Thứ sáu, 19/04/2024
Bắc giang 27 °C / 23 - 36 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Xây dựng sản phẩm chủ lực quốc gia: Tạo lợi thế cạnh tranh cho vải thiều, gà đồi

Cập nhật: 07:00 ngày 29/06/2019
(BGĐT) - Tập trung nguồn lực hoàn thiện các tiêu chí nông sản quốc gia cho sản phẩm vải thiều và gà đồi Yên Thế đang được các cấp, các ngành và chính quyền địa phương trong tỉnh Bắc Giang quan tâm. Mục tiêu nhằm góp phần đưa nông sản vươn ra thị trường lớn.

Ưu tiên sản phẩm lợi thế

Bắc Giang hiện có 637 nhãn hiệu hàng hóa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ thông thường, một số sản phẩm được bảo hộ ở nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm vẫn khó cạnh tranh ở thị trường quốc tế do chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật. 

{keywords}

Mô hình sản xuất vải VietGAP tại xã Giáp Sơn (Lục Ngạn).

Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho nông sản có thể tiếp cận với thị trường nước ngoài, việc xây dựng, hoàn thiện tiêu chí nông sản quốc gia có ý nghĩa quan trọng.

Nhận thức rõ điều đó, từ năm 2017, Bắc Giang đã lựa chọn vải thiều và gà đồi để hoàn thiện các tiêu chí công nhận nông sản quốc gia. Trước mắt, địa phương tập trung cho quả vải xong trong năm 2020.

Hiện vải thiều đang được các sở, ngành, UBND huyện Lục Ngạn, Tân Yên quan tâm đầu tư sản xuất. Đến thời điểm này, vải thiều đã hoàn thiện cơ bản các tiêu chí theo quy định như: Quy mô sản xuất lớn nhất nước với sản lượng ước đạt 150 nghìn tấn, tổng doanh thu hàng nghìn tỷ đồng. Diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP hơn 13 nghìn ha. 

Vải đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chỉ dẫn địa lý và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của địa phương. Trong quá trình sản xuất, người dân đã ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học tiên tiến; sản phẩm có sức cạnh tranh cao; tiềm năng tiêu thụ lớn ở thị trường trong, ngoài nước...

Tương tự, coi việc hoàn thành tiêu chí nông sản quốc gia là những giải pháp đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị hàng hóa nên ngay sau khi gà đồi Yên Thế được lựa chọn, huyện Yên Thế ban hành kế hoạch, đề ra các biện pháp khẩn trương thực hiện. 

Theo ông Nguyễn Văn Đông, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, trước tiên huyện tập trung vào việc hoàn thiện con giống đặc trưng; sau đó áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong chăn nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm; duy trì ổn định quy mô hơn 4 triệu con/năm, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường... 

Sau hai năm tập trung triển khai, huyện đã xây dựng thành công chuỗi liên kết sản xuất gà tại Hợp tác xã Nông nghiệp xanh và Công ty cổ phần Giang Sơn giúp quản lý tốt chất lượng đàn vật nuôi. Hiện, địa phương đã đáp ứng khoảng 70% tiêu chí đề ra.

Tập trung nguồn lực hoàn thiện tiêu chí

Ông Nguyễn Đức Kiên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho hay, bên cạnh những tiêu chí đã đạt, hiện vải thiều và gà đồi Yên Thế vẫn còn gặp một số vướng mắc về tiêu chí công nghệ. 

Cụ thể, vải thiều chưa đạt tiêu chí công nghệ bảo quản và chế biến cũng như diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Vì vậy, mặc dù quả vải đã xuất khẩu sang Mỹ, EU, Úc, Đức nhưng sản lượng còn ít; công nghệ chế biến và bảo quản chưa chủ động, đa dạng. Trong khi đây chính là tiêu chí cần tập trung hoàn thiện xong trong năm 2020.

Nông sản quốc gia phải bảo đảm đủ các tiêu chí như: Ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiên tiến; sản phẩm có sức cạnh tranh cao; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; quy mô sản xuất lớn, giá trị gia tăng cao; có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành kinh tế của đất nước; sản phẩm có tiềm năng tiêu thụ lớn ở thị trường trong và ngoài nước; giá trị hàng hóa tăng lên 10-15%; bảo đảm an toàn với môi trường...

