Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 32 °C / 25 - 32 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xử lý thuê bao di động liên quan “tín dụng đen”

Cập nhật: 09:09 ngày 20/09/2019
(BGĐT) - Lợi dụng nhu cầu cần nguồn vốn nhanh của nhiều người, một số cá nhân đã sử dụng thuê bao di động mời chào, cho vay "tín dụng đen" (TDĐ) với lãi suất cao để trục lợi. Để bảo vệ quyền lợi của người dân, lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang đã và đang vào cuộc kiểm tra, xử lý vi phạm.

Phát hiện nhiều thuê bao vi phạm

Thời gian qua, dư luận liên tiếp “dậy sóng” vì hoạt động TDĐ. Nhiều người có nhu cầu gấp về vốn đã gọi điện tới các số thuê bao di động quảng cáo cho vay và dễ dàng vay được tiền. Do phải chịu mức lãi suất cao, không trả được nợ gốc và lãi, nhiều người bị đối tượng đến tận nhà siết nợ. 

{keywords}

Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra số thuê bao di động liên quan đến “tín dụng đen” tại xã Mỹ Thái (Lạng Giang).

Đơn cử, anh T.C.T (SN 1993) ở thị trấn Vôi (Lạng Giang) vay tiền bằng cách gọi đến số điện thoại quảng cáo cho vay không thế chấp. Anh vay 10 triệu đồng và được gửi vào tài khoản 7 triệu đồng, số còn lại người cho vay giữ lại để trừ vào tiền lãi tháng đầu, thời hạn vay một tháng. 

Do trả tiền gốc đúng hẹn nên những lần sau có nhu cầu, anh T được bên cho vay tiếp tục chuyển tiền với số lượng nhiều hơn. Khi số tiền vay lên tới hàng trăm triệu đồng, không có khả năng trả nợ, anh T phải bỏ trốn khỏi địa phương. Không tìm được anh T, nhóm đối tượng tìm đến tận nhà đe dọa, ép gia đình phải trả nợ thay.

Mới đây, tôi gọi đến số điện thoại di động 09459417XX ghi trên tờ quảng cáo dán tại một cột điện ở TP Bắc Giang với nội dung “Alo là có tiền”. Ngay lập tức đầu dây bên kia nhất trí cho vay kèm theo mức lãi suất, thời gian trả, hứa sẽ giữ kín thông tin cá nhân song phải trả lãi 30%/tháng, cao gấp nhiều lần so với các ngân hàng thương mại. 

Được biết, thủ tục vay rất đơn giản, người vay chỉ cần xác nhận rõ địa chỉ mà không cần thế chấp, với học sinh, sinh viên chỉ cần có chứng minh nhân dân hoặc thẻ sinh viên và quê quán là có thể vay từ 1-3 triệu đồng. Chỉ từ vài triệu đồng sau một thời gian ngắn không trả đúng hẹn, có em đã phải gánh khoản nợ lên tới vài chục triệu đồng.

Có thể thấy việc vay tiền qua thuê bao di động rất dễ dàng. Các số điện thoại dán công khai ở nơi công cộng từ thành thị đến thôn quê, nhiều thuê bao gửi tin nhắn rao vặt với nội dung cho vay tiêu dùng, a lô là có tiền, cho vay trả góp, hỗ trợ tài chính… Hoạt động TDĐ đã gây ra nhiều hệ lụy, nhiều gia đình lâm vào cảnh tán gia bại sản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương.

Tăng cường quản lý thuê bao di động

Theo ông Lê Hồng Việt, Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT), thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến sử dụng thuê bao di động để hoạt động TDĐ xảy ra tại nhiều địa phương. Nguyên nhân một phần do người dân cần tiền gấp trong khi không chứng minh được thu nhập, không có tài sản thế chấp nên khó tiếp cận vốn ngân hàng. Học sinh, sinh viên, thanh niên giấu gia đình đi vay. Bên cạnh đó còn do các nhà mạng vẫn để xảy ra tình trạng bán sim trả trước đã kích hoạt sẵn (sim rác) tạo kẽ hở cho các đối tượng hoạt động TDĐ sử dụng nhắn tin, gọi điện.

Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 đến dưới 100 triệu đồng bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Thực hiện Chỉ thị số 12, ngày 25-4-2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động TDĐ, Sở TT&TT đã có văn bản đôn đốc các địa phương thực hiện việc rà soát số thuê bao di động liên quan đến TDĐ. 

Bước đầu rà soát có 385 số thuê bao vi phạm thuộc các nhà mạng Viettel, Vinaphone, Mobifone và Vietnammobile. Trong đó huyện Việt Yên có 145 trường hợp, là huyện có số thuê bao hoạt động TDĐ lớn nhất tỉnh. Ông Đào Trọng Ca, Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin huyện chia sẻ: “Huyện có nhiều khu, cụm công nghiệp, tình hình an ninh trật tự phức tạp, số lượng người ngoại tỉnh làm việc, sinh sống trên địa bàn lớn. Các đối tượng hoạt động TDĐ ngày càng tinh vi nên khó khăn trong công tác quản lý”. 

Được biết, với sự vào cuộc tích cực, đến nay, các nhà mạng đã thực hiện chặn, khóa máy và thu hồi về kho hơn 200 thuê bao di động, riêng Viettel khóa 134 thuê bao. Hiện Viettel đang xác minh thêm thông tin 22 thuê bao để khóa cả hai chiều.

Thời gian tới, để ngăn chặn việc sử dụng số di động quảng cáo, mời gọi cho vay TDĐ, Sở TT&TT chỉ đạo các nhà mạng thực hiện nghiêm quy định về đăng ký thông tin cho thuê bao di động trả trước; hoàn thiện việc xóa sim rác trong năm nay. Đối với những sim trả trước không được doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng ủy quyền, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt từ 30-40 triệu đồng. Bên cạnh đó, các địa phương quan tâm tuyên truyền để người dân nâng cao cảnh giác, không vay tiền lãi suất cao bằng hình thức TDĐ.

Vẫn khó quản thuê bao trả trước, sim "rác"
(BGĐT) - Thực hiện Nghị định số 49 ngày 24-4-2017 của Chính phủ về việc siết chặt quản lý thuê bao di động trả trước và xóa bỏ sim "rác", thời gian qua, các nhà mạng tăng cường tuyên truyền, kêu gọi khách hàng hoàn thiện bổ sung thông tin cá nhân. Tuy nhiên, nhiều người chưa làm thủ tục đăng ký, sim “rác” vẫn được bán.
Siết khuyến mại đối với thuê bao di động trả trước
Thông tư số 47/2017/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 1-3-2018 quy định, tổng giá trị tối đa của dịch vụ, hàng hóa dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại (CTKM)  đối với dịch vụ thông tin di động (TTDĐ), hàng hóa viễn thông chuyên dùng là 20% cho thuê bao trả trước.
Ngăn chặn tín dụng đen
(BGĐT) - “Alo là có tiền/ Không cần thế chấp/ Không cần chứng minh thư nhân dân…” là những dòng quảng cáo xuất hiện nhan nhản dán đầy đường, các ngõ xóm. Nguyên nhân nào khiến tín dụng đen “nở rộ” và phải làm gì để xóa bỏ? Đó là những câu hỏi cần sớm trả lời.
Ngân hàng góp sức đẩy lùi tín dụng đen
(BGĐT)- Nhằm góp phần đẩy lùi tín dụng đen, gần đây, nhiều ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có những động thái tích cực trong điều hành tín dụng, với phương châm mở rộng đối tượng, giải ngân nhanh chóng, hạn chế người dân phải đi vay nặng lãi để sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.
Truy quét tín dụng đen
(BGĐT)-Những ngày qua, lực lượng công an nhiều địa phương trong cả nước đã điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của nhiều tổ chức, cá nhân chuyên cho vay nặng lãi (hoạt động tín dụng đen). 
 
"Tín dụng đen" - Dễ vay, khó trả
(BGĐT) - Thời gian gần đây, nhiều người dân, thậm chí cả học sinh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang do thiếu hiểu biết đã tham gia hoạt động “tín dụng đen" (TDĐ), cho vay và đi vay tiền nặng lãi. Hậu quả, không ít người vỡ nợ, mất nhà cửa, gia đình ly tán, người thân bị đe dọa.

Hoàng Phương

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...