Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Người dân Tây Nguyên hưởng lợi ích kép khi đầu tư điện mặt trời

Cập nhật: 14:51 ngày 22/08/2019
Nhiều người dân khu vực Tây Nguyên có xu hướng sử dụng điện năng lượng mặt trời tạo nhiều hiệu ứng tốt, tiết kiệm hàng tỷ đồng mỗi năm.

Thời gian gần đây, xu hướng sử dụng điện năng lượng mặt trời được nhiều người dân lựa chọn. Tiết kiệm chi phí tiền điện hàng tháng, thu hồi số tiền đầu tư cho thiết bị chỉ sau 5 năm và dùng điện mặt trời miễn phí từ 20-25 năm sau… là những lợi ích rất lớn mà thiết bị này mang lại. Thậm chí nhiều hộ dân sử dụng không hết còn có thể bán ngược lại cho ngành Điện.

{keywords}

Các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà người dân.

Trước đây, những hộ dân ở vùng xa hoặc những nơi chưa có điện lưới quốc gia mới có nhu cầu lắp đặt và sử dụng điện năng lượng mặt trời thì nay ở nhiều nơi, người dân đã bắt đầu để ý và tìm hiểu về loại thiết bị cung cấp điện này. Đặc biệt là hộ dân ở các khu đô thị cũng đang có xu hướng lắp đặt và sử dụng song song 2 loại điện năng lượng mặt trời và điện lưới quốc gia.

Gia đình ông Nguyễn Anh Vượng, trú đường Đào Tấn, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk hiện đã lắp đặt và sử dụng điện năng lượng mặt trời với công suất 5 kW, chi phí lắp đặt chưa tới 100 triệu đồng. Với hệ thống pin năng lượng này, mỗi ngày sản sinh ra trung bình từ 20-30 kW.

“Gia đình tôi khi chưa lắp đặt pin năng lượng mặt trời, trung bình mỗi tháng tốn kha khá tiền điện, do nhà sử dụng nhiều thiết bị điện như máy điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, quạt… chưa kể mùa nắng nóng thì còn tốn điện hơn nữa. Từ khi lắp điện mặt trời áp mái này tôi thấy lợi hơn hẳn, không chỉ tiết kiệm được tiền điện mà những tấm pin này như một lớp cách nhiệt khiến nhà tôi mát mẻ hơn”, ông Vượng chia sẻ.  

Bên cạnh đó, ông Vượng còn được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lắp đặt thêm thiết bị đấu nối công tơ 2 chiều và ký hợp đồng mua bán điện, ông cho biết nhờ đấu nối thiết bị này nên khi lượng điện phát ra từ hệ thống điện mặt trời trên mái nhà lớn hơn lượng điện tiêu thụ thì lượng điện dư sẽ được đo đếm lại và được điện lực mua lại với giá theo quy định của chính phủ là 0,0935 USD/kWh tương đương 2.134 đồng/kWh.

{keywords}

Nhân viên EVN lắp đặt thiết bị công tơ 2 chiều cho nhà ông Vượng.

Còn gia đình anh Nguyễn Văn Thành ở TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cũng đã giảm được hơn 50% tiền điện từ khi lắp đặt và sử dụng điện năng lượng mặt trời. Anh Thành cho hay: “Nhu cầu sử dụng điện của gia đình tôi rất lớn, ngoài điện sinh hoạt tôi còn có quán cà phê hoạt động cả ngày lẫn đêm nên lượng điện tiêu thụ rất nhiều. Trong khi đó giá điện năm nào cũng leo thang nên tôi đã tìm hiểu kỹ và quyết định lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái. Tôi thấy không chỉ tiết kiệm được tiền điện hàng tháng mà còn có thể bán ngược lại cho điện lực khi mình sử dụng không hết”.

Cũng giống như anh Thành, hiện nay nhiều gia đình cũng như doanh nghiệp đang từng bước tiếp cận tìm hiểu, lắp đặt thiết bị này. Nhu cầu lắp pin năng lượng mặt trời tăng cao nên các công ty chuyên bán pin và lắp đặt điện năng lượng mặt trời cũng theo đó phát triển.

{keywords}

Hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà anh Thành.

Trả lời báo chí, ông Trần Thanh Tuyên, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị điện Bazan (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) cho biết mặc dù là một giải pháp mới nhưng nhiều người dân, doanh nghiệp đã tìm hiểu cũng như tiếp cận đến những thiết bị này.

Hiện nay, có rất đông khách hàng tìm đến công ty để được tư vấn cũng như giải đáp những thắc mắc xoay quanh cơ chế hoạt động của những tấm pin, hay việc nếu không có nắng thì có điện không, khi sử dụng không hết thì điện năng dư thừa dùng làm gì, có bán lại được cho điện lực được hay sẽ bị mất đi …

Ông Trần Thanh Tuyên chia sẻ: “Là một lĩnh vực mới nên đa số người dân hoặc doanh nghiệp khi tìm hiểu để lắp đặt sẽ rất e dè, cũng như tìm hiểu rất kỹ về việc lắp đặt thiết bị trước khi đầu tư vào đó. Chính vì vậy những đơn vị thi công như chúng tôi sẽ căn cứ vào từng mức sử dụng điện cụ thể của từng gia đình mà tư vấn cho hợp lý, vừa giảm chi phí cho người sử dụng lại có thể giúp người dân thu lợi được từ chính những thiết bị này”.

Ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ có số giờ nắng khá cao, đạt từ 2.000 -2.600 giờ/năm, bức xạ mặt trời trung bình 150kcal/m2 chiếm khoảng 2.000-5.000 giờ/năm, với ước tính tiềm năng lý thuyết khoảng 43,9 tỷ TOE. Đây là điều kiện rất thuận lợi để chúng ta tận dụng và phát triển nguồn năng lượng vô giá này.

Trong đó, việc ứng dụng hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái để sản xuất điện sẽ góp phần giúp các gia đình, doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí tiền điện và giảm áp lực cung ứng điện cho ngành điện, đặc biệt là vào mùa nắng nóng.

Nhóm sinh viên Ấn Độ chế tạo mẫu xe buýt tự động có thể di chuyển với vận tốc tối đa 30 km/h.
Tấm pin có thể sản xuất 5 lít nước sạch bằng cách hấp thụ hơi nước từ không khí và tích lại rồi lưu trữ trong bồn chứa. 
Cánh đồng điện mặt trời rộng gần 300 ha tại Ninh Thuận dự kiến vận hành trong tháng 4 với sản lượng đạt 450 triệu kWh/năm.
(BGĐT) – Hộ anh Nguyễn Văn Huệ (SN 1994), thôn Khuyên, xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đầu tư hơn 45 triệu đồng lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới công suất 4 kWh. Ngoài sử dụng cho gia đình, anh Huệ còn bán điện dư cho Công ty Điện lực Bắc Giang.

Theo VTC News

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...