Trước hạn chế trên, để kịp thời đôn đốc các địa phương hoàn thành xây dựng tiêu chí nông sản quốc gia, Sở đã tham mưu với UBND tỉnh ban hành và hướng dẫn các huyện thực hiện có hiệu quả đề án phát triển sản phẩm vải thiều hướng tới đạt tiêu chí nông sản quốc gia. 

Hơn 14 tỷ đồng đã được phân bổ để ứng dụng khoa học, xây dựng mô hình sản xuất, chuỗi liên kết, công nghệ bảo quản, chế biến điểm tại huyện Lục Ngạn, Tân Yên. Liên kết với doanh nghiệp áp dụng một số quy trình bảo quản vải thiều theo công nghệ chiếu xạ, màng bao gói khí quyển biến đổi (MAP), công nghệ của Israel, CAS…

Cùng với vải thiều, tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương xây dựng đề án tiêu chí nông sản quốc gia đối với gà đồi Yên Thế dự kiến xong trong năm 2022. Trước khi hoàn thiện và trình duyệt đề án, các cấp chính quyền và người dân tập trung sản xuất theo hướng chất lượng cao; giữ vững uy tín chất lượng nông sản.

Thực tế cho thấy, các địa phương đón nhận chủ trương, chỉ đạo thực hiện và xây dựng đề án nông sản bảo đảm tiêu chí quốc gia rất tích cực, thể hiện quyết tâm cao. Dù mỗi nơi có lợi thế và xuất phát điểm khác nhau song đều chủ động và có cách làm riêng, bài bản. 

Cụ thể tại huyện Lục Ngạn, hằng năm UBND huyện trích hàng tỷ đồng từ ngân sách địa phương giúp bà con chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, làm bao bì, tem nhãn hàng hóa… 

“Huyện xác định hoàn thiện tiêu chí quốc gia cho vải thiều là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Vì vậy, địa phương tích cực huy động thêm nguồn lực; tuyên truyền để bà con thay đổi phương thức tổ chức sản xuất. Huyện chỉ đạo tập trung hoàn thành các tiêu chí còn lại (công nghệ bảo quản, diện tích sản xuất VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ) trong năm 2020”- ông Cao Văn Hoàn, Phó Chủ tịch UBND huyện chia sẻ.

Chính quyền, người dân huyện Lục Ngạn và Yên Thế còn tích cực thành lập các chi hội, tổ liên kết và tiêu thụ hàng hóa với mục tiêu phấn đấu khoảng 80% số hộ tham gia liên kết theo chuỗi giá trị vào năm 2020. 

Thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm là tập trung nguồn lực mở rộng diện tích sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 15,5 nghìn ha; 100-200 ha vải GlobalGAP, hữu cơ; đầu tư thêm máy móc thiết bị bảo quản hiện đại nhằm bảo đảm kế hoạch đưa vải thiều là nông sản quốc gia đầu tiên của tỉnh.

Lục Nam xây dựng 8 sản phẩm chủ lực theo chương trình mỗi xã một sản phẩm
(BGĐT) - UBND huyện Lục Nam vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2019. 
Nâng tầm sản phẩm chủ lực Bắc Giang
(BGĐT)- “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (viết tắt là OCOP) là chủ trương lớn của Nhà nước nhằm phát triển KT-XH khu vực nông thôn. Cụ thể hóa chủ trương này, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030. Đề án hướng tới mục tiêu nâng tầm, gia tăng giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương.
Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm chủ lực, đặc trưng
(BGĐT) - Bắc Giang đã hình thành nhiều sản phẩm chủ lực, đặc trưng, bước đầu tạo ra vùng sản xuất hàng hóa. Trong đó, việc xây dựng và bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng. Phóng viên Báo Bắc Giang có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Kiên, Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ (KH-CN) về vấn đề này.
Từng bước đưa rượu làng Vân trở thành sản phẩm chủ lực của tỉnh
(BGĐT) - Ngày 5-10, tại Việt Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái chủ trì hội nghị bàn giải pháp phát triển thương hiệu rượu làng Vân. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh, cơ sở, hộ sản xuất rượu tại Việt Yên.
Xây dựng sản phẩm chủ lực quốc gia: Nâng tầm nông sản Bắc Giang
(BGĐT) - Bắc Giang có nhiều nông sản nổi tiếng trong và ngoài nước nhờ bảo hộ nhãn hiệu và khác biệt về chất lượng. Để tăng giá trị cho nông sản, tỉnh ta hướng tới xây dựng một số sản phẩm chủ lực bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia. 
Hoàng Phương
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...