Thứ năm, 25/04/2024
Bắc giang 33 °C / 25 - 33 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Liên kết đưa nông sản Bắc Giang vào chợ đầu mối, siêu thị: Cơ hội cho sản phẩm chất lượng

Cập nhật: 10:17 ngày 09/05/2019
(BGĐT) - Tháng 4 vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh, Liên minh hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức Hội chợ thương mại HTX năm 2019. Bắc Giang có 5 đơn vị được các doanh nghiệp (DN) ký biên bản ghi nhớ xúc tiến tiêu thụ nông sản. Đây là cơ hội lớn giúp nông sản của tỉnh có đầu ra thuận lợi.

Cơ hội mới

Hiện toàn tỉnh có hơn 700 HTX, Liên hiệp HTX, trong đó có hơn 400 đơn vị thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, mới có hơn 10% trong số đó ký kết hợp đồng bao tiêu hàng hóa thường xuyên với các DN.

{keywords}

Sản phẩm mật ong rừng của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thảo Mộc Linh (Sơn Động) được DN cam kết bao tiêu.

Biên bản ghi nhớ xúc tiến tiêu thụ nông sản do DN quản lý chợ đầu mối Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh), chợ nông sản Bình Phước (Bình Phước) và Công ty TNHH Nazo (Hà Nội) ký kết với 5 HTX nông sản Bắc Giang. 

Theo đó, HTX Nông nghiệp Đồng Tâm 3, Liên hiệp HTX nông nghiệp hữu cơ Hiệp Hòa (Hiệp Hòa), Thân Trường (Yên Thế), Nông nghiệp sản xuất và Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (Lục Ngạn) và Dịch vụ Nông nghiệp Thảo Mộc Linh (Sơn Động) được bao tiêu hàng hóa trong thời gian tới.

Phía thu mua cam kết, mọi hợp đồng đều được ký trước thời vụ. Riêng đối với Công ty TNHH Nazo (Hà Nội) ngoài việc tiêu thụ rau, củ quả các loại, đơn vị sẽ hỗ trợ HTX xây dựng khu sản xuất, thiết bị chế biến, bảo quản hàng hóa theo quy trình an toàn.

Theo ông Nguyễn Đức Hiền, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, những đơn vị được các chợ đầu mối, DN lựa chọn tiêu thụ nông sản đều đã đạt tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng thành công thương hiệu, hoàn thiện bao bì, nhãn mác và gắn tem truy xuất nguồn gốc đầy đủ. Sản phẩm chính là các loại rau, củ, quả chế biến; quả vải thiều tươi, khô; mật ong rừng; chè xanh bản Ven...

Ông Hiền cho biết thêm: “Việc ký biên bản ghi nhớ giữa 5 HTX, Liên hiệp HTX với các DN, chợ đầu mối giúp hàng hóa của thành viên được quảng bá, tiêu thụ ổn định; đồng thời cũng là động lực để các HTX, Liên hiệp HTX nâng cao chất lượng sản phẩm”.

Duy trì chất lượng

Ngay sau khi ký biên bản ghi nhớ, 5 đơn vị trên đã cùng chính quyền và các cơ quan chuyên môn địa phương bắt tay ngay vào sản xuất. HTX Thân Trường, xã Xuân Lương (Yên Thế) đang thực hiện nhiều biện pháp duy trì, nâng cao chất lượng canh tác, chế biến chè. Ông Ngô Văn Điệp, Giám đốc HTX cho biết, đại diện Ban quản trị chợ đầu mối Thủ Đức thông tin sẽ thu mua số lượng lớn chè trong thời gian tới.

Được biết hiện tại, toàn bộ sản phẩm của các HTX, Liên hiệp HTX tham gia hội chợ đã được 2 DN quản lý chợ đầu mối và Công ty TNHH Nazo thu mua với tổng giá trị gần 300 triệu đồng.

Trước triển vọng này, HTX tiếp tục chỉ đạo thành viên phát triển các vùng chè an toàn trên diện tích 25 ha của hộ thành viên và hơn trăm ha của hộ liên kết; xây dựng chuỗi giá trị; hỗ trợ hệ thống tưới nước tự động, phân bón vi sinh và thu mua sản phẩm với giá cao hơn so với thị trường từ 10 - 15%. Tăng cường giám sát việc tuân thủ quy trình sản xuất đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Còn tại HTX Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (Lục Ngạn), bà con nơi đây dồn sức chăm sóc vải thiều, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường. Hộ ông Giáp Văn Huy, thôn Kép 1, xã Hồng Giang (Lục Ngạn) đang chủ động chăm sóc, phòng trừ các loại sâu, bệnh gây hại trên quả vải thiều. 

Ông không dùng thuốc hóa học, chỉ sử dụng chế phẩm sinh học phun phòng trừ. Hiện 22 hộ thành viên tham gia HTX với tổng diện tích hơn 20 ha vải thiều theo quy trình VietGAP và GlobalGAP tại xã Hồng Giang và Quý Sơn đều thực hiện quy trình chăm sóc an toàn...

Hiện nay, Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức buổi trao đổi về nội dung quy định của biên bản ký kết với các thành viên HTX. Liên minh cũng tham mưu với UBND tỉnh và chính quyền địa phương tạo thuận lợi nhất cho DN đến tiêu thụ; tuyên truyền hướng dẫn bà con sản xuất; hỗ trợ dán tem, nhãn, đóng gói sản phẩm. 

Ông Hoàng Tiến Hùng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hiệp Hòa nói: “Nhận thấy đây là cơ hội lớn cho sản xuất nông nghiệp của địa phương, phòng đang đề xuất với UBND huyện có cơ chế hỗ trợ toàn bộ tem truy xuất nguồn gốc, bao bì đóng gói hàng hóa của HTX Nông nghiệp Đồng Tâm 3 và Liên hiệp HTX nông nghiệp hữu cơ Hiệp Hòa (Hiệp Hòa)”.

Một số ý kiến cho rằng, đi đôi với những biện pháp của cơ quan quản lý, không chỉ riêng 5 đơn vị trên mà tất các HTX nông nghiệp còn lại trong tỉnh cũng chủ động đầu tư canh tác, nâng cao trình độ sản xuất giúp liên kết tiêu thụ nông sản thuận lợi trong thời gian tới.

Cung ứng nhân lực chất lượng cho doanh nghiệp: Chú trọng liên kết, hợp tác đào tạo
Liên kết với doanh nghiệp (DN) trong đào tạo được xem là giải pháp then chốt nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của tỉnh trong quá trình hội nhập.
 
Chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ: Nâng giá trị cho nông sản
(BGĐT) - Sở Công Thương Bắc Giang đã hỗ trợ nhiều hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp (DN) xây dựng thành công chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng giá trị sản xuất nông nghiệp.  
 
Tiếp tục đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản
(BGĐT) - Ngày 30-11, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang tổ chức tổng kết đề án xây dựng mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2018.
 
Hoàng Phương
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...