Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 26 °C / 26 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lợi ích kép từ tổ phụ nữ liên kết sản xuất ở Lạng Giang

Cập nhật: 07:00 ngày 16/11/2019
(BGĐT) - Sau gần 5 năm triển khai, mô hình tổ phụ nữ liên kết sản xuất của các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Lạng Giang (Bắc Giang) đã thu được lợi ích kép đó là tạo sự gắn kết, tập hợp hội viên cùng tham gia và đem lại hiệu quả trong sản xuất, cải thiện đời sống.

Mô hình “Tổ phụ nữ liên kết sản xuất nấm” thôn Tây, xã Tiên Lục thành lập đầu năm 2014 trên cơ sở tập hợp các hộ trồng nấm nhỏ lẻ ở địa phương. Hiện tổ có 10 thành viên là các hộ gia đình cùng tham gia. Các hộ liên kết theo hình thức góp vốn và vật dụng cần thiết hoặc luân chuyển ngày công lao động ở các khâu đóng bịch, gói nấm. Mỗi hộ đều có lán trại riêng và trang bị lò sấy cùng các nguyên liệu tạo phôi, giống...

{keywords}

Hội viên Tổ phụ nữ liên kết trồng hoa thôn Then, xã Thái Đào (Lạng Giang) chia sẻ kinh nghiệm trồng hoa.

Hiện Tổ liên kết duy trì ổn định sản xuất từ 35 - 40 nghìn bịch nấm, mỗi năm cung cấp ra thị trường gần 10 tấn nấm. Sản xuất tập trung nên các thương lái đến tận nơi lấy hàng, hộ dân không còn phải tự mang đi tiêu thụ như trước. Chị Trương Thị Ba, một trong những thành viên của tổ phụ nữ liên kết sản xuất chia sẻ: "Trước đây, tôi cũng trồng nấm nhưng sản lượng không nhiều. Do thiếu kinh nghiệm nên lúc mới làm hay xảy ra tình trạng bịch phôi bị mốc, hư hỏng. 

Từ khi tham gia tổ liên kết, chị em được tập huấn kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm nên sản lượng, chất lượng nấm bảo đảm hơn. Hiện gia đình tôi có lán trại rộng 2,5 nghìn m2 trồng khoảng 5 nghìn bịch nấm. Từ bán nấm, trừ chi phí ước tính mỗi năm thu khoảng 300 triệu đồng”.

Tương tự, mô hình Tổ phụ nữ liên kết trồng hoa ở thôn Then, xã Thái Đào nhiều năm nay cũng là nơi để chị em hội viên cùng nhau lao động, sản xuất. Tổ hiện có 37 thành viên. Hôm chúng tôi đến thăm, trên cánh đồng rộng hơn 2 ha, một số chị đang chăm sóc hoa lay ơn, hoa loa kèn. 

Chị Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch Hội LHPN xã Thái Đào nói: "Hội viên trong tổ thường hỗ trợ nhau về giống, ngày công chăm sóc và kỹ thuật trồng. Số hoa thu hoạch hằng ngày được 2 đại lý trong thôn thu mua, vận chuyển đi tiêu thụ. Giá trị thu nhập từ hoa cao hơn hẳn một số cây trồng khác nên đã góp phần đáng kể nâng cao đời sống người dân. Ngoài trồng hoa, Hội LHPN xã còn có 2 mô hình khác là liên kết trồng rau màu và liên kết nuôi thủy sản".

Được biết, Hội LHPN huyện hiện duy trì 26 tổ phụ nữ liên kết sản xuất, thu hút hàng trăm hội viên tham gia. Các mô hình sản xuất tập trung giúp cung ứng nguồn nguyên liệu, sản phẩm số lượng lớn, ổn định nên việc tiêu thụ dễ dàng. Các tổ liên kết chủ yếu tập trung ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. 

Nhằm nâng cao hiệu quả, năm qua các cấp hội trong huyện đã hỗ trợ hơn 100 thành viên vay hơn 800 triệu đồng để phát triển sản xuất; tổ chức hàng chục lớp tập huấn khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi lồng ghép kỹ năng quản lý phát triển kinh tế tập thể. Bên cạnh đó, một số tổ liên kết có quy mô lớn còn được chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện vay vốn ngân hàng. Đơn cử như Tổ liên kết trồng dưa chuột Nhật tại xã Nghĩa Hưng, Hội LHPN đã tham mưu với UBND xã hỗ trợ các hộ trồng dưa 150 nghìn đồng/sào. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã hỗ trợ 100 nghìn đồng/sào.

Các mô hình tổ liên kết đã gắn kết chị em trong việc tương trợ, giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, tạo việc làm ổn định cho hội viên. Tuy nhiên, hoạt động của các tổ liên kết vẫn còn khó khăn do nhiều chị em chưa nhận thức được lợi ích KT-XH khi tham gia mô hình. Cùng đó, giá cả và thị trường tiêu thụ, nhất là đối với các sản phẩm nông nghiệp chưa ổn định, nguồn lực đầu tư cho các mô hình hạn chế. 

Theo chị Nguyễn Thị Kim Nhận, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện, để các mô hình tổ liên kết sản xuất mang lại hiệu quả cao hơn, thời gian tới, Hội tiếp tục chỉ đạo các cấp hội quan tâm phổ biến, tuyên truyền cho hội viên kiến thức về phát triển kinh tế tập thể; duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động các tổ liên kết; tích cực phối hợp với doanh nghiệp, ngành chức năng tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Yên Thế chủ động con giống, phát triển chăn nuôi gà theo chuỗi liên kết
(BGĐT) - Ngày 25-10, UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang) phối hợp với một số sở, ngành trong tỉnh tổ chức hội thảo sản xuất, chế biến, tiêu thụ gà đồi Yên Thế; định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản của huyện gắn với phát triển du lịch. 
Phụ nữ Châu Minh liên kết phát triển kinh tế
(BGĐT) - Tổ phụ nữ liên kết sản xuất lúa thôn Xuân Thành, xã Châu Minh, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) thành lập và hoạt động từ giữa năm 2013. Tham gia mô hình này, hội viên nắm vững kỹ thuật trồng và canh tác lúa giống, cải thiện thu nhập.  
Tọa đàm doanh nghiệp với nông dân trong liên kết tiêu thụ nông sản
(BGĐT) - Sáng 9-9, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân (HND) tỉnh Bắc Giang phối hợp với HND huyện Lạng Giang tổ chức tọa đàm doanh nghiệp (DN) với nhà nông trong liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và ký kết chương trình phối hợp giữa HND huyện Lạng Giang với các DN. 
Phường Trần Phú ra mắt mô hình liên kết bảo đảm an ninh trật tự
(BGĐT) - Mới đây, UBND phường Trần Phú đã tổ chức ra mắt mô hình liên kết bảo đảm an ninh trật tự giữa Công an phường và Bệnh viện Y học cổ truyền Lan Q.
Việt Yên liên kết sản xuất: Thuận đầu ra, nâng giá trị nông sản
(BGĐT) - Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thời gian qua, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã có cơ chế khuyến khích sản xuất theo chuỗi liên kết để tạo thuận lợi trong tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản.
Liên kết để tăng hiệu quả đào tạo nghề
(BGĐT) - Bám sát điều kiện thực tế địa phương, dạy nghề theo nhu cầu người học và doanh nghiệp (DN), nhất là xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất được coi là những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó, tạo việc làm ổn định cho người học, giải quyết đầu ra cho sản phẩm. 

Vân Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...