trình khuyến mãi từ 5 - 20%; trong đó ưu tiên giảm giá sâu cho khách sử dụng thẻ mua sắm BigC khi thanh toán và mua với số lượng lớn. 

Đến cuối tháng 12-2019, khi nhu cầu mua sắm vào dịp cao điểm, đơn vị sẽ tăng cường nhân viên để bảo đảm phục vụ tốt nhất khách hàng.

Bên cạnh đó, tại hầu hết các chợ, DN, siêu thị bán lẻ, HTX, cửa hàng kinh doanh lớn trên địa bàn tỉnh cũng đang tham gia sản xuất, dự trữ hàng hóa cho dịp Tết. Năm nay, nhiều sản phẩm của tỉnh có mẫu mã, bao bì đẹp hơn so với trước kia được các đơn vị nhập về bày bán với số lượng lớn như: Mỳ Chũ Green, mỳ chũ Xuân Trường, giò gà Yên Thế, xúc xích và lạp sườn hữu cơ Hải Thịnh, bưởi, cam, táo Lục Ngạn; bánh đa nem Thổ Hà...

Thay thế thịt lợn bằng mặt hàng khác khi cần

Tết Nguyên đán năm nay diễn ra sớm. Do vậy, công tác chuẩn bị cũng như mua sắm hàng hóa sẽ sôi động vào thời điểm cuối tháng 12-2019. Để giúp người tiêu dùng hướng đến lựa chọn sản phẩm chất lượng có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, giá cả ổn định, ngay từ đầu tháng 11-2019, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch triển khai các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường tháng cuối năm, dịp trong và sau Tết Nguyên Đán Canh Tý. 

Các mặt hàng tham gia bình ổn giá gồm: Gạo, đỗ các loại 732 tấn; thịt cá, rau củ quả hơn 1,14 nghìn tấn; bánh mứt kẹo hơn 6,4 nghìn tấn; rượu, bia, nước giải khát hơn 3 triệu lít; xăng dầu hơn 91,4 nghìn m3 và các mặt hàng may mặc, điện máy.

Ước tính giá trị hàng hóa phục vụ Tết trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 2,4 nghìn tỷ đồng; trong đó phân bố giá trị hàng hóa sản xuất, dự trữ tại các DN kinh doanh thương mại 323 tỷ đồng; hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện tích khoảng 145 tỷ đồng; DN kinh doanh điện máy khoảng 350 tỷ đồng; các DN kinh doanh xăng dầu khoảng hơn 1,6 nghìn tỷ đồng. Số còn lại là do một số DN quản lý chợ và Ban Quản lý chợ có kế hoạch chuẩn bị.

Điểm mới năm nay là tất cả các DN, cửa hàng lớn, siêu thị, chợ đều phải đăng ký tham gia chương trình bình ổn giá trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Đặc biệt, các DN, đơn vị sản xuất kinh doanh thịt lợn phải bám sát thông tin về nguồn cung đối với mặt hàng này. 

Trường hợp thiếu hụt thịt lợn cần có phương án thay thế bằng các sản phẩm khác như: Thịt bò, thịt gia cầm, thủy, hải sản… Tại vùng sâu, xa và khu, cụm công nghiệp, một số DN tăng cường bán hàng lưu động và cung ứng thông qua đại lý, cửa hàng phân phối bảo đảm nguồn hàng phục vụ Tết.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, Sở đã làm việc với một số ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện giúp đỡ các đơn vị tham gia bình ổn giá được vay vốn thuận lợi khi có nhu cầu. Hiện bà con mua sắm hàng phục vụ Tết chưa cao nhưng gần 2 tháng nay Sở cùng với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền vận động người dân, DN, Ban quản lý các chợ tham gia chương trình bình ổn giá; tăng cường thanh kiểm tra tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa phục vụ Tết. Nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Việt Nam có thể nhập khẩu thịt lợn cho Tết Nguyên đán 2020
Ngoài xem xét khả năng nhập khẩu thịt lợn chính ngạch, cơ quan quản lý khuyến khích người dân dùng sản phẩm thay thế và sử dụng thịt lợn đông lạnh.
Cung ứng khoảng 20 nghìn tấn thịt lợn dịp Tết
(BGĐT)- Những ngày gần đây, giá lợn hơi trên địa bàn Bắc Giang tiếp tục tăng mạnh, có thời điểm cán mốc 75 nghìn đồng/kg.
Không quá lo ngại nguồn cung thịt lợn những tháng cuối năm
Tổng lượng thực phẩm không bị xáo trộn bởi sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng cùng nhiều giải pháp giải bài toán thiếu thịt lợn.
Đa dạng vật nuôi, bù đắp thiếu hụt lợn thịt
(BGĐT) - Hiện nay, nguồn cung khan hiếm đã đẩy giá thịt lợn lên mức cao kỷ lục, chưa từng có từ trước đến nay. Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm, ngành nông nghiệp, người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đang thực hiện đồng bộ các biện pháp. 
Ổn định giá thịt lợn từ nay đến cuối năm
Trước tình hình giá thịt lợn có xu hướng tăng cao, ngày 15-10, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ yêu cầu các cơ quan liên quan có kịch bản, giải pháp ổn định giá cả, cung cầu thịt lợn từ nay đến cuối năm.

Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...