Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 31 °C / 25 - 34 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp: Tăng năng suất, giá trị nông sản

Cập nhật: 10:06 ngày 23/08/2019
(BGĐT) - Tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nông dân nhiều nơi trong tỉnh Bắc Giang thu nhập hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng mỗi năm. Trên cơ sở kết quả đó, nhiều mô hình sản xuất tiên tiến tiếp tục được nhân rộng.

Chủ động đầu ra, tăng giá trị kinh tế

Đang mùa thu hoạch nhưng nhà vườn trồng na tại xã Huyền Sơn (Lục Nam) không còn lo lắng như trước vì đều biết ứng dụng cách thụ phấn nhân tạo, không cho na thu hoạch cùng vào một thời điểm. Vì lẽ đó na kéo dài thời gian ra quả, cho thu hoạch từ tháng 6 đến dịp cận Tết âm lịch. 

{keywords}

Nông dân xã Huyền Sơn (Lục Nam) cắt tỉa cành điều tiết cho na ra quả kéo dài.

Đặc biệt, na lại đa phần ra quả từ thân, cành chính khiến khách thăm vườn rất ấn tượng, thích thú. Tính toán của ông Bùi Văn Quang, Giám đốc Hợp tác xã na dai Lục Nam cho thấy, mỗi sào na giờ đây cho thu nhập khoảng 20 triệu đồng/vụ, tăng gấp đôi so với trước vì giá na bình quân luôn cao, đạt 30 nghìn đồng/kg.

Bao năm qua, chăn nuôi gà đã trở thành nghề mang lại thu nhập chính cho gia đình ông Văn Hữu Vượng, thôn Đồng Tâm, xã Thường Thắng (Hiệp Hòa). Người nông dân này có cách làm đặc biệt đó là ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho đàn gà. Theo ông Vượng, áp dụng thành công thụ tinh nhân tạo cho lợn, bò và một số loài khác thì cũng có thể thực hiện được cho gà. 

Với suy nghĩ đó, năm 2016, ông làm thử nhiều lần và đã thành công trên gà. Bằng phương pháp này, tỷ lệ trứng ấp nở đạt 95%, cao hơn 30% so với trước. Mỗi ngày gia đình ông bán hơn 5 nghìn con giống. Năm nay dự kiến ông thu hơn 4 tỷ đồng. Trang trại ấp nở gia cầm của ông tạo việc làm cho 8 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Một cách làm mới, mang lại lợi nhuận lớn cho người nuôi chim bồ câu là nuôi trong lồng thay vì thả tự do như trước. Người tiên phong thực hiện phương pháp này là anh Nguyễn Văn Hoàn, thôn Hà Mỹ, xã Chu Điện (Lục Nam). Các cặp chim được nuôi trong lồng có ngăn để đựng trứng. Toàn bộ trứng được gom đưa vào lò ấp, sau đó anh chọn một số cặp bố mẹ khéo nuôi con, cho ăn tăng bữa, bổ sung dinh dưỡng để nuôi chim non mới nở, ghép 4 con non với một cặp bố mẹ.

Trong hai năm gần đây, toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 100 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô hơn 2 nghìn m2/mô hình; thu nhập hơn 1,5 tỷ đồng/ha/năm (300 - 500 triệu đồng/mô hình).

Nhờ tách con sớm, những cặp còn lại tiếp tục sinh sản rất nhanh. Thông thường, một cặp chim bố mẹ chỉ nuôi được 2 con non và sau 40- 45 ngày mới tiếp tục đẻ lứa tiếp theo. Trong thời gian đó, chúng tiêu tốn lượng thức ăn rất lớn nên chi phí tốn kém, nếu tính toán sẽ thấy hiệu quả kinh tế thấp. 

Thế nhưng tách chim non khỏi mẹ thì chỉ sau 10-13 ngày là chim đẻ một lứa, bằng 1/4 thời gian so với cách nuôi truyền thống. Qua đó giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất vật nuôi. Cách làm của anh Hoàn đã được người dân ở nhiều nơi học tập, áp dụng.

Khuyến khích ứng dụng kỹ thuật mới

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, tiến bộ kỹ thuật đã xuất hiện trên tất cả các lĩnh vực của ngành. Điển hình là đưa cơ giới vào khâu làm đất, thu hoạch. Máy gặt cắt một sào lúa trong vài phút, nông dân vào mùa chỉ việc chở thóc về. Toàn tỉnh có khoảng 80% diện tích lúa được gieo sạ, cấy mạ khay; giống cây trồng, vật nuôi mới đưa vào sản xuất chiếm hơn 75% cơ cấu giống, thay thế giống cũ, thoái hóa… 

{keywords}

Sản xuất nấm kim châm công nghệ cao tại xã Quang Châu (Việt Yên).

Các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao đã được tỉnh đưa vào sản xuất hiệu quả như giống lúa lai Syn6, TBE1, LC212, các giống lúa chất lượng BC15, TBR225, Bắc Thơm 7...; giống lạc; các giống rau chế biến, lợn ngoại, gia cầm siêu thịt, siêu trứng...

Có được kết quả trên là do cơ quan chuyên môn của tỉnh luôn đồng hành, hỗ trợ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; tăng cường tổng kết thực tiễn, đánh giá hiệu quả các mô hình để nhân rộng. Ngoài ra, tỉnh ưu tiên phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với các sản phẩm chủ lực có lợi thế như rau thực phẩm, cây ăn quả, hoa, chè, gà, lợn...

Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trong hai năm gần đây, toàn tỉnh đã xây dựng được hơn 100 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô hơn 2 nghìn m2/mô hình; thu nhập hơn 1,5 tỷ đồng/ha/năm (300 - 500 triệu đồng/mô hình).

Ông Dương Thanh Tùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT cho biết, việc ứng dụng tiến bộ vào sản xuất luôn được ngành quan tâm. Hằng năm từ kinh phí được phân bổ, Sở, các huyện, TP đều dành một phần để xây dựng mô hình, chuyển giao kỹ thuật mới cho người dân. Từ những mô hình ban đầu, ngành sẽ đánh giá kỹ trước khi khuyến cáo nhân rộng, tránh rủi ro cho nông dân.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, quan tâm tín dụng trong nông nghiệp
(BGĐT) - Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT diễn ra vào sáng 4-1. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái dự tại điểm cầu Bắc Giang. 
Hồng Giang giàu lên nhờ ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất
(BGĐT) - Giữa màu xanh bạt ngàn của những vườn vải thiều, nhãn, bưởi.... là hàng trăm ngôi nhà cao tầng, biệt thự hiện đại mọc lên, đã đem đến nông thôn Hồng Giang một sắc thái, cảnh quan mới lạ. Nông thôn mới Hồng Giang thực sự là một điển hình đặc trưng của vùng cây ăn quả của huyện miền núi Lục Ngạn (Bắc Giang).
Ứng dụng khoa học công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường: Yêu cầu cấp bách
Ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo nhiều chuyên gia, để khắc phục tối đa tình trạng này thì việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ khoa học trong việc kiểm soát ô nhiễm môi trường thực sự là yêu cầu cấp bách.

Trường Sơn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